CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
3.3.1. Những thành tƣu đã đạt đƣợc
Kinh tế tƣ nhân ở Quảng Bình trong những năm qua đã có những bƣớc phát triển đáng kể. Điều này thể hiện thông qua sự tăng trƣởng không ngừng về số lƣợng các doanh nghiệp, quy mô về vốn, lao động. Lĩnh vực hoạt động đang có sự chuyển dịch theo hƣớng bền vững hơn. Ngoài ra KTTN còn góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn lao động trên địa bàn, đặc biệt là lao động trẻ trong độ tuổi làm việc, góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động, cải thiển đời sống nhân dân.
Đạt đƣợc những kết quả đó chính là nhờ sự nhận thức đúng đắn của các cấp lạnh đạo về tầm quan trọng của phát triển kinh tế tƣ nhân, từ đó ra những chính sách hỗ trợ đầu tƣ, kêu gọi thu hút đầu tƣ nhƣ cải cách thủ tục hành chính, chính sách về đất đai, chính sách về tín dụng, chính sách về thuế, chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề; Sự nổ lực phấn đấu của bản thân các doanh nghiệp thuộc kinh tế tƣ nhân; và một nhân tố nữa đó chính là điều kiện tự nhiên Quảng Bình với nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế đặc biệt là phát triển du lịch.
3.3.2. Những khó khăn, hạn chế của kinh tế tƣ nhân
Bên cạnh những thuận lợi, quá trình phát triển kinh tế tƣ nhân ở Quảng Bình gặp phải những nhiều khó khăn, hạn chế nhất định:
Về vốn: Ở Quảng Bình, các doanh nghiệp thuộc kinh tế tƣ nhân đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn binh quần là 14.493,05 triệu đồng cho nên việc quay vòng vốn đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Theo kết quả điều tra đối với 80 doanh nghiệp thì có 45 DN (chiếm 56%) là sử dụng vốn tích luỹ, 26 DN (chiếm 33%) có vốn từ nguồn huy động từ bạn bè, ngƣời thân...Có 25 DN (chiếm 31%) có sử dụng vốn vay từ các ngân hàng thƣơng mại. Nhƣ vậy, ta thấy nguồn vốn vay của các ngân hàng thƣờng yếu và nhỏ, bởi các doanh nghiệp tƣ nhân vẫn không đủ tin cậy để cho các ngân hàng cho vay vốn.
Mặt bằng sản xuất kinh doanh: Quảng Bình đã xây dựng đƣợc một số khu công nghiệp để lấy mặt bằng thu hút các doanh nghiệp vào địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh. Các khu công nghiệp của tỉnh đểu nằm trên vị trí hết sức thuận lợi về địa lý, giao thông.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay đƣợc hƣởng những ƣu đãi, thuận lợi đó mới chỉ có một bộ phận các doanh nghiệp thuộc kinh tế tƣ nhân có quy mô sản xuất lớn, tiềm lực vốn đủ mạnh. Còn lại hầu hết đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất kinh doanh do hiện nay chi phí xây dựng cơ bản và mức đền bù tiền đất đang ở mức cao, vƣợt quá khả năng của các doanh nghiệp thuộc kinh tế tƣ nhân.
Trình độ quản lý, lao động trong các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân:
Trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân ở Quảng Bình hiện nay không đồng đều. Một số chủ doanh nghiệp thiếu kiến thức về chuyên môn, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mình, một bộ phận khác có trình độ chuyên môn nhƣng non kém về kiến thức quản lý thực tế. Nguyên nhân của vấn đề này đó là do hiện nay trong cơ chế đăng ký kinh doanh chỉ một số ít ngành yêu cầu ngƣời đứng đầu doanh nghiệp có trình độ chuyên môn.
Bên cạnh đó chất lƣợng lao động của khu vực KTTN còn thiều và yếu. Lực lƣợng lao động phổ thông chƣa qua đào tạo của tỉnh còn chiếm tỷ trọng cao. Trình độ chuyên môn của lực lƣợng lao động còn hạn chế, đặc biệt là các ngành công nghệ cao. Mặt khác, các doanh nghiệp của khu vực KTTN có quy mô nhỏ luôn
đứng trƣợc nguy cơ bị mất công nhân tay nghề cao, lao động lành nghề do một bộ phận họ bị thu hút bởi một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn.
Về thị trường, là tỉnh nghèo, thu nhập ngƣời dân còn thấp nên sức mua của ngƣời dân còn rất thấp, chƣa kích thích đƣợc quá trình sản xuất kinh doanh. DN thuộc KTTN ở Quảng Bình hầu hết chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu, chƣa khẳng định đƣợc uy tín, năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Một số sản phẩm truyền thống nhƣ nƣớc mắm Hải Thành, nƣớc mắm Bảo Ninh hay Rƣợu Tuy Lộc đƣợc khách hàng trong và ngoài tỉnh tiêu thụ nhiều nhƣng cũng chỉ qua “truyền miệng” chứ không có đƣợc thƣơng hiệu để quảng bá. Đa số các chủ DN còn yếu trong khả năng tiếp cận thị trƣờng, tăng thị phần, nắm bắt cơ hội kinh doanh. Đặc biệt, trong điều kiện lạm phát cao nhƣ hiện nay, thu nhập thực tế của ngƣời lao động tăng không cao, buộc ngƣời tiêu dùng phải thắt lƣng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu.
Về khoa học – công nghệ: việc ứng dụng và chuyển giao khoa học – công nghệ vào sản xuất kinh doanh còn rất hạn chế, chƣa tạo đƣợc sự đột phá trong việc năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. DN thuộc KTTN đa số là nhỏ và vừa nên nguồn vốn phục vụ cho việc đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại để phục vụ cho sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế. Mặt khác trình độ lao động của các DN thuộc KTTN còn hạn chế nên rất khó trong việc chuyển giao công nghệ.
Về thể chế chính sách: Sự kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc hỗ trợ phát triển DN chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, ngay trong việc hoạch định chính sách và thực hiện chính sách vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Chủ trƣơng thu hút tốt, ƣu đãi nhƣng khi DN thực hiện lại gặp sự nhũng nhiễu của cán bộ chuyên trách, vì vậy thời gian cấp giấy chứng nhận trên thực tế vẫn bị kéo dài. Hay triển khai thực hiện những ƣu đãi của đối với DN thực hiện còn chậm.
CHƢƠNG 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