Sơ đồ chủ đầutư thuê tổ chức tư vấn quảnlý điều hành dựán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông đà 7 (Trang 39 - 63)

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Nhà thầu CHỦ ĐẦU TƯ

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

DỰ ÁN

Tư vấn khảo sát, thiết kế, đấu thầu, giám sát … CHỦ ĐẦU TƯ Tư vấn quản lý dự án Người có thẩm quyền quyết định đầu tư DỰ ÁN Nhà thầu Hợp đồng Hợp đồng Giám sát Thực hiện Thực hiện Quản lý Hợp đồng Phê duyệt Trình

Khi áp dụng hình th

sử dụng các đơn vị chuyên môn thu mối để kiểm tra, theo dõi vi

1.3.Nội dung công tác qu Theo đối tượng qu Theo đối tượng qu những nội dung :

- Quản lý kế ho - Quản lý về ph - Quản lý khối lư - Quản lý chất lư - Quản lý tiến đ - Quản lý chi phí - Quản lý nhân l

- Quản lý an toàn trong thi công và b - Quản lý hợp đ

- Quản lý rủi ro - Quản lý hệ thố

Hình 1.2.

ng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầ chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc ch m tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn qu i dung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

ng quản lý, công tác quản lý dự án đầu tư xây d

hoạch tổng thể phạm vi, i lượng; t lượng n độ thực hiện n lý chi phí nhân lực

n lý an toàn trong thi công và bảo vệ môi trường p đồng và lựa chọn nhà thầu

i ro

ống thông tin công trình...

Hình 1.2. Các nội dung công tác quản lý dự án

(Nguồn: Giáo trình quản lý d

ầu tư vẫn phải c chỉ định đầu n quản lý dự án.

u tư xây dựng gồm

Do đặc thù của dự án do Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7 là đầu tư xây dựng và để phù hợp với nội dung nghiên cứu của chuyên ngành quản lý kinh tế, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những lĩnh vực sau: quản lý kế hoạch tổng thể, quản lý tiến độ, quản lý chi phí và quản lý chất lượng.

1.3.1. Quản lý kế hoạch tổng thể

Lập kế hoạch dự án là việc tổ chức dự án theo một trình tự logic, xác định những công việc cần làm, nguồn lực thực hiện và thời gian làm những việc đó nhằm hoàn thành mục tiêu đã xác định của dự án. Lập kế hoạch dự án là việc chi tiết hóa những mục tiêu của dự án thành các công việc cụ thể và hoạch định một chương trình để thực hiện các công việc đó.

Các công việc cần thực hiện cho lập kế hoạch tổng thể:

- Xác định các giai đoạn chính thực hiện dự án, phân tích chúng thành các bộ phận nhỏ hơn và có thể quản lý được;

- Xác định các công việc, hình thành danh sách các công việc cụ thể đảm bảo đạt mục tiêu của dự án;

- Lập dự toán, tính toán các giá trị nguồn lực cần thiết để hoàn thành các công việc cần thiết của dự án;

- Xác định trình tự các công việc, xác định mối liên hệ công nghệ giữa chúng và các hạn chế;

- Xác định độ dài thời gian của các công việc, nhu cầu nhân lực và nhu cầu khác để thực hiện từng việc;

- Tính toán thời gian biểu, phân tích mối liên hệ công nghệ trong thực hiện các công việc và yêu cầu đối với nguồn lực;

- Lập kế hoạch nguồn lực, xác định những nguồn lực nào là cần thiết và cần bao nhiêu để thực hiện công việc của dự án. Xác định thời hạn công việc có thể thực hiện trong sự giới hạn của nguồn lực;

1.3.2. Quản lý tiến độ

Quản lý thời gian dự án bao gồm các qui trình cần thiết để dự án hoàn thành đúng lúc. Để quản lý thời gian chúng ta phải lập kế hoạch tiến độ.

Kế hoạch tiến độ xây dựng công trình là kế hoạch thực hiện các hoạt động xây dựng bằng những công nghệ xây dựng, kỹ thuật xây dựng và biện pháp tổ chức thích hợp nhằm hoàn thành công trình xây dựng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong hạn mức chi phí và thời hạn đã đề ra, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

1.3.3.1. Lập tiến độ thi công

Các bước cần thiết để lập tiến độ thi công xây dựng công trình:

Bước 1. Chuẩn bị

- Nghiên cứu nắm vững đối tượng cần lập tiến độ, phạm vi công việc hoặc công trình liên quan đến tiến độ cần lập.

