Tình hình số lao động và số đơn vị tham gia BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh hải dương (Trang 54)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU BHXH

2.2. Đánh giá kết quả công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dƣơng

2.2.3. Tình hình số lao động và số đơn vị tham gia BHXH

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng đang có một số lƣợng lớn các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động với một khối lƣợng lao động lớn. Số lƣợng lao động này thuộc các khu vực nhƣ: doanh nghiệp Nhà nƣớc trung ƣơng, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khối hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, hợp tác xã… Kết quả tham gia BHXH của ngƣời lao động và các đơn vị sử dụng lao động đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6: Số lƣợng lao động và số đơn vị tham gia BHXH tại tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn từ năm 2008 - 2012 Năm Số đơn vị tham gia Số lao động tham gia Tổng quỹ lƣơng (triệu đồng) Số phải thu BHXH (triệu đồng) 2008 3.176 487.627 4.645.174 548.860 2009 3.509 737.340 6.456.747 737.603 2010 3.668 929.828 9.509.819 1.299.600 2011 3.695 974.525 10.969.608 1.580.721 2012 3.717 987.475 11.102.673 2.381.606

(Nguồn: Phòng Thu - BHXH tỉnh Hải Dương, báo cáo các năm 2008-2012)

Qua bảng số liệu trên ta thấy số đơn vị tham gia và số ngƣời lao động tham gia BHXH luôn có xu hƣớng tăng qua các năm, kéo theo đó là tổng quỹ lƣơng để tính số phải thu BHXH tăng theo góp phần tăng nguồn quỹ BHXH, cụ thể:

- Năm 2008 so với năm 2007 (năm 2007 số đơn vị tham gia là 2.846 và số lao động tham gia là 408.497 ngƣời), số đơn vị tăng thêm là 330 đơn vị (tƣơng đƣơng tăng 11,59%) và tăng thêm 79.130 ngƣời tham gia BHXH (tƣơng đƣơng tăng 19,37%);

- Năm 2009 so với năm 2008, tăng thêm 333 đơn vị (tƣơng đƣơng tăng 10,48%) và tăng thêm 249.713 ngƣời tham gia BHXH (tƣơng đƣơng tăng 51,21%);

- Năm 2010 so với năm 2009, tăng thêm 159 đơn vị (tƣơng đƣơng tăng 4,53%) và tăng thêm 192.488 ngƣời tham gia BHXH (tƣơng đƣơng 26,11%). - Năm 2011 so với năm 2010, tăng thêm 27 đơn vị (tƣơng đƣơng tăng 0,74%) và tăng thêm 44.697 ngƣời tham gia BHXH (tƣơng đƣơng 4,81%).

- Năm 2012 so với năm 2011, tăng thêm 22 đơn vị (tƣơng đƣơng tăng 0,60%) và tăng thêm 12.950 ngƣời tham gia BHXH (tƣơng đƣơng 1,33%).

Có đƣợc sự biến động tăng thêm số lao động và số đơn vị tham gia BHXH là do sự phát triển tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Hải Dƣơng đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong và nƣớc ngoài đến đầu tƣ, trong số tăng này chủ yếu là đối tƣợng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và đầu tƣ nƣớc ngoài.

2.2.4. Đánh giá hiệu quả công tác thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương

Qua việc tìm hiểu và phân tích kết quả hoạt động chung của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng nói chung, kết quả công tác thu BHXH nói riêng và tình hình số lao động, số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH ở trên ta có thể tổng kết đánh giá hiệu quả công tác thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn từ năm 2008 - 2012 qua những quy định và những nhân tố tác động đến công tác thu BHXH đã đƣợc đề cập ở phần cơ sở lý luận chung, nhƣ sau:

- Thứ nhất, đánh giá về đối tượng thu BHXH:

Có đƣợc kết quả thu ở trên trƣớc tiên phải kể đến việc thực hiện công tác thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng đã thực hiện thu đúng đối tƣợng mà pháp luật BHXH quy định, đã khai thác triệt để các đối tƣợng thu BHXH.

Tuy nhiên do đối tƣợng thu BHXH theo quy định của pháp luật thì rất rộng, phong phú và đa dạng, nên không tránh khỏi việc bỏ sót đối tƣợng, nhƣng nếu còn sót thì chỉ là ở những đơn vị doanh nghiệp nhỏ ngoài quốc doanh làm ăn kém hiệu quả không thể tham gia BHXH, hoặc những đơn vị cố tình trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH.

