CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU BHXH
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH
3.2.2. Giải pháp đối với vấn đề nợ đọng BHXH
Nhƣ đã phân tích ở trên, tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH là vấn đề nan giải của tất cả các cơ quan BHXH trên toàn quốc. Tình trạng này ngày càng diễn ra phổ biến và tinh vi hơn với nhiều hình thức khác nhau nhƣ khai giảm số lao động, khai mức lƣơng thấp hơn thực tế, trây lỳ không chịu đóng BHXH. Số tiền nợ đọng BHXH lớn đã ảnh hƣởng rất nhiều đến nguồn thu quỹ BHXH làm quỹ BHXH mất cân đối trong công tác thu - chi ảnh hƣởng đến uy tín của ngành BHXH.
Chính vì vậy, để giải quyết tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH có hiệu quả cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng cần tập trung vào một số biện pháp cụ thể sau:
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng đến ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động, cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp,chính quyền địa phƣơng để các đối tƣợng thuộc diện tham gia BHXH tự ý thức đƣợc quyền lợi và trách nhiệm của mình.
- Thƣờng xuyên cử cán bộ chuyên thu phụ trách đơn vị đôn đốc thu, nộp BHXH đúng kỳ theo quy định của pháp, để giảm thiểu tình trạng nợ đọng tiền BHXH của các đơn vị gây ảnh hƣởng đến kết quả thu của toàn ngành;
- Đề xuất xây dựng các quy định, chế tài xử phạt riêng cho địa phƣơng với mức phạt thật nặng để xử lý đối với những trƣờng hợp vi phạm pháp luật về nợ đọng, trốn đóng BHXH;
- Tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động BHXH và tăng cƣờng phối hợp với các sở, ban ngành, cơ quan chức năng liên ngành để đôn đốc thu nợ, thanh tra, kiểm tra
và xử lý nghiêm túc các đơn vị sử dụng lao động vi phạm pháp luật về BHXH để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho ngƣời lao động;
- Kết hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, kế hoạch đầu tƣ, để biết đƣợc những thông tin về các đơn vị mới đăng ký kinh doanh, đƣợc cấp mã số thuế để có thể tiếp cận tổ chức thu BHXH kịp thời, hạn chế bỏ sót đối tƣợng.
- Phối hợp với các đơn vị thanh tra, công an, tòa án trong việc thanh tra kiểm tra, xử lý những vi phạm về trốn đóng, nợ đọng BHXH;
- Cùng với phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thực hiện các quy định về Luật lao động nhƣ giám sát ký kết hợp đồng lao động, đóng BHXH cho ngƣời lao động…
- Phối kết hợp với ngân hàng, kho bạc trong việc thu nộp BHXH. Đối với những đơn vị đóng nộp chậm hoặc cố tình trì hoãn việc đóng BHXH thì nhờ ngân hàng, kho bạc trừ trực tiếp vào tài khoản của các đơn vị đó.
- Bám sát địa bàn, đơn vị để thực hiện công tác đôn đốc thu để giảm nợ đọng, rà soát tất cả các nhóm đối tƣợng, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng BHXH;
- Tham mƣu cho Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành công văn chấn chỉnh công tác trích nộp BHXH, BHYT; Công văn đăng ký tham gia BHXH, BHYT đối với đơn vị chƣa đăng ký tham gia BHXH, BHYT;
- Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện và làm việc trực tiếp với các Hiệu trƣởng, đại lý thu của các nhà trƣờng trên địa bàn huyện về tăng cƣờng thực hiện BHYT học sinh, sinh viên;
- Phối hợp với các ngành chức năng nhƣ phòng Thanh tra, phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội các huyện để tham mƣu cho Uỷ ban nhan dân huyện thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để tiến hành thanh tra các đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện Luật BHXH, BHYT trên địa bàn;
- Phối hợp với Tòa án nhân dân huyện lập hồ sơ khởi kiện đối với các đơn vị cố tình nợ BHXH, BHYT dây dƣa kéo dài;
- Phối hợp làm việc với Uỷ ban nhân dân các xã, phƣờng thƣờng xuyên tăng cƣờng chỉ đạo, đôn đốc nhắc nhở các đại lý thu trong việc thực hiện công tác thu BHXH, BHYT tự nguyện;
Giải pháp trƣớc mắt và cụ thể là thực hiện đôn đốc, thu nợ hàng tháng. Cơ quan BHXH gửi thông báo kết quả đóng nộp tiền BHXH, BHYT đến chủ sử dụng lao động về số tiền đã đóng, số tiền nợ… để thực hiện đôn đốc việc đóng, nộp BHXH, BHYT.
Trƣờng hợp đơn vị không đóng, cử cán bộ chuyên quản đến đơn vị hoặc mời đơn vị lên làm việc, lập biên bản xác nhận nợ và yêu cầu đơn vị cam kết lộ trình trả số tiền nợ BHXH, BHYT. Nếu đơn vị tiếp tục nợ thì cơ quan BHXH thông tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
Trƣờng hợp đơn vị nợ có dấu hiệu chây ỳ, cố tình chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, thành lập tổ công tác liên ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra và yêu cầu thanh toán dứt điểm số tiền nợ hoặc xử lý vi phạm hành chính, sau đó lập hồ sơ khởi kiện ra tòa.
Đối với những đơn vị bị rút giấy phép kinh doanh hoặc đang làm thủ tục giải thể, phá sản hoặc bị phong tỏa, phát mãi tài sản thực hiện việc báo cáo cấp ủy, Uỷ ban nhân dân các cấp và gửi các cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, tòa án, ngân hàng… đề nghị phong tỏa tài khoản, tài sản, phối hợp trong việc thu hồi nợ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật và gửi hồ sơ khởi kiện đơn vị.
Đối với những đơn vị mất tích không còn giao dịch, cơ quan BHXH tiếp tục theo dõi và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để thu hồi nợ BHXH, BHYT. Đồng thời, báo cáo với các ngành công an, tòa án… để xác minh tồn tại của đơn vị nợ; thông tin danh sách đơn vị nợ lên các phƣơng tiện thông tin đại chúng hoặc gửi sang Sở Kế hoạch – Đầu tƣ và cơ quan Thuế để phối hợp giải quyết…
Thực hiện đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra. Các tổ công tác thu hồi nợ trực tiếp đơn vị nợ BHXH, BHYT để kiểm tra, đôn đốc và xử lý theo thẩm quyền. Trƣờng hợp, vƣợt quá thẩm quyền thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thanh tra, kiểm tra, xử phạt theo quy định.