- Nắm vững các yêu cầu và điều kiện thi công công trình.

- Làm rõ định hướng thi công chung để đạt các mục tiêu về chất lượng công trình, tiến độ thi công và chi phí thi công công trình.

Bước 2. Lập danh mục đầu việc cần đưa lên tiến độ

- Số lượng đầu việc và phạm vi công việc của đầu việc phụ thuộc vào mục đích lập tiến độ và cấp độ quản lý tiến độ.

- Phân loại công việc trong thiết kế tiến độ.

- Thứ tự trước sau của các tổ hợp công nghệ hay các công việc phải tuân theo trình tự kỹ thuật thi công, điều kiện sử dụng mặt bằng và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả; không được bỏ sót công việc, không được liệt kê trùng lặp.

- Các công việc có khối lượng nhỏ, có thể thực hiện song song xen kẽ với các qúa trình xây lắp chính thường được gộp lại và đặt vào dòng cuối

cùng của bản tiến độ, dự trù từ 10% đến 15% tổng số ngày công cho những công việc này.

Bước 3. Xác định khối lượng công tác cho từng đầu việc

- Đơn vị của khối lượng phải lấy phù hợp định mức và tiêu chuẩn hiện hành.

- Khối lượng được tính toán cho toàn bộ đầu việc, cũng có thể phải bóc tách riêng theo cách chia đoạn thi công.

- Căn cứ tính khối lượng thi công: căn cứ vào bản vẽ thi công hợp lệ.

Bước 4. Lựa chọn phương pháp thực hiện công việc

- Căn cứ lựa chọn: tính chất công việc, khối lượng công việc, yêu cầu kỹ thuật thi công, điều kiện đáp ứng phương pháp.

- Phân tích lựa chọn: phải tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để làm rõ sự nổi trội của phương án được lựa chọn.

Bước 5. Xác định nhu cầu nhân công và ca máy thực hiện công việc

Căn cứ vào khối lượng công việc và định mức lao động để xác định nhu cầungày công hoặc số ca máy cần cho thực hiện công việc.

Bước 6. Xác định thời gian thực hiện đầu việc, thời gian thực hiện đầu việc phụ thuộc vào:

- Điều kiện bố trí nhân lực hoặc xe máy trong ca làm việc trên mặt bằng thi công và lựa chọn chế độ làm ca trong ngày:

Nimin≤Ni≤Nimax(1.2)

Trong đó:

Nilà số công nhân (máy) làm công việc i tại một địa điểm trong ca làm việc;

Nimax là sức chứa tối đa về người (máy) trên một địa điểm thi công trong ca làm việc;

- Phương pháp tổ chức thi công (dây chuyền hay không dây chuyền) - Đối với các quá trình thi công gối tiếp nhau có chiếm lĩnh mặt bằng thi công, nên bố trí lực lượng thực hiện để tạo ra tốc độ thi công tương đồng hoặc thành bội số của nhau.

Bước 7. Thiết kế tiến độ thi công công trình, xác định nhu cầu nguồn

lực theo tiến độ và điều chỉnh tiến độ để trình duyệt.

 Thiết kế tiến độ thi công ( theo phương pháp sơ đồ mạng )

Thời gian các công việc:

Thời gian bắt đầu sớm:tijbs = tis = Limax(1.3)

Thời gian kết thúc sớm:tijks = tijbs + dijmax (1.4) Thời gian kết thúc muộn:tijkm = tjm(1.5)

Thời gian bắt đầu muộn:tijbm = tijkm - dij/(1.6)

Các loại thời gian dự trữ trong sơ đồ mạng:

Thời gian dự trữ chung:Dtp(ij) = tijkm – (tijbs + dij)(1.7) Thời gian dự trữ tự do:Dtd(ij) = tjkbs – (tijbs + dij)(1.8) -Tính toán và vẽ tiến độ theo phương pháp thủ công -Sử dụng chương trình phần mềm để lập tiến độ.  Điều chỉnh kế hoạch tiến độ

-Điều chỉnh rút ngắn thời gian: rút ngắn thời gian thực hiện công việc trên đường găng.