- Thứ hai, đánh giá về mức thu BHXH:

Trong thời gian qua Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng đã căn cứ vào mức thu theo đúng quy định của pháp luật BHXH và các văn bản hƣớng dẫn, để thực hiện thu theo đúng tỷ lệ thu đối với từng giai đoạn quy định và đối với từng loại đối tƣợng ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, rất ít trƣờng hợp để xảy ra sai sót nhầm lẫn, nếu có bị nhầm lẫn sau khi chuyển hồ sơ qua các phòng nghiệp vụ sẽ phát hiện ra ngay và kịp thời đƣợc hiệu chỉnh.

- Thứ ba, đánh giá theo quy định về phân cấp và quy trình thực hiện thu BHXH:

Do đƣợc phân cấp tổ chức quản lý thu theo ngành dọc và quy trình thực hiện công tác thu BHXH đã ban hành phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng, nên việc thực hiện công tác thu BHXH từ tỉnh đến huyện đƣợc thực hiện rất thuận lợi theo đúng quy định phân cấp, không để xảy ra trƣờng hợp thu nhầm lẫn chồng chéo và đƣợc thực hiện thu theo tuần tự các bƣớc của quy trình thu BHXH đã quy định từ bƣớc lập kế hoạch, xác định đối tƣợng và mức thu, tổ chức thu tiền đóng BHXH đến bƣớc chuyển tiền và thống kê báo cáo lên cấp trên. Tất cả đều đƣợc thực hiện theo đúng quy định vào hàng tháng.

- Thứ tư, về các nhân tố tác động đến công tác thu BHXH:

Để đạt đƣợc những kết quả thu BHXH trong giai đoạn trên, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ ngành và những quy định tác động ở trên, thì yếu tố có ý nghĩa quyết định và quan trọng nhất tác động tích cực đến kết quả hoạt động thu BHXH phải kể đến đó là những chính sách về BHXH của Đảng

và Nhà nƣớc đã có những thay đổi quan trọng, nhất là việc ban hành các văn bản luật và dƣới luật có hiệu lực thi hành đi vào hoạt động, tạo hành lang pháp lý vững chắc để thực thi các hoạt động của BHXH. Sau đây là một số nhân tố quan trọng:

+ Mức tiền lƣơng làm căn cứ đóng BHXH hàng năm đều tăng. Do sự phát triển của nền kinh tế nƣớc ta, đời sống của ngƣời dân không ngừng đƣợc cải thiện, nhu cầu cho cuộc sống ngày càng tăng đòi hỏi thu nhập ngày càng lớn, vì vậy trong những qua, Nhà nƣớc ta đã liên tục điều chỉnh mức tiền lƣơng tối thiểu hàng năm cho phù hợp.

Bảng 2.7: Bảng tiền lƣơng tối thiểu giai đoạn từ năm 2008 - 2012

Năm Tiền lƣơng tối thiểu (đồng)

2008 540.000

2009 650.000

2010 730.000

2011 830.000

2012 1.050.000

(Nguồn: Phòng Thu - BHXH tỉnh Hải Dương, báo cáo các năm 2008-2012)

Do mức đóng BHXH đƣợc tính dựa trên tổng quỹ lƣơng của các đơn vị, cho nên khi mức lƣơng tối thiều mà Nhà nƣớc quy định tăng lên theo các năm, thì cũng kéo theo số tiền đóng BHXH cũng tăng qua các năm. Bên cạnh đó, đối với các lao động làm việc trong khối doanh nghiệp Nhà nƣớc và khối hành chính sự nghiệp thì càng làm việc lâu năm thì hệ số lƣơng hoặc mức lƣơng càng tăng, khi đó hệ số lƣơng hoặc mức lƣơng để tính nộp BHXH cũng tăng, làm tăng quỹ BHXH.

+ Số ngƣời đến tuổi lao động trong tỉnh liên tục gia tăng hàng năm, cũng là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động thu BHXH của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng năm sau luôn cao hơn năm trƣớc, bởi số lƣợng lớn đối tƣợng

đó sau khi đi làm việc sẽ là đối tƣợng bổ sung tham gia đóng BHXH. Điều này có đƣợc là còn do tình hình tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Hải Dƣơng luôn tăng qua các năm và phát triển mạnh mẽ, ổn định, bền vững.

+ Về tăng trƣởng kinh tế và nhận thức của xã hội. Khi kinh tế của tỉnh Hải Dƣơng phát triển tăng trƣởng, nó kéo theo dân trí và nhận thức của ngƣời dân đƣợc nâng lên đã tác động tích cực đến ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia BHXH của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.

