CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU BHXH
1.1. Bản chất, vai trò và nội dung về thu BHXH
1.1.4. Những nội dung cơ bản của công tác thu BHXH
1.1.4.1. Đặc điểm của công tác thu BHXH
- Thu BHXH có tính chu kỳ, lặp đi lặp lại nhiều lần, vì thế những ngƣời làm công tác thu phải theo dõi kết quả thu nộp BHXH của từng cơ quan, đơn vị sử dụng lao động theo từng tháng một, để kịp thời nắm bắt đƣợc tình hình đóng BHXH của từng cá nhân, từng đơn vị và của toàn ngành, từ đó làm cơ sở để lập báo cáo kết quả lên cơ quan BHXH cấp trên.
Có thể nói, công tác thu là một công việc đòi hỏi phải có nguồn nhân lực lớn đủ năng lực, trình độ chuyên môn và cần có cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại mới có thể phục vụ và làm tốt công tác thu BHXH.
- Thu BHXH có tính đa dạng và phức tạp, là một hoạt động liên quan trực tiếp đến cả ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, mà số lƣợng lao động, số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH ngày càng tăng, đòi hỏi công tác quản lý phải chặt chẽ, kịp thời năm bắt thông tin về các đối tƣợng thuộc diện tham gia.
- Mức thu BHXH đƣợc dựa trên mức thu nhập của ngƣời lao động. Hiện nay hình thức thu BHXH chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua ngƣời sử dụng lao động và mức thu BHXH đƣợc xác định dựa trên mức lƣơng mà ngƣời sử dụng lao động trả cho ngƣời lao động.
Cho nên việc xác định tổng quỹ lƣơng của đơn vị tham gia phải đƣợc thực hiện đồng thời với việc xác định mức thu BHXH, công việc này đòi hỏi phải có sự đôn đốc, giám sát chặt chẽ của cán bộ thu để tránh tình trạng ngƣời
sử dụng lao động sử dụng tiền đóng BHXH sai mục đích nhƣ đem đi đầu tƣ, mua sắm thiết bị, hoặc quay vòng vốn để tái sản xuất kinh doanh, mà không đóng nộp kịp thời, hoặc nợ đọng, trốn đóng làm ảnh hƣởng tới nguồn quỹ BHXH [9].
1.1.4.2. Phương pháp và căn cứ xác định phí BHXH
Mức đóng BHXH chính là phí BHXH. Phí BHXH là yếu tố quyết định sự cân đối thu - chi cho quỹ BHXH, do vậy để quỹ BHXH cân đối cần phải có sự tính toán kỹ càng. Trong thực tế, việc xác định phí BHXH là một nghiệp vụ khó, phức tạp đòi hỏi có nhiều phƣơng pháp mới có thể đƣa ra một mức phí phù hợp.
Với những phƣơng pháp và căn cứ tính phí khác nhau sẽ thu đƣợc những nhóm mức phí khác nhau, sau đây là một số phƣơng pháp căn bản:
- Thứ nhất, phương pháp không căn cứ vào thu nhập:
Phƣơng pháp này còn gọi là phƣơng pháp xác định phí đồng đều, mọi đối tƣợng đều đóng một mức phí BHXH nhƣ nhau, mức phí đó đƣợc các cơ quan BHXH tính toán và xác định từ trƣớc.
Theo phƣơng pháp này, cơ quan BHXH sẽ phân chia ngƣời lao động thành từng nhóm dựa trên độ tuổi, giới tính, sức khỏe, ngành nghề lao động để từ đó đƣa ra mỗi mức phí phù hợp với từng nhóm ngƣời lao động. Phƣơng pháp này chỉ có hiệu quả đối với những đối tƣợng lao động mà thu nhập của họ khó xác định, không cụ thể.
Việc thu phí BHXH dựa trên một mức phí đã đƣợc ấn định từ trƣớc đối với từng nhóm ngƣời lao động, không căn cứ vào thu nhập của họ nhƣ trên thì rất đơn giản, không gặp trở ngại gì, nhƣng lại không đáp ứng đƣợc nhu cầu tham gia BHXH đa dạng của ngƣời lao động, khó khăn trong việc mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH nên hiệu quả thu về mặt xã hội không cao.
Khi căn cứ vào thu nhập của ngƣời lao động để xác định phí BHXH có hai phƣơng pháp chủ yếu nhƣ sau:
Một là, xác định phí đồng đều cho từng mức thu nhập: Theo đó mức thu nhập đƣợc chia thành nhiều nhóm khác nhau, với mỗi nhóm phải xác định mức thu nhập tối đa và tối thiểu. Dựa vào các nhóm thu nhập đó, ngƣời lao động có mức thu nhập thuộc nhóm nào sẽ đóng mức phí BHXH ứng với mức thu nhập của nhóm ấy. Phƣơng pháp này đơn giản nhƣng lại mất công bằng giữa các mức thu nhập thuộc các nhóm thu nhập khác nhau vì thu nhập của ngƣời lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố và không bằng nhau.
