b. Môi trường pháp lý
2.2.1. Những thành tựu đã đạt được
Qua những phân tích trên về tình hình phát triển TTV nước ta, có thể thấy rằng, dù còn non trẻ, nhưng TTV nước ta cũng đã có những đóng góp nhất định đối huy động và phân bổ nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, xã hội. Những cấu thành của TTV cơ bản đã được hình thành. Bên cạnh TTTD dài hạn với kênh huy động truyền thống, TTCK tuy mới ra đời nhưng cũng đã có bước phát triển đáng ghi nhận. TTV đã được vận hành trong một khuôn khổ pháp lý xác định với các văn bản điều chỉnh có hiệu lực pháp lý cao (Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật Ngân hàng Nhà nước…). Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trực tiếp quản lý và điều hành TTV đã được xác định; các định chế của TTV dần dần được hoàn thiện; đã có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý hệ thống tài chính và thị trường vốn với các Bộ, ngành liên quan trong xử lý các vấn đề phát sinh.
Đánh giá riêng từng thị trường, qua hơn 6 năm hoạt động, TTCK đã phát huy tích cực vai trò là một kênh huy động vốn trung dài hạn để đáp ứng các nhu cầu đầu tư của nền kinh tế. TTCK cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy quá trình minh bạch hóa hoạt động của các doanh nghiệp. Nhận thức của công chúng về vai trò và tác dụng của TTCK cũng ngày một sâu sắc. Có thể khái quát những thành tựu của TTCK Việt Nam trong 6 năm qua như sau:
Một là, xây dựng và đưa vào hoạt động TTCK theo mô hình tập trung,
góp phần đồng bộ hóa các thể chế thị trường theo chủ trương của Đảng và Chính phủ. Đến nay, giá trị vốn hóa của thị trường đạt mức trên 250 triệu USD, hoạt động của các công ty niêm yết thời gian qua tăng trưởng tốt, phương thức quản trị công ty, kiểm toán và công bố thông tin được cải thiện đáng kể theo thông lệ tốt nhất.
Hai là, TTCK với nguyên tắc hoạt động của nó sẽ thúc đẩy tiến trình cổ
phần hóa DNNN và chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thành công ty cổ phần; tạo cơ chế lành mạnh bởi yêu cầu các doanh nghiệp phải kiểm toán, công bố thông tin, quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất, góp phần minh bạch nền kinh tế.
Ba là, TTCK ra đời và phát triển cũng tạo môi trường tốt để Chính phủ,
doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn phục vụ cho mục tiêu đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của toàn xã hội; giảm bớt sự phụ thuộc của nền kinh tế vào hoạt động tín dụng ngân hàng, giảm thiểu rủi ro hệ thống.
Bốn là, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thị trường đã được hình thành và
ngày càng được củng cố theo hướng hiện đại hóa; hoạt động giao dịch của các TTGDCK đều được vận hành thông suốt. Các tổ chức trung gian đã từng bước phát triển về số lượng và chất lượng.
Năm là, đã từng bước chủ động hội nhập vào TTV quốc tế qua các điều
phương về TTCK. Điều đó đã tạo dựng được niềm tin đối với các nhà ĐTNN ở một mức độ nhất định, thể hiện mức độ tham gia vào thị trường của chủ thể này ngày càng tăng. Đặc biệt, các nghiên cứu cho thấy, các chuyên gia nước ngoài nhận định về mặt định giá trên TTCK Việt Nam là là hấp dẫn – PE trung bình của chứng khoán niêm yết là 9,7 lần, tăng trưởng lợi nhuận là 20%, tỷ suất RoE là 30% và mức lợi tức là 3,6%.
Bảng 3: Dự đoán khả quan về một số chỉ tiêu năm 2006 của TTCK Việt Nam so sánh với các thị trường khác trong khu vực
Tăng trưởng EPS (%) P/E (lần) PB (lần) RoE (%) DY (%) Việt Nam 20.2 9.7 2.6 29.8 3.6 Inđônêxia 13.9 12.7 2.6 20.4 10.8 Malaixia 10.8 13.0 1.8 14.9 4.2 Philippin 15.0 10.8 1.4 12.9 1.8 Xingapo 9.6 14.5 1.8 12.8 3.4 Thái Lan 3.8 9.6 2.9 19.9 4.4 Nhật 9.7 18.7 2.2 11.8 1.2 Trung Quốc 6.8 11.6 1.9 16.8 2.8 Hồng Kông 0.9 13.7 1.7 12.6 3.9 Hàn Quốc 9.4 10.2 1.5 16.0 1.6 Đài Loan 11.0 12.0 2.1 17.1 4.2 Úc 10.8 14.5 2.6 18.0 3.8 Ấn Độ 18.5 14.7 3.3 24.2 1.8 Pakixtan 10.4 11.3 3.0 27.1 5.1
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu về Việt Nam của Công ty tư vấn và quản lý tài chính Merrill Lynch
Đối với TTTD dài hạn, mặc dù được ra đời từ lâu trước TTCK, nhưng kế từ khi chuyển đổi cơ chế vận hành của nền kinh tế nói chung và đổi hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng, TTTD mới có điều kiện phát triển toàn diện, nhanh chóng. Nếu so sánh với thị trường tiền tệ và TTCK, TTTD thời gian qua được xem như phát triển mạnh mẽ và sôi động hơn. Các cấu thành cơ bản của thị trường tương đối hoàn thiện. Thành phần tham gia thị trường ngày một đa dạng. Nhiều loại hình tổ chức tín dụng với các hình thức sở hữu khác nhau (Nhà nước, cổ phần, …) được thành lập với quy mô và hệ thống tổ chức mạng lưới ngày càng rộng lớn. Thị trường đã giải quyết một lượng vốn tín dụng ngân hàng khá lớn, có vai trò chủ yếu hiện nay cung ứng vốn cho nền kinh tế (tỷ trọng cho vay của hệ thống ngân hàng trên GDP chiếm 50% - 60%/năm trong thời kỳ 2002- 2005). Vốn tín dụng trung, dài hạn cũng tăng nhanh. Các quan hệ tín dụng, kể cả huy động vốn và cho vay trên TTTD chính thức và phi chính thức đều được mở rộng, tạo điều kiện thức đẩy cầu và cung tín dụng tăng lên. Công cụ tín dụng tham gia thị trường ngày càng đa dạng với nhiều hình thức tín dụng mới trong cả lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh cũng như lĩnh vực tiêu dùng. Các quan hệ tín dụng được hình thành và chịu sự chi phối bởi các quy luật thị trường. Khối lượng hàng hoá và giá cả tín dụng bước đầu được điều tiết bởi các quy luật cung cầu thị trường, quy luật cạnh tranh và quy luật giá cả…