Ngoài ra, sự chỉ đạo của lãnh đạo địa phƣơng và sự phối hợp của các cơ quan chức năng và đơn vị sử dụng lao động. Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác thu BHXH mà Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao cho, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Có sự đồng thuận, phối hợp thực hiện có hiệu quả của các sở, ban, ngành trong toàn tỉnh, cũng nhƣ các cơ quan chức năng có liên quan và đặc biệt là các đơn vị sử dụng lao động. Có nhiều đơn vị sử dụng lao động đã thực sự thấy đƣợc trách nhiệm, nghĩa vụ của họ trong việc bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động chính là bảo vệ quyền lợi của họ để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, nên đã tham gia đóng nộp BHXH đầy đủ, đúng thời gian quy định.

Song cũng trong thời gian qua, do tình hình kinh tế thế giới rơi vào suy thoái và đã tác động đến kinh tế Việt Nam, làm ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng làm ăn sa sút, ngƣời lao động không có việc làm dẫn đến thất nghiệp xảy ra, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH. Bên cạnh đó, còn làm ảnh hƣởng đến việc thành lập mới các doanh nghiệp làm cho nhiều ngƣời lao động chƣa có cơ hội để tham gia BHXH, hoặc những doanh nghiệp nhỏ ngoài quốc doanh, hợp tác xã và những đơn vị

gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh vẫn không thực hiện trách nhiệm tham gia BHXH, nên nhiều ngƣời lao động chƣa đƣợc tham gia BHXH theo quy định. Ngoài ra, việc Nhà nƣớc đẩy mạnh cổ phần các doanh nghiệp và tinh giảm biên chế khối hành chính sự nghiệp, cũng làm cho số lao động nghỉ việc tăng lên. Mặt khác, chế tài xử phạt những trƣờng hợp doanh nghiệp vi phạm không đăng ký tham gia BHXH còn quá nhẹ, nên nhiều doanh nghiệp vẫn đứng ngoài. Tất cả những vấn đề này đã làm ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động thu BHXH, cũng nhƣ việc tăng thêm số đơn vị, số lao động tham gia BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng.

Với việc nghiên cứu phân tích, đánh giá hiệu quả công tác thu BHXH ở trên, ta có thể kết luận, mặc dù có những khó khăn chung và luôn đƣợc giao chỉ tiêu kế hoạch cao, nhƣng năm nào Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng cũng luôn hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức kế hoạch đƣợc giao, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà nói riêng và của cả nƣớc nói chung. Tuy nhiên không thể tránh khỏi tình trạng chậm đóng, nợ đọng BHXH của các đối tƣợng tham gia và những tồn tại khác. Đây là không chỉ là điểm hạn chế của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng mà còn là của toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2.3. Những vấn đề tồn tại, nguyên nhân

2.3.1. Những vấn đề tồn tại

Từ khi đƣợc thành lập tới nay qua quá trình xây dựng và phát triển, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trên tất cả các hoạt động nhƣ đã ghi nhận và phân tích ở trên, nhất là trong công tác thu BHXH luôn hoàn thành vƣợt mức kế hoạch đƣợc giao, giảm thiểu số tiền nợ đọng trong kỳ, mở rộng và thu hút thêm nhiều đối tƣợng tham gia BHXH. Song vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải giải quyết, đó là:

- Một số đơn vị, doanh nghiệp thuộc diện tham gia BHXH nhƣng vẫn chƣa có ý thức tự giác tham gia BHXH, cố tình tránh hoặc không đăng ký tham gia BHXH cho ngƣời lao động. Vấn đề này tồn tại chủ yếu là ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Trƣớc thực tế đó làm cho công tác theo dõi tham gia BHXH ở các doanh nghiệp trở nên khó khăn, cơ quan BHXH không kịp thời nắm bắt đƣợc sự ra đời hoạt động của nhiều doanh nghiệp, dẫn đến bỏ sót một số doanh nghiệp. Đây cũng chính là một trong những lý do làm cho các doanh nghiệp không tự giác tham gia BHXH.

- Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy có tham gia BHXH nhƣng chỉ mang tính chất đối phó.

Việc thu BHXH dựa trên quỹ tiền lƣơng và số lao động của đơn vị cho nên một số doanh nghiệp cố tình khai giảm số lao động làm việc thực tế trong đơn vị mình hoặc khai giảm mức lƣơng thực tế mà doanh nghiệp trả cho ngƣời lao động. Có tình trạng này một phần là do ý thức của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động chƣa cao, chƣa hiểu hết quyền và lợi ích của mình khi tham gia BHXH.

