Tình hình phát triển TTV Việt Nam trong quá trình HNKTQT 1 Thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường vốn việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế001 (Trang 34 - 38)

2.1.1. Thị trường chứng khoán

Sau quá trình chuẩn bị các điều kiện cần thiết về môi trường kinh tế, chính trị xã hội, môi trường pháp lý, điều kiện kỹ thuật cũng như nhân tố con người, TTCK đã từng bước hình thành, phát triển và đạt được những kết quả khả quan về nhiều mặt. Đây thực sự là một bổ sung quan trọng vào kênh huy động và phân bổ vốn truyền thống.

Thứ nhất, sau 6 năm đi vào hoạt động, khung pháp lý điều chỉnh TTCK đã được xây dựng tương đối đồng bộ, góp phần quan trọng vào những thành công ban đầu của TTCK nước ta. Trước hết, đã tạo được cơ sở pháp lý cho sự

ra đời của hai TTGDCK, hình thành nên TTCK theo mô hình tập trung với vai trò là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Đồng thời, đã tạo ra cơ sở pháp lý xây dựng hệ thống các tổ chức trunggian hoạt động trên TTCK nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, giao dịch chứng khoán. Bên cạnh đó, pháp luật về chứng khoán và TTCK quy định tương đối rõ ràng và bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, từ đó thuhút các nhà đầu tư, đặc biệt

là các nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường. Từng bước tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, nâng cao tính minh bạch, thực hiện kiểm toán, và bước đầu đã thực hiện nguyên tắc quản trị công ty; tạo ra hành lang pháp lý để cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý, giám sát TTCK.

Trong quá trình HNKTQT, cơ chế và chính sách về TTCK nước ta cũng đã từng bước được sửa đổi, bổ sung nhằm phù hợp với các cam kết hội nhập cũng như các thông lệ quốc tế; đồng thời, tạo môi trường pháp lý dần dần bình đẳng trong điều kiện thực tế phát triển của nền kinh tế. Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường được mở rộng với các bước đi thích hợp; áp dụng các thông lệ quốc tế vào cơ chế quản lý thị trường là những bước tiến quan trọng.

Ngày 23/6/2006, Quốc hội khoá XI đã chính thức thông qua Luật Chứng khoán (bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2007). Luật Chứng khoán đã được xây dựng phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện cho TTCK Việt Nam có khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực, đặc biệt là đáp ứng được lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và gia nhập WTO. Cùng với quá trình hình thành nên một trật tự thị trường, một khung pháp lý chuẩn làm định hướng cho sự phát triển của các thành phần tham gia thị trường, Luật Chứng khoán với nhiều điểm tích cực sẽ góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống quản lý, kích thích luân chuyển vốn, phù hợp với giai đoạn khởi động nhằm thúc đẩy nhanh chóng TTCK Việt nam phát triển.

Thứ hai, về hợp tác quốc tế, ngày 26/6/2001, Uỷ ban Chứng khoán Nhà

nước Việt Nam đã chính thức được công nhận là thành viên chính thức của IOSCO. Đây là một tổ chức quốc tế tiền thân của những Uỷ ban chứng khoán và là một trong những diễn đàn quan trọng cho sự hợp tác quốc tế giữa các nhà quản lý thị trường vốn. Các nguyên tắc và mục tiêu về quản lý chứng

khoán của IOSCO (Các nguyên tắc của IOSCO) được cộng đồng tài chính thế giới công nhận là các chuẩn mực quốc tế cho tất cả các thị trường.

Việc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam gia nhập Tổ chức này là phù hợp với chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng và nhà nước nhằm tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm với các nước trong việc phát triển TTCK, góp phần giúp ngành chứng khoán non trẻ của Việt Nam hội nhập quốc tế. Tham gia vào IOSCO, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam có đủ tư cách tham gia ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với các Uỷ ban chứng khoán khác theo tinh thần của Điều ước Rio về hợp tác quốc tế giữa các Uỷ ban Chứng khoán. Việc ký kết MOU này rất cần thiết cho tiến trình phát triển TTCK Việt Nam thông qua sự hỗ trợ và hợp tác của các thành viên khác trong mọi lĩnh vực của TTCK; tạo điều kiện phát triển nhanh và bền vững trong quá trình hội nhập.

Thứ 3, về hoạt động trên TTCK, quy mô thị trường không ngừng tăng qua các năm. Sau thời kỳ giao dịch trầm lắng những năm 2002, 2003, giá trị

chứng khoán niêm yết tăng thêm trong năm 2004 gần 12.500 tỷ đồng, tăng 93,4% so với giá trị chứng khoán niêm yết năm 2003 (trong đó: niêm yết cổ phiếu tăng thêm gần 216 tỷ). Năm 2005, tính chung trên cả hai TTGDCK, tổng giá trị chứng khoán và đăng ký giao dịch (theo mệnh giá) đã tăng 64%; giá trị thị trường của chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch tăng gấp 1,6 lần so với năm 2004, tương đương 6,1% GDP năm 2005 (so với mức 3,9% GDP năm 2004), trong đó cổ phiếu là 1,2% GDP. Tính đến tháng 4/2006, đã đưa vào niêm yết và đăng ký giao dịch khoảng 45 loại cổ phiếu (34.000 tỷ đồng), 400 loại trái phiếu chính phủ (48.500 tỷ đồng).

Tại TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh, giá trị giao dịch năm 2005 đạt hơn 26,8 ngàn tỷ đồng; trong đó trái phiếu chiếm 90%, còn lại là cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư.

Bảng 1: Hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh từ 7/2000 – 6/2006 Đơn vị : tỷ đồng Năm/chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 5/2006 Tổng giá trị vốn hoá thị trường 986 570 2.436 2.307 4.237 7.390 30.600 Tổng giá trị giao dịch qua các năm 92 1033 1087 2998 19.887 26.878 28.168

Nguồn: Uỷ ban chứng khoán nhà nước Thứ tư, hàng hóa trên thị trường ngày càng tăng về số lượng và đa dạnh hơn về chủng loại nhưng vẫn nghèo nàn so với TTCK khu vực và theo thông lệ quốc tế. Đến nay mới chỉ có cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ

đầu tư được giao dịch trên thị trường.

Thứ năm, sau 6 năm đi vào hoạt động, thành phần các chủ thể tham gia thị trường ngày càng đa dạng, hoạt động tích cực và có hiệu quả. Tính đến

thời điểm hiện nay, hệ thống các tổ chức trung gian đã được tạo lập với 14 công ty chứng khoán, 01 ngân hàng thanh toán, 01 trung tâm lưu ký chứng khoán, 7 công ty kiểm toán, 9 công ty quản lý quỹ (riêng năm 2005 cho phép thành lập 4 công ty quản lý quỹ), 2 trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK TP Hồ Chí Minh, thành lập 7/2000; TTGDCK Hà Nội, thành lập tháng 3/2005).

Thứ sáu, công tác đào tạo và tuyên truyền đã được chú trọng. Công tác

này đóng góp đáng kể vào việc cung cấp kiến thức cơ bản cũng như những hiểu biết về mặt pháp luật về chứng khoán và TTCK cho công chúng, góp phần cung cấp cho thị trường những nhà đầu tư có kiến thức nhất định về chứng khoán, TTCK; đồng thời tạo ra đội ngũ nhân viên quản lý, giao dịch chuyên nghiệp cho các cơ quan quản lý và công ty chứng khoán.

Trên đây là một số nhận xét chung; tình hình phát triển các thị trường bộ phận cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường vốn việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế001 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)