-Điều chỉnh sử dụng nguồn lực: khi xét thấy sử dụng nguồn lực không hiệu quả trên góc độ toàn bộ tổng tiến độ hay cục bộ ở từng giai đoạn của tiến độ thì cần phải điều chỉnh.

-Chỉ tiêu về các loại thời gian cần khống chế;

-Chỉ tiêu về sử dụng nhân công và xe máy cần khống chế; -Cường độ thi công cần duy trì, …

Các phương pháp lập tiến độ thường được áp dụng :

- Lập tiến độ theo sơ đồ ngang (còn gọi là phương pháp sơ đồ Gantt) - Lập tiến độ dự án theo dây chuyền

- Lập tiến độ dự án theo mạng lưới...

1.3.3.4. Quản lý tiến độ thi công

Quản lý tiến độ chính là quản lý để đảm bảo thực hiện thật tốt kế hoạch tiến độ thi công đã phê duyệt. Giải pháp quan trọng để thực hiện việc này là lập kế hoạch tác nghiệp quản lý sản xuất từng tháng và điều độ sản xuật hàng ngày.

Chủ đầu tư (Tư vấn quản lý dự án) kiên quyết đôn đốc nhà thầu lập kế hoạch tác nghiệp sản xuất hàng tháng và đốc thúc bằng được kế hoạch hàng tháng.

Lập kế hoạch tác nghiệp và giao nhiệm vụ -Kế hoạch tác nghiệp

Kế hoạch tác nghiệp là kế hoạch được lập để đưa công việc đã sắp xếp ở tổng tiến độ vào từng quý, từng tháng, từng tuần phù hợp với các điều kiện, các yêu cầu sản xuất ở từng giai đoạn thi công.

-Điều độ sản xuất trên công trường

Vai trò của công tác điều độ sản xuất xây dựng trên công trường: điều độ là theo dõi mọi diễn biến sản xuất hàng ngày và điều chỉnh kịp thời những sai lệch, những xung đột nhằm lập lại cân bằng sản xuất, làm cho các quá trình sản xuất được triển khai liên tục, nhịp nhàng.

Đối với các công trình lớn, cơ cấu công việc và kỹ thuật thi công phức tạp, thời gian thi công dài (trên 1 năm) thì sau từng quý, có thể phải điều chỉnh tiến độ tổng thể.

Căn cứ vào diễn biến của tiến độ tác nghiệp của các tháng trong quý và nhữngyếu tố mới xuất hiện có lợi, bất lợi cho việc thực hiện tiến độ của giai đoạn còn lại.

1.3.3. Quản lý chi phí

Quản lý chi phí là tập hợp các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo dự án được hoàn thành trong phạm vi được duyệt.

Quản lý chi phí bao gồm các nội dung sau:

1.3.4.1. Phân tích chi phí vòng đời dự án

Chi phí vòng đời (LLC - Life Cycle Costing) là tổng chi phí của việc sở hữu một sản phẩm, kết cấu hoặc một hệ thống trong suốt tuổi thọ hữu ích của nó.

Phân tích chi phí vòng đời có tác dụng giúp các nhà quản lý trong việc nhận diện và đánh giá hiệu quả kinh tế các quyết định họ đưa ra. Các quyết định được đưa ra trong giai đoạn đầu có thể có những ảnh hưởng lớn và kéo dài trong vòng đời dự án/sản phẩm.

Phân tích chi phí vòng đời dự án Dự toán ngân sách Kiểm soát chi phí dự án

Hình 1.3: Trình bày đường chi phí tích lũy theo vòng đời dự án và đường cong ảnh hưởng của quyết định quản lý

(Nguồn: Giáo trình quản lý dự án đầu tư)

Các loại cơ cấu phân chia chi phí:

- Cơ cấu phân chia chi phí theo các giai đoạn vòng đời dự án - Cơ cấu phân chia chi phí theo thành phần

- Cơ cấu phân chia chi phí theo thời gian

- Cơ cấu phân chia chi phí theo cơ cấu phân tách công việc WBS - Cơ cấu phân chia chi phí theo cơ cấu tổ chức

1.3.4.2. Dự toán ngân sách

Ngân sách dự án là một tài liệu có tính chất chỉ thị phản ánh các khoản thu, chi theo kế hoạch, có sự phân bổ theo khoản mục trong một khoảng thời gian xác định trong thời kỳ tồn tại của dự án.

