Thách thức về áp lực cạnh tranh khi mở cửa thị trường vốn theo các cam kết quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường vốn việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế001 (Trang 77 - 80)

các cam kết quốc tế

Một trong nội dung cam kết cụ thể của quá trình tự do hoá thị trường vốn trong ASEAN là tự do hóa thương mại dịch vụ tài chính (thể hiện trong Hiệp định về tự do thương mại dịch vụ ASEAN-AFAS). Về nguyên tắc, các dịch vụ tài chính được đàm phán để tiến tới tự do hoá vào năm 2020 gồm hai phân ngành: (1) Dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ có liên quan đến bảo hiểm; (2) Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác.

Về tổng thể, lộ trình tự do hoá dịch vụ tài chính sẽ được tiến hành qua 8 vòng đàm phán và kết thúc vào năm 2019. Năm 2020 là năm cuối cùng hoàn thành loại bỏ tất cả những hạn chế trong thị trường dịch vụ tài chính. Tại vòng đàm phán thứ 3 về dịch vụ tài chính (4/2005), Thái Lan đã cam kết tự do hoá hơn lĩnh vực dịch vụ ngân hàng; Philippines và Singapore cam kết đưa ra bản chào về lĩnh vực chứng khoán. Trong khi đó, TTCK nước ta mới đi vào hoạt động, vẫn đang trong quá trình hoàn thiện cơ chế chính sách và thực thi các biện pháp thúc đẩy phát triển hàng hoá và thu hút các nhà đầu tư; Do đó, kết thúc đàm phán vòng 3, Việt Nam đề nghị sẽ xem xét các nội dung cam kết cụ thể đối với dịch vụ chứng khoán và dự kiến sẽ đưa ra thảo luận tại các vòng đàm phán tiếp theo.

Kết nối giữa các TTCK ASEAN là một sáng kiến khá cụ thể trong hợp tác phát triển và tự do hoá thị trường vốn của các nước trong khu vực, cho phép quy mô giao dịch vốn ở phạm vi rộng hơn, phong phú về hàng hoá và giảm chi phí giao dịch.

Bên cạnh đó, theo cam kết hội nhập với WTO, TTCK Việt Nam sẽ phải tiến tới “mở cửa” theo 3 nội dung. Thứ nhất, sẽ không hạn chế nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu, trái phiếu trên TTCK; thứ hai, mở rộng phạm vi hoạt động cho các tổ chức tài chính trung gian nước ngoài tham gia kinh doanh chứng khoán trên TTCK Việt Nam; thứ ba, tiến tới liên kết TTCK với các nước trên thế giới.

Đối với ngân hàng, quá trình hội nhập cũng mang lại thời cơ và những thách thức thể hiện qua các cam kết đa phương mà các quốc gia phải tuân thủ. Chẳng hạn, cam kết trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác thương mại dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội ASEAN, các nước phải thực hiện các yêu cầu sau:

- Xây dựng môi trường pháp lý về Ngân hàng phù hợp thông lệ quốc tế - Không hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng

- Không hạn chế về tổng giá trị các giao dịch về dịch vụ ngân hàng

- Không hạn chế về tổng các hoạt động tác nghiệp hay tổng số lượng dịch vụ ngân hàng

- Không hạn chế về tổng số người được tuyển dụng của các tổ chức tài chính nước ngoài

- Không có các biện pháp hạn chế hay yêu cầu phải mang một hình thức pháp nhân nào cụ thể

- Không hạn chế việc tham gia góp vốn của bên nước ngoài dưới hình thức tỷ lệ phần trăm tối đa số cổ phiếu nước ngoài được nắm giữ theo nguyên tắc thoả thuận...

Những yêu cầu trên đây chỉ là những nội dung ban đầu mà ngành ngân hàng Việt Nam phải thực hiện bắt đầu từ 2008. Bên cạnh đó, Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập WTO; đi kèm theo đó là hàng loạt các cam kết quốc tế phải thực hiện. Đơn cử như cam kết Việt - Mỹ trong đàm phán gia nhập WTO (ký ngày 31/5/2006) có quy định: Kể từ ngày 1/4/2007, các ngân hàng Mỹ và các

ngân hàng nước ngoài khác sẽ được phép thành lập các chi nhánh 100% vốn nước ngoài. Cũng như các pháp nhân Việt Nam, các chi nhánh và văn phòng đại diện này sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Như vậy, khi Việt Nam phải thực hiện các cam kết khu vực và quốc tế trong quá trình hội nhập đồng nghĩa với việc mở cửa dần thị trường. Chính điều đó sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh cực kỳ gay gắt và gây áp lực cải cách lên các chủ thể tham gia trên TTV nước ta. Chúng ta chắc chắn sẽ phải chấp nhận sự gia tăng nhanh chóng của các nhà ĐTNN có kinh nghiệm, có điều kiện tài chính, hiểu biết rõ luật pháp Việt Nam; trong khi đó, Việt Nam cũng sẽ phải bắt buộc thực hiện chính sách không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhưng khó khăn ở chỗ, những yếu kém của hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp…của nước ta là quá rõ ràng và bị tụt hậu khá xa so với mặt bằng phát triển của khu vực và trên thế giới. Đó chính là những thách thức lớn nhất khi quá trình hội nhập mà dù muốn hay không chúng ta vẫn phải vượt qua chính mình để tồn tại và tham gia vào quá trình toàn cầu này.

3.1.2. Mục tiêu, quan điểm và định hướng phát triển TTV Việt Nam trong thời gian tới trong thời gian tới

a. Mục tiêu

Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung, TTV Việt Nam vẫn còn non trẻ và chưa phát huy hết vai trò của nó. Chính vì vậy. trong những năm tới, việc xây dựng và phát triển TTV cần phải đạt được yêu cầu vững mạnh về cả quy mô và chất lượng để trở thành nguồn thu hút, phân bổ vốn quan trọng nhất cho nền kinh tế. Hoạt động của TTV phải đảm bảo lành mạnh, an toàn, hiệu quả; trong đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế được nâng cao, đảm bảo chủ động hội nhập với các thị trường tài chính trong khu vực và quốc tế; đồng thời, vai trò quản lý và

giám sát của nhà nước được tăng cường theo hướng hiệu quả và sát với thực tiễn hơn.

Đối với TTCK, Quyết định số 163/2003/QĐ-TTg (05/8/2003) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến 2010 nêu rõ “Phát triển thị trường chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt

động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế”. Kế hoạch phát

triển TTCK đến năm 2010 (Quyết định số 898 /QĐ-BTC ngày 20/2/2006) cũng đã đưa mục tiêu phấn đấu tổng giá trị vốn hoá TTCK có tổ chức đạt 10 - 15% GDP đến năm 2010.

Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các TCTD, theo Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ) thì NHNN phải có đủ năng lực xây dựng và thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng trung ương, hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế. Sau năm 2010, phát triển NHNN đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu Á.

Đối với các TCTD, mục tiêu phải đạt được là cải cách triệt để và phát triển toàn diện, đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN, tiến đến trình độ tiên tiến trong khu vực Châu Á sau năm 2010, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Phát triển các TCTD phi ngân hàng để góp phần phát triển hệ thống tài chính đa dạng và cân bằng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường vốn việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế001 (Trang 77 - 80)