Kinh nghiệm của Nghệ An, Quảng Ngãi: hỗ trợ nông dân mua sắm máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh nam định (Trang 36 - 37)

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương về ứng dụng khoa học kỹ thuật và

1.3.2. Kinh nghiệm của Nghệ An, Quảng Ngãi: hỗ trợ nông dân mua sắm máy

sắm máy móc nông nghiệp

Nghệ An là tỉnh miền Trung có diện tích đất sản xuất nông nghiệp tương đối lớn, bao gồm hơn 182 ngàn ha lúa, 67 ngàn ha ngô, 57 ngàn ha cây công nghiệp ngắn ngày và trên 40 ngàn ha diện tích cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su… Với mục đích tăng năng suất, giảm lao động thủ công, đảm bảo bền vững cho sản xuất nông nghiệp, từ năm 2001, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư, cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp nông thôn như: chính sách hỗ trợ máy cày đa chức năng loại nhỏ, hỗ trợ mua máy gặt, máy sấy nông sản, quy định chính sách hỗ trợ nông dân trang bị máy hái chè… Nhờ có chính sách kích cầu mà chương trình cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp đã thực sự mang lại hiệu quả, góp phần tích cực vào việc giải phóng sức lao động, tăng năng suất và thay đổi sản xuất trên đồng ruộng, vùng nông thôn… Những chiếc máy cày, máy gặt đập liên hoàn đã phát huy hiệu quả giúp bà con nông dân chạy đua với lịch thời vụ.

Theo sở NN&PTNT Nghệ An, thông qua các chính sách hỗ trợ cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp từ năm 1999 đến nay đã hỗ trợ, cung ứng cho bà con nông dân toàn tỉnh được 2.761 máy cày đa chức năng (chiếm trên 50% lượng máy của toàn tỉnh), 71 máy gặt và 100 máy hái chè. Cũng thông qua

chương trình những kiến thức về tính năng máy móc, quy trình vận hành, quản lý, sử dụng máy đạt hiệu quả cao trong nông nghiệp, đồng thời khuyến khích vận động nông dân trang bị máy móc thiết bị trong sản xuất, thu hoạch và sau thu hoạch trong sản xuất nông nghiệp.

Tại Quảng Ngãi, để giúp nông dân có điều kiện mua máy hỗ trợ làm ăn, năm 2004, tỉnh đã ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án hỗ trợ nông, ngư dân đầu tư cơ giới hoá sản xuất nông, ngư nghiệp giai đoạn 2004 -2008. Theo quyết định thì những đối tượng vay vốn được ngân hàng cho vay tối đa 75% của giá thành mua máy móc, thiết bị, được hỗ trợ vay vốn trong 3 năm (40%, 30%,30%); hỗ trợ 100% lãi suất vay đối với số vốn vay, với mức lãi suất do ngân hàng qui định tại thời điểm cho vay. Với chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho nông dân mua máy làm ăn, nên bà con nông dân trong tỉnh đã vay vốn mua 273 máy nông nghiệp. Nhiều nông dân trong tỉnh đã tự mua thêm máy, góp phần đưa số lượng máy cơ giới làm đất các loại tăng đáng kể. Theo thống kê của ngành nông nghiệp đến nay toàn tỉnh có 2.000 máy,với công suất 30.000CV, đảm bảo đất cho gần 40.000 ha đất nông nghiệp, chủ yếu là làm đất sản xuất lúa (hơn 80%). Thực tế so với ruộng đất hiện có thì máy móc vẫn còn ít nên tỉnh đã có chủ trương quyết định kéo dài thời gian hỗ trợ nông, ngư dân mua máy cơ giới đến năm 2011, nhằm giúp nông dân có điều kiện mua sắm máy móc làm đất thu hoạch. Việc sử dụng máy móc cơ giới hoá không những ở các huyện đồng bằng, mà nay đã đưa về các huyện miền núi, góp phần đáng kể trong việc tăng năng suất lao động cho nông dân [29].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh nam định (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)