Mặt khác các doanh nghiệp còn tìm cách kéo dài thời gian học việc, thử việc của công nhân, không ký kết các hợp đồng dài hạn mà chỉ ký theo thời vụ, cắt bỏ các khoản phụ cấp của công nhân để giảm thiểu quỹ tiền lƣơng đóng nộp BHXH. Việc sai phạm này không chỉ ảnh hƣởng đến việc thu nộp BHXH mà còn ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của ngƣời lao động khi họ bị ốm đau, tai nạn, thai sản, nghỉ hƣu…

- Số thu BHXH chƣa phải là đã lớn: Số thu mặc dù mỗi năm đều tăng nhƣng với tình hình nền kinh tế lạm phát, đồng tiền mất giá thì so với nhu cầu chi trả và đảm bảo tích lũy tăng trƣởng quỹ BHXH thì về lâu dài số thu đó khó có thể đảm bảo cho đủ chi.

- Tình trạng chậm đóng, nợ BHXH vẫn còn xảy ra ở một số đơn vị trong đó có cả đơn vị hành chính sự nghiệp, tại một số BHXH huyện chƣa kiên quyết sử dụng các biện pháp mạnh để thu nợ, chƣa tích cực đôn đốc các đơn vị đóng nộp BHXH đúng hạn.

Với những vấn đề tồn tại hạn chế trên cho thấy mặc dù có đƣợc những thành tựu lớn, nhƣng công tác quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng vẫn chƣa thật sự phát huy hết vai trò của nó trong hoạt động của ngành BHXH. Điều đó đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8: Tình hình nợ BHXH tại tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2008-2012 Năm Số phải thu

(triệu đồng) Số thực thu (triệu đồng) Số nợ đọng (triệu đồng) Tỷ lệ nợ đọng (%) 2008 548.860 529.673 19.187 3,49% 2009 737.603 717.600 20.003 2,71% 2010 1.299.600 1.275.000 24.600 1,89% 2011 1.580.721 1.542.709 38.012 2,40% 2012 2.381.606 2.323.339 58.267 2,45%

(Nguồn: Phòng Thu - BHXH tỉnh Hải Dương, báo cáo các năm 2008-2012)

Từ bảng số liệu trên cho thấy hàng năm vẫn còn tồn tại một số tiền nợ đọng phải chuyển sang kỳ sau, nhƣng nhìn chung tỷ lệ nợ đọng tiền BHXH so với số phải thu tƣơng đối thấp và số tiền nợ đọng lại chủ yếu xảy ra ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và chiếm một tỷ trọng cao trong toàn bộ số nợ của tất cả các đơn vị trong toàn tỉnh.

Nếu đánh giá về mức độ kiểm soát tình hình nợ đọng trên, thì những năm qua Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng đã hạn chế tối đa số tiền nợ đọng và đƣợc giảm dần theo các năm gần đây, đồng thời đƣợc nhanh chóng truy thu vào năm tiếp theo.

Để phán ánh và so sánh về tình hình nợ đọng tiền đóng BHXH qua các năm một cách rõ hơn, ta có thể biểu diễn bằng biểu đồ sau:

1299600 737603 548860 1580721 2381606 1275000 717600 529673 1542709 2323339 24600 20003 19187 38012 58267 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số phải thu (triệu đồng)

Số thu thực hiện (triệu đồng) Số nợ đọng (triệu đồng)

Hình 2.4: Biểu đồ nợ đọng BHXH tại tỉnh Hải Dƣơng (2008 - 2012)

(Nguồn: Phòng Thu - BHXH tỉnh Hải Dương, báo cáo các năm 2008-2012)

2.3.2. Nguyên nhân tồn tại

- Do tình hình kinh tế thế giới rơi vào suy thoái đã tác động đến kinh tế Việt Nam, làm ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp thi công xong dự án, công trình nhƣng chƣa quyết toán đƣợc vì chủ đầu tƣ gặp khó khăn trong khả năng thanh toán, ngân hàng đóng băng do thiếu nguồn, lãi suất cao khó tiếp cận đƣợc vốn vay;

- Các doanh nghiệp mới thành lập do ảnh hƣởng khủng hoảng nên gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh hoặc làm ăn thua lỗ không có khả năng

- Về phía ngƣời chủ sử dụng không tự giác đăng ký tham gia BHXH cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh hải dương (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)