CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN Ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế tư nhân ở Quảng Bình (Trang 45 - 48)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN Ở

NHÂN Ở QUẢNG BÌNH

3.1.1 Môi trƣờng kinh doanh

Quảng Bình là một tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, với diện tích tự nhiên 8.065 km2. Phía Bắc giáp với tỉnh Hà Tỉnh, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp với tỉnh Khăm Muộn của nƣớc bạn Lào và phía Đông giáp với Biển Đông. Có các trục giao thông huyết mạch: Quốc lộ 1A chạy dọc, Đƣờng Hồ Chí Minh 2 nhánh Tây và Đông, Quốc lộ 12A nối Việt Nam - Lào - Thái Lan; có cửa khẩu quốc tế Cha Lo, cảng biển Hòn La, sân bay Đồng Hới, có đƣờng sắt Bắc - Nam, có hệ thống đƣờng biển, đƣờng sông.

Về địa hình: Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích đƣợc chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.

Về khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mƣa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.

Tài nguyên đất: Tài nguyên đất đƣợc chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở

vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính nhƣ sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.

Tài nguyên biển và ven biển: Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5

Tài nguyên khoáng sản: Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản nhƣ vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại nhƣ cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit... Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lƣợng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có suối nƣớc khoáng nóng 105oC. Trữ lƣợng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng.

Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm huyện Minh Hóa, huyện Tuyên Hóa, huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn và thành phố Đồng Hới. Dân số trung bình năm 2013 là 863.350 ngƣời, mật độ dân số đạt 107 ngƣời/km2, dân cƣ chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị và đồng bằng, mật độ dân số các huyện, thị xã thành phố nhƣ sau: Đồng Hới 737 ngƣời/km2; Ba Đồn 639 ngƣời/ km2 , Quảng Trạch 223 ngƣời/km2; Lệ Thủy 100 ngƣời/km2; Bố Trạch 86 ngƣời/km2; Quảng Ninh 75 ngƣời/km2; Tuyên Hóa 68 ngƣời/km2

và Minh Hóa 34 ngƣời/km2 . Dân cƣ phân bố không đều theo lãnh thổ, tập trung khá đông ở vùng duyên hải, dọc các tuyến giao thông quan trọng nhiều nhất ở thành phố Đồng Hới và các thị trấn của các huyện. Quảng Bình có 89% dân tộc Kinh, còn lại là các dân tộc thiểu số.

3.1.2 Cơ sở hạ tầng

Quảng Bình là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm và nơi hẹp nhất của Việt Nam với khoảng cách chƣa đến 50 km từ mép Biển Đông đến biên giới Việt - Lào. Giao thông đƣờng thủy có Cảng Hòn La do Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quản lý vận hành và phát triển. Ngoài ra còn có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh. Giao thông đƣờng bộ có quốc lộ 1A dài 122 km, đƣờng Hồ Chí Minh nhánh Đông dài 200 km và nhánh Tây dài 197 km, Quốc lộ 12A, Quốc lộ 12C, Quốc lộ 9B, Quốc lộ 15A. Giao thông đƣờng sắt có tuyến đƣờng sắt Bắc-Nam chạy qua tỉnh tổng cộng 174,5 km với 19 ga trong đó có ga Đồng Hới là một trong 8 ga chính của cả nƣớc. Giao thông đƣờng hàng không có sân bay Đồng Hới với tuyến bay nối Sân bay quốc tế Nội Bài Hà Nội, và Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Thành phố Hồ Chí Minh của Vietnam Airlines. Quốc lộ 12A, Quốc lộ 12C, Quốc lộ 9B là những tuyến đƣờng chính nối với Lào - Thái Lan qua cửa

khẩu quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác đến các cảng biển Vũng Áng, Gianh, Hòn La...

Hệ thống bƣu chính viễn thông đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt cả trong nƣớc và quốc tế. Với sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ mạng : Vinaphone, Mobiphone, Viettel sẳn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với chất lƣợng dịch vụ ngày càng đƣợc cải thiện.

Để đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh nhƣ hiện nay, Quảng Bình đã quy hoạch xây dựng 7 khu công công nghiệp (Tây Bắc Đồng Hới, cảng biển Hòn La, Bắc Đồng Hới, Cam Liên, Bang, Tây Bắc Quán Hàu, Lý Trạch). Trong đó đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng để cho các dự án, nhà máy đi vào hoạt động tại khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, khu công nghiệp cảng biển Hòn La, khu công nghiệp Bắc Đồng Hới.

3.1.3 Khung khổ chính sách pháp lý

Trong những năm qua Quảng Bình đã có những chính sách nhằm phát triển kinh tế xã hội nói chung và kinh tế tƣ nhân nói riêng. Năm 2004 UBND tỉnh Quảng Bình ban hành quyết định số 44/QĐ- QB và sau đó đƣợc thay bằng quyết định số 21/2007/QĐ – UBDN về về việc ban hành Quy định chính sách ƣu đãi và hỗ trợ đầu tƣ áp dụng tại tỉnh Quảng Bình theo đó các nhà đầu tƣ khi đầu tƣ vào một số lĩnh vực đƣợc quy định sẽ đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi nhƣ chính sách về thuế, hỗ trợ mặt bằng, cơ sở hạ tầng và các chính sách về đào tạo lao động. Trong công tác cải cách hành chínhngày 14 tháng 01 năm 2005 UBND tỉnh đã ban hành 03/2005/QĐ-UB về việc áp dụng cơ chế “một cửa” tại UBND các huyện, thành phố trong một số lĩnh vực trong đó có lĩnh vực đăng ký kinh doanh. Nhằm hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh ngày 01 tháng 7 năm 2005 UBND tỉnh có quyết định số 32/2005/QĐ-UBND cho phép thành lập hội các doanh nghiệp trẻ Quảng Bình. Nhằm kêu gọi các nhà đầu tƣ vào Quảng Bình UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 19/2007/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2007 phê duyệt Chƣơng trình Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh tỉnh Quảng Bình theo đó sẽ tập trung tạo bƣớc chuyển biến mạnh mẽ về môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh của tỉnh. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến

đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh trong thời gian tới nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XIV đã đề ra phấn đấu đến năm 2010 đƣa Quảng Bình thoát khỏi tình trạng một tỉnh nghèo. Để tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân có nhiều nỗ lực phấn đấu, vƣợt qua khó khăn, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao và có thành tích nổi bật; tham gia tích cực các hoạt động xã hội từ thiện; góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Quảng Bình ban hành quy chế Xét tặng danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu” và “Doanh nhân tiêu biểu” tỉnh Quảng Bình ban hành kèm theo Quyết định số: 16/2013/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình. Trong từng lĩnh vực, UBND tỉnh đã ban hành về chƣơng trình khuyên khích phát triển cụ thể .

3.1.4 Nguồn lao động

Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 421.328 ngƣời, chiếm khoảng 49,28% dân số. Về chất lƣợng lao động cho đến năm 2013: hơn 25.000 ngƣời có trình độ đại hoc, cao đẳng, hơn 600 thạc sĩ, gần 50 phó giáo sƣ và tiến sĩ. Lực lƣợng lao động đã qua đào tạo gần 105.000 ngƣời,chiếm 25% số lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế tư nhân ở Quảng Bình (Trang 45 - 48)