Kinh nghiệm của Hưng Yên: đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh nam định (Trang 34 - 36)

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương về ứng dụng khoa học kỹ thuật và

1.3.1.Kinh nghiệm của Hưng Yên: đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng

ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp

Tại Hưng Yên, hàng năm, sở KH&CN dành đến 60% đến 70% kinh phí cho các dự án nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nhờ đó góp phần thu hẹp dần khoảng cách giữa tốc độ tăng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng. Với hàng vạn nông dân được tiếp cận công nghệ mới mỗi năm, KH&CN đang là đòn bẩy chủ lực tạo sự bứt phá sản xuất nông nghiệp, hình thành những mô hình sản xuất cho thu nhập cao. Hưng Yên xác định điểm đột phá để tăng năng suất cho nông nghiệp là giống mới, vì vậy các dự án của tỉnh thuộc lĩnh vực nông nghiệp đều tập trung vào việc nghiên cứu đưa các cây, con giống mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương để sản xuất tạo sản phẩm có giá trị cao. Là một tỉnh thuần nông, diện tích đất canh tác nhỏ hẹp nên con đường phát triển nông nghiệp được tỉnh Hưng Yên xác định là tạo ra các vùng nông nghiệp công nghệ cao và đưa giống mới vào phát triển sản xuất trên những vùng đất khó canh tác để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Để đạt mục tiêu nâng giá trị thu nhập bình quân 1 ha

đất canh tác lên 45 triệu đồng và hình thành nhiều cánh đồng thu nhập cao, sở KH&CN Hưng Yên đã tập trung thực hiện 3 giải pháp cơ bản: Thứ nhất, đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng công nghệ sinh học, cung ứng các loại giống lúa cao sản, đặc sản mới bổ sung cơ cấu mùa vụ, các loại cây ăn quả đặc sản như nhãn lồng, vải thiều, cam đường canh, rau màu, cây công nghiệp mới đáp ứng nhu cầu thị trường; Thứ hai, tập trung đẩy mạnh chăn nuôi bò lai sind, lợn hứơng nạc và đưa các giống thuỷ cầm có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất với qui mô lớn tạo sản phẩm hàng hoá; Thứ ba, nghiên cứu và xây dựng các chính sách khuyến khích đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Thực hiện các giải pháp đó, tỉnh Hưng Yên đặc biệt chú trọng phát triển các trang trại nông nghiệp tổng hợp qui mô lớn và công nghệ tiên tiến, khuyến khích phát triển dịch vụ KH&CN nông nghiệp và từng bước hình thành các khu vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tạo ra vùng chuyên canh sản xuất giống, thâm canh sản xuất nông sản hàng hoá chất lượng cao, an toàn, qui hoạch và xây dựng mô hình ứng dụng KH&CN khai thác kinh tế vùng đất bãi [33]. Tỉnh đã đầu tư 1,7 tỷ đồng để tập trung nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu giống (lúa vẫn là cây chủ lực) nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp của địa phương. Chẳng hạ, Dự án "Duy trì và nâng cao năng lực của hệ thống sản xuất hạt giống lúa của tỉnh giai đoạn 2005 - 2010" đã khảo nghiệm được 24 lượt giống lúa chất lượng cao, sản xuất 22 ha, trình diễn 40 ha, sản xuất hạt giống 204 ha. Các diện tích này cho năng suất trên 60tạ/ha, cung cấp trên 1220 tấn giống chất lượng cao để nhân rộng trên các diện tích khác. Hay để khai thác hiệu quả vùng đất bãi, các hộ được hướng dẫn trồng khảo nghiệm giống lạc xuân L14 bằng công nghệ che phủ nilông trên vùng đất bãi khó canh tác. Năng suất lạc đạt 100 đến 120kg/sào, cao hơn so với giống lạc cũ của địa phương từ 30 đến 50 kg/sào, thu nhập ước

tính đạt 750 đến 800.000đồng/sào. Ngoài ra Hưng Yên còn triển khai các dự án "Xây dựng mô hình ứng dụng KH&CN phát triển nhãn lồng Hưng Yên"; "Chuyển giao KH&CN, áp dụng kỹ thuật trồng thâm canh dâu lai F1 - VH9 và nuôi tằm giống mới"; "Xây dựng mô hình trồng rau an toàn"; "Chuyển giao công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiến bộ trồng hoa chất lượng cao". Tất cả các dự án đang cho hiệu quả kinh tế khả quan, mở ra nhiều hướng mới cho nông dân trong việc ứng dụng KHCN mới vào sản xuất [33].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh nam định (Trang 34 - 36)