Hai là, xác định mức phí BHXH tỷ lệ với mức thu nhập của ngƣời lao động: Với phƣơng pháp này, ngƣời lao động nào có mức tiền lƣơng, tiền công cao hơn thì sẽ đóng một mức phí BHXH lớn hơn đƣợc tính bằng tỷ lệ phần trăm tiền lƣơng, tiền công mà ngƣời lao động nhận đƣợc cuối tháng.
Ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng phƣơng pháp thứ hai này để xác định mức đóng BHXH cho ngƣời lao động.
Theo phƣơng pháp này, ngƣời lao động thuộc đối tƣợng thực hiện chế độ tiền lƣơng do Nhà nƣớc quy định thì tiền lƣơng tháng làm căn cứ đóng BHXH là tiền lƣơng theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vƣợt khung, phụ cấp thâm niên nghề nếu có (trƣớc kia còn có phụ cấp khu vực, phụ cấp tái cử, hệ số bảo lƣu nếu có). Tiền lƣơng này đƣợc tính trên cơ sở mức lƣơng tối thiểu chung tại thời điểm đóng. Đối với ngƣời lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lƣơng do ngƣời sử dụng lao động quyết định thì tiền lƣơng, tiền công tháng làm căn cứ đóng BHXH là mức tiền lƣơng, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.
Trong trƣờng hợp mức tiền lƣơng, tiền công tháng quy định trên cao hơn 20 tháng lƣơng tối thiểu chung thì mức tiền lƣơng, tiền công tháng đóng BHXH bằng 20 tháng mức lƣơng tối thiểu chung.
Đối với ngƣời lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lƣơng do ngƣời sử dụng lao động quyết định, khi các đơn vị hoạt động kém hiệu quả, không đảm bảo tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động nhƣ đã ghi trong hợp đồng, thì đơn vị phải thoả thuận với ngƣời lao động điều chỉnh giảm tiền lƣơng trong hợp đồng đã ký để giảm mức đóng BHXH, nhƣng không đƣợc thấp hơn mức lƣơng tối thiểu hiện hành [9].
1.1.4.3. Phương thức và quy trình thu phí BHXH
Để thu phí BHXH, cơ quan BHXH có thể tiến hành thu bằng một số phƣơng thức quy trình sau đây:
- Thứ nhất, thu phí BHXH trực tiếp từ người lao động:
Phƣơng thức này thƣờng đƣợc áp dụng ở các nƣớc mà hệ thống BHXH đã đƣợc phổ cập rộng rãi và ngƣời dân sử dụng phổ biến tài khoản cá nhân để chi tiêu, chi trả các khoản phí trong cuộc sống.
- Thứ hai, thu phí BHXH thông qua hệ thống thuế:
Phƣơng thức này áp dụng rộng rãi ở các nƣớc có hệ thống BHXH phát triển và có chế độ thuế thu nhập phổ biến.
Bằng phƣơng thức này, quy trình thu phí BHXH đƣợc thực hiện khi mọi ngƣời trong xã hội đóng thuế thu nhập cũng tức là đã đóng nộp phí BHXH. Phƣơng thức quy trình này có ƣu điểm là hiệu quả thu phí BHXH là tối đa, không có tình trạng trốn đóng BHXH, chi phí cho công tác thu BHXH rất nhỏ… Nhƣng nhƣợc điểm của nó lại là làm sai lệch bản chất của việc đóng nộp BHXH.
- Thứ ba, thu phí BHXH gián tiếp thông qua đơn vị sử dụng lao động:
Đây là phƣơng thức thu phí BHXH phổ biến nhất ở nhiều nƣớc trên thế giới hiện nay.
Với phƣơng thức này, quy trình thu phí BHXH đƣợc thực hiện hàng tháng qua các đơn vị sử dụng lao động, theo đó các đơn vị sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng nộp BHXH đầy đủ và đúng thời gian quy định cho cơ quan BHXH. Kết quả thu có tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào ý thức tự giác của ngƣời sử dụng lao động.
Vì vậy, nhƣợc điểm của phƣơng thức này là phí BHXH có thể bị đơn vị sử dụng lao động sử dụng sai mục đích và dẫn tới tình trạng trốn, nợ đóng hoặc kéo dài thời gian đóng BHXH diễn ra phổ biến, quyền lợi của ngƣời lao động bị đe dọa [9].
1.2. Quy định về đối tƣợng, mức thu, phân cấp tổ chức quản lý thu và quy trình thực hiện công tác thu BHXH ở Việt Nam