Dự toán ngân sách cho một dự án đầu tư xây dựng công trình đó chính

là Tổng mức đầu tư (ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư); Tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình (ở giai đoạn thực hiệnđầu tư); Vốn đầu tư được quyết toán ở giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào sử dụng.

Tổng mức đầu tư của dự án là khái toánchi phí của toàn bộ dự án được

xác định trong giai đoạn lập dự án, gồm chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí khác bao gồm cả vốn lưu động đối với các dự án sản xuất kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và chi phí dự phòng.

Dự toán xây dựng công trình (gọi tắt là dự toán công trình) được xác

định theo công trình xây dựng cụ thể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Dự toán công trình được lập dựa trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình và đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí theo tỷ lệ phần trăm cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc đó.

Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã được phê duyệt cả phần điều chỉnh bổ sung hoặc chi phí đã thực hiện đúng với hợp đồng đã kí kết, phù hợp với các qui định của pháp luật.

1.3.4.3. Kiểm soát chi phí dự án

Kiểm soát chi phí dự án cần thiết do luôn luôn tồn tại các tác nhân tạo nên các sai lệch so với ngân sách đã hoạch định. Kiểm soát giá thành là quản lý những thay đổi trong chi phí thực hiện dự án với mục đích làm giảm các yếu tố tiêu cực và tăng các yếu tố tích cực trong sự thay đổi đó, Các nội dung kiểm soát giá thành dự án:

- Theo dõi các chỉ tiêu chi phí thực hiện dự án nhằm mục đích phát hiện các sai lệch so với ngân sách đã hoạch định;

- Quản lý những thay đổi trong ngân sách nhằm mục đích thực hiện ngân sách đã hoạch định;

- Ngăn chặn những quyết định sai lầm đã có trước từ trong kế hoạch; - Thông tin cho các bên liên quan về tiến trình thực hiện dự án từ góc độ tuân thủ ngân sách.

1.3.4. Quản lý chất lượng

Các nội dung quản lý chất lượng dự án:

1.3.5.1. Lập kế hoạch chất lượng

Giai đoạn này chủ yếu là phân tích hiện trạng, đưa ra nguyên nhân để lập kế hoạch, gồm các bước sau:

- Phân tích hiện trạng, chỉ ra những vấn đề chất lượng chính còn tồn tại và có thể dùng số liệu để mô tả rõ hơn.

- Chỉ ra các nhân tố trong vấn đề sản xuất. Phải tiến hành phân tích dần dần các nhân tố trong và ngoài doanh nghiệp về các mặt như môi trường, công nghệ, phương pháp, vật liệu, máy móc, nhân viên… ảnh hưởng đến chất lượng.

- Tìm ra nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng luôn là nhân tố của nhiều mặt. Khi phân tích phải tìm ra nhân tố ảnh hưởng chủ yếu để từ đó đi vào giải quyết vấn đề chất lượng.

- Nhằm vào nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng để định ra biện pháp. Biện pháp phải rõ ràng, cụ thể.

1.3.5.2. Kiểm soát chất lượng

- Theo dõi quá trình sản xuất để loại bỏ những nguyên nhân trong quá trình sản xuất không đạt hiệu quả kinh tế.

- Kiểm soát thường xuyên và đồng bộ các nhân tố: Con người, Thiết bị,

1. Lập kế hoạch chất lượng 2. Kiểm soát chất lượng

3. Quản lý chất lượng theo qui định của nhà nước

1.3.5.3. Quản lý chất lượng theo qui định nhà nước

 Quản lý chất lượng theo các văn bản qui phạm pháp luật

- Luật xây dựng 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 về hoạt động xây dựng cơ bản;

- Luật 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;

- Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209 trên;

- Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/02/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16 trên;

- Thông tư 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 về hướng dẫn một số nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Thông tư 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 về hướng dẫn kiểm tra đảm bảo an toàn và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông đà 7 (Trang 39 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)