Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước 002 (Trang 89)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiên nghị

4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Thực hiện tự chủ tài chính là một nội dung trong công tác quản lý chi thƣờng xuyên, là một cuộc cải cách có quy mô lớn, lại diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, do vậy cần hội đủ các điều kiện về tài chính, ngân sách về đổi mới cơ chế quản lý biên chế, hệ thống thang, bậc lƣơng để định ra bƣớc đi thích hợp. Trƣớc hết, để đảm bảo thống nhất trong việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, Chính phủ cần sớm ban hành các tiêu chí khung đánh giá các nội dung cơ bản nhƣ: khối lƣợng, chất lƣợng công việc thực hiện, thời gian giải quyết công việc, tình hình chấp hành chính sách, chế độ và quy định về tài chính. Dựa vào tiêu chí khung, các cơ quan chủ quản cấp trên có cơ sở ban hành tiêu chí cơ bản là căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan trực thuộc.

Một vấn đề nữa là Nghị định 130/2005/NĐ-CP qua 8 năm triển khai thực hiện, bên cạnh một số mặt tích cực đã bộc lộ một số tồn tại hạn chế: tổ chức và biên chế của các cơ quan quản lý hành chính không những không giảm, mà ngƣợc lại luôn có xu hƣớng mở rộng và tăng biên chế; việc xác định và sử dụng kinh phí giao tự chủ trên cơ sở biên chế đƣợc cấp có thẩm quyền giao và định mức phân bổ ngân sách nhà nƣớc tính trên biên chế, các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù theo chế độ quy định. Do biên chế đƣợc giao còn mang tính chủ quan, chƣa chính xác, mặt khác định mức chi chƣa đƣợc

điều chỉnh kịp thời nên việc phân bổ kinh phí giao thực hiện tự chủ còn chƣa thật sự phù hợp, thiếu cơ sở. Nghị định còn qui định một số nội dung chi đƣợc giao khoán nhƣ văn phòng phẩm, điện thoại… nhƣng vẫn phải có hóa đơn để hợp thức hóa chứng từ quyết toán; ngoài ra việc sử dụng một phần kinh phí tiết kiệm để chi tăng thu nhập cho CBCC nên dễ dẫn đến chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động hành chính công bị hạn chế; phạm vi sử dụng kinh phí tiết kiệm để chi cho các hoạt động phúc lợi chƣa quy định rõ; tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ chƣa cụ thể…ngoài ra trong việc phân định và thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc một số Cục trực thuộc các Bộ chƣa tách bạch rõ ràng về chức năng quản lý nhà nƣớc và chức năng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; một số cơ quan đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế đặc thù riêng nhƣ: Ngân hàng Nhà nƣớc, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nƣớc, hệ thống Thuế, Hải Quan, Kho bạc nhà nƣớc. Do dự toán chi của các cơ quan này đƣợc bố trí từ nguồn thu phí, lệ phí thuộc NSNN đƣợc để lại với tỷ lệ cao nên kinh phí tiết kiệm lớn, nguồn để chi trả thu nhập cho CBCC cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của cơ quan quản lý hành chính khác, tạo ra không bình đẳng về thu nhập giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Xuất phát từ yêu cầu, thực tiễn nêu trên kiến nghị với Thủ tƣớng Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 130/NĐ-CP theo xu hƣớng phát triển và đặt ra yêu cầu cao hơn đối với cơ chế quản lý, cung cấp dịch vụ công.

Luật Dự trữ quốc gia đã đƣợc Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua và Chủ tịch nƣớc CHXHCNVN ký lệnh số 24/L-CTN ngày 03/12/2012, Luật DTQG có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21/8/2013 về việc qui định chi tiết thi hành Luật Dự trữ quốc gia thay thế Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2004 quy đinh chi tiết thi hành Pháp lệnh dự trữ quốc gia và Nghị định số 43/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ sửa

đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 196/2004/NĐ-CP. Để đƣa Luật DTQG vào cuộc sống và tạo tính bền vững trong công tác quản lý tài chính, đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế tài chính cho hoạt động của Tổng cục.

4.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính (cơ quan quản lý nhà nước):

Để đảm bảo quyền tự chủ, đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trƣởng đơn vị trong quản lý, sử dụng kinh phí và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Bộ Tài chính sớm nghiên cứu giao thêm quyền tự chủ cho đơn vị thực hiện tự chủ:

- Về việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện các nội dung chi: Ngoài các nội dung chi bắt buộc phải thực hiện theo chế độ quy định của Nhà nƣớc nhƣ tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng, các khoản đóng góp theo lƣơng, các khoản chi khác nhƣ chi các đoàn đi công tác nƣớc ngoài; trang bị và sử dụng điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động… Thủ trƣởng đơn vị đƣợc phép quy định các mức chi cao hơn hoặc thấp hơn chế độ Nhà nƣớc quy định. Đối với các nội dung chi chƣa có quy định của Nhà nƣớc, Thủ trƣởng đơn vị đƣợc phép quy định mức chi phù hợp đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và trên cơ sở kinh phí tự chủ đƣợc giao. Bên cạnh đó, để giảm khối lƣợng công việc, giảm thủ tục hành chính không cần thiết, có thể xây dựng phƣơng án khoán và thực hiện khoán đối với các nội dung chi thƣờng xuyên của đơn vị, kể cả khoán quỹ tiền lƣơng cho từng bộ phận trong cơ quan.

- Đối với kinh phí tiết kiệm đƣợc: Thủ trƣởng đơn vị đƣợc quyết định các nội dung chi, trong đó không hạn chế mức chi bổ sung thu nhập cho CBCC. Đối với kinh phí tiết kiệm chƣa sử dụng hết, đƣợc trích toàn bộ vào Quỹ khen thƣởng, phúc lợi của đơn vị.

- Cần quan tâm giải quyết phân cấp quyền và nghĩa vụ của các cấp, đơn vị dự toán (cấp 3, cấp 2 và cấp 1) trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, đặc biệt đối với các Cục DTNN khu vực.

- Tăng cƣờng công tác giám sát tình hình thực hiện các cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ quan nhà nƣớc, đảm bảo việc thực hiện đúng quy định của pháp luật; thông qua công tác giám sát, yêu cầu cơ quan nhà nƣớc kịp thời điều chỉnh bổ sung cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn vô định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Ngoài ra, hệ thống chế độ kế toán hoàn thiện chính là điều kiện cần thiết để hỗ trợ công tác quản lý chi thƣờng xuyên. Việc hoàn thiện hệ thống văn bản hƣớng dẫn về kế toán cần theo hƣớng: Nghiên cứu xây dựng chế độ kế toán một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với việc thực hiện việc quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Hiện nay, công tác hạch toán kế toán trong hệ thống TCDTNN đƣợc thực hiện theo Thông tƣ số 213/QĐ- BTC ngày 10/11/2009 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng cho dự trữ nhà nƣớc. Nhƣng trong quá trình thực hiện, TCDTNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, việc quản lý chi thƣờng xuyên đối với kinh phí hoạt động quản lý theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đối với kinh phí hoạt động chuyên môn đặc thù theo cơ chế khoán kinh phí tiết kiệm đƣợc sử dụng cùng với kiết kiệm kinh phí tự chủ để chi cho các nội dung: tăng thu nhập, phúc lợi, khen thƣởng, tăng cƣờng cơ sở vật chất…tuy nhiên chế độ kế toán áp dụng tại TCDTNN lại chƣa có hƣớng dẫn cho phù hợp với việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính đặc thù. Do vậy, đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành Thông tƣ điều chỉnh chế độ kế toán DTQG cho phù hợp với quy định về quản lý tài chính.

Về nguồn dự toán chi hoạt động cho DTQG, đề nghị Bộ giao dự toán chi hoạt động của TCDTNN về một nguồn chi hoạt động quản lý Nhà nƣớc (khoản 463) để đơn vị quản lý chi thƣờng xuyên tốt và hiệu quả hơn. Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ thực hiện dễ dàng hơn.

KẾT LUẬN

Thực hiện tự chủ tài chính là sự đổi mới về phƣơng thức quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nƣớc, là quá trