Bài học kinh nghiệm phát triển TTV của các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường vốn việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế001 (Trang 30 - 34)

Bài học về tôn trọng quy luật phát triển khách quan. Mỗi loại thị trường có những yêu cầu và quy luật phát triển riêng. Cần phải thấu hiểu bản chất của thị trường cũng như cơ chế vận động của nó mới có cơ sở xây dựng và hoạch định chính sách làm nền tảng cũng như thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Nhà nước quản lý thị trường thông qua luật pháp, không làm thay chức năng của thị trường.

Bài học về phát triển thị trường theo hướng thể chế hóa. Hầu hết các nước có TTV phát triển đều được điều chỉnh bởi khung pháp lý tương đối hoàn thiện. Hệ thống các văn bản luật và dưới luật hoàn thiện và đồng bộ chính là điều kiện tiên quyết để phát triển thị trường nói chung, TTV nói riêng. Đồng thời, cần đặt trong sự phát triển đồng bộ với các thị trường khác (thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản…)

Để hội nhập quốc tế thành công cần phải xây dựng một môi trường pháp lý trong nước đồng bộ, hấp dẫn với các cơ chế chính sách nhất quán, rõ ràng, tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng để tất cả các nhà đầu tư ( trong nước và nước ngoài) cùng phát triển. Xây dựng môi trường pháp lý là quan trọng; thực thi nghiêm minh là cần thiết.

Bài học về tạo hàng hóa cho TTCK: Hầu hết các nước đều quan tâm đến tạo nguồn hàng về số lượng và chất lượng cho TTCK; áp dụng những chương trình cổ phần hóa và tư nhân hóa mạnh mẽ; có các biện pháp khuyến khích đăng ký niêm yết; sử dụng các biện pháp ưu đãi tài chính. Đối với Việt Nam, muốn phát triển TTCK thì phải đẩy mạnh cổ phần hóa bằng những biện pháp hữu hiệu.

Đặc biệt, để phát triển TTCK, thúc đẩy sự phát triển của TTTP công ty cũng là bài học nên được đúc rút và tham khảo. Đây là một quá trình lâu dài và đòi hỏi nhiều công sức.

Đối với phát triển TTCK, vai trò của hệ thống ngân hàng thương mai rất quan trọng. Nghiên cứu TTCK các nước cho thấy, các ngân hàng thương mại tham gia mua bán trên TTCK như một doanh nghiệp còn thực hiện các nghiệp vụ trung gian khác (môi giới, tư vấn…). Như vậy, muốn phát triển TTCK nước ta, cần phải dựa vào hệ thống ngân hàng nhưng các ngân hàng phải thành lập công ty chứng khoán và tách khỏi hoạt động kinh doanh của ngân hàng; nghiêm cấm các ngân hàng thương mại dùng tiền gửi của khách hàng để kinh doanh chứng khoán.

Bài học về vai trò của nguồn vốn bên ngoài và quản lý sự tham gia của bên nước ngoài vào TTV.

Trì hoãn để có thời gian cho các định chế tài chính, đặc biệt là hệ thống ngân hàng trong nước bằng cách hạn chế sự tham gia của bên nước ngoài là một chiến lược không phù hợp trong điều kiện hội nhập kinh tế là chắc chắn. Những hạn chế có thể làm tăng chi phí tương đối của các ngân hàng nước ngoài trong quá trình tham gia thị trường; do đó tạo ra lợi thế nhất định cho các ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, điều đó lại dẫn đến hoạt động kém hiệu quả và mức độ cạnh tranh thấp trên thị trường. Kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển cho thấy sự tham gia thị trường của các ngân hàng nước ngoài không gây tác động lớn đến sự luân chuyển vốn ngắn hạn. Tuy nhiên, trình tự hội nhập quốc tế tối ưu tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của hệ thống tài chính nội địa. Tương tự như vậy đối với TTCK; hầu hết các nước đều áp dụng các biện pháp hạn chế sự tham gia của bên nước ngoài trên TTCK. Để bảo vệ nền kinh tế trong nước trong điều kiện thiếu vốn, huy động vốn từ nước ngoài đóng vai trò quan trọng nhưng không nên áp dụng rộng rãi để tránh rủi ro. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao khả năng cạnh tranh của các định chế tài chính trong nước là điều quan trọng trước hết trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Bài học về kết hợp kinh nghiệm quốc tế với thực tiễn của đất nước.

Phần lớn các nước đều học tập kinh nghiệm phát triển TTV của các nước phát triển, nhưng mức độ thành công khác nhau. Do vậy, cần vận dụng linh hoạt các kinh nghiệm có tính đến điều kiện thực tế của nước mình; tránh vận dụng máy móc, phi thực tiễn.

Kết luận Chương I

Để có cơ sở nghiên cứu về TTV Việt Nam, nội dung Chương I đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản nhất về thị trường vốn. Trong đó đã định hướng phạm vi nghiên cứu thị trường vốn trên cơ sở lựa chọn sự phân loại thị

trường theo quan điểm của Mỹ, Anh, Đức (và một số nước khác); phân tích một số các khái niệm cơ bản (vốn, các công cụ, chủ thể); đồng thời, nêu khái quát vai trò, chức năng của thị trường vốn.

Một trong những nguồn tham khảo quan trọng để phát triển TTV trong nước là kinh nghiệm thành công cũng như thất bại của các quốc gia trong khu vực và thế giới, đặc biệt là những nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu tình hình phát triển TTV của một số nước là cơ sở để khái quát một số bài học kinh nghiệm mang tính lý luận và thực tiễn có thể áp dụng đối với TTV Việt Nam. Trong đó, cần nhấn mạnh rằng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao khả năng cạnh tranh của TTV trong nước là điều quan trọng trước hết trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường vốn việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế001 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)