Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài nhằm đánh giá hoạt động dịch vụ thẻ. Sau khi thu thập được số liệu, thông tin tác giả cần chọn lọc các yếu tố chính, sau đó sẽ tiến hàng phân tích số liệu cũng như các chi tiêu kinh tế một các cụ thể thông qua các phương pháp khác nhau như: phương pháp so sánh, liên hệ.

a. Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến và quan trọng trong phân tích tình hình kinh doanh nói chung và phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ nói riêng. Khi so sánh thường đối chiếu các chỉ tiêu với nhau để biết được mức biến động của các đối tượng nghiên cứu. Các chỉ tiêu khi so sánh phải thống nhất về nội dung kinh tế, đơn vị tính, cách tính và các điều kiện môi trường của chỉ tiêu tài chính.

Nội dung so sánh trong nghiên cứu này sử dụng là: So sánh số thực hiện kỳ phân tích với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi tình

hình kinh doanh thẻ của chi nhánh Phú thọ qua các kỳ, đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động kinh doanh của phòng thẻ.

Phương pháp so sánh gồm ba hình thức sau:

- So sánh theo chiều ngang: Là việc so sánh đối chiếu cả về số tuyệt đối và số tương đối của cùng một chỉ tiêu, một khoản mục qua các kỳ. Thực chất của việc phân tích này là phản ánh sự biến động về quy mô của từng chỉ tiêu, từng khoản mục trên báo cáo kinh doanh dịch vụ thẻ giữa kỳ này với kỳ gốc, giữa chi nhánh với chi nhánh cùng trong hệ thống ngân hàng.

- So sánh theo chiều dọc: Là xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tổng thể hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong báo cáo hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ.

- So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu thường dùng số liệu từ ba năm trở lên và ở được tác giả sử dụng so sánh số liệu trong 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014. Các chỉ tiêu cần được so sánh đặt trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác làm nổi bật sự biến động về tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại và dự đoán tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ trong tương lai.

Khi tiến hành so sánh phải giải quyết được các vấn đề về điều kiện so sánh và tiêu chuẩn so sánh, cụ thể:

- Điều kiện so sánh được: Khi so sánh theo thời gian, các chỉ tiêu cần thống nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp, đơn vị tính. Khi so sánh về không gian cần phải quy đổi về cùng quy mô với các điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

- Tiêu chuẩn so sánh: Là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh. Tùy theo mục đích, yêu cầu của phân tích mà chọn các chỉ tiêu so sánh thích hợp.

- Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích, phương pháp so sánh thường được sử dụng dưới các dạng sau:

 So sánh bằng số tuyệt đối: Khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ biết được quy mô biến động (tăng, giảm) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc biểu hiện bằng tiền, hiện vật hay giờ công cụ thể.

∆y = y1– y0 Trong đó:

Y0: chỉ tiêu năm trước Y1: chỉ tiêu năm sau.

 So sánh bằng số tương đối: So sánh bằng số tương đối, các nhà phân tích sẽ nắm được xu hướng biến động của các chỉ tiêu.

 So sánh bằng số bình quân: Khi so sánh bằng số bình quân, các nhà phân tích sẽ biết được mức độ mà doanh nghiệp đạt được so bình quân chung của tổng thể, của ngành...Từ đó, xác định được vị trí của doanh nghiệp trong tổng thể, trong ngành.

b. Phương pháp liên hệ

Các chỉ tiêu đánh giá thường có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy trong phân tích tài chính có thể kết hợp các chỉ tiêu khác nhau để đưa ra một chỉ tiêu tổng hợp khác. Có các mối quan hệ phổ biến như:

- Liên hệ cân đối: có cơ sở là cân bằng về lượng giữa nguồn thu, huy động và tình hình các quỹ, các loại vốn; giữa tổng số và tổng nguồn vốn; giữa nhu cầu và khả năng thanh toán; giữa thu chi và kết quả kinh doanh.

- Liên hệ trực tuyến: là mối liên hệ theo hướng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích. Trong mối liên hệ trực tuyến này theo mức phụ thuộc giữa các chỉ tiêu phân thành hai loại chính: Liên hệ trực tiếp và liên hệ gián tiếp. Liên hệ gián tiếp là quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữa chúng xác định bằng một hệ số riêng.

- Liên hệ phi tuyến: Là mối liên hệ giữa các chỉ tiểu trong đó mức độ liên hệ không được xác định theo tỉ lệ và chiểu hướng liên hệ luôn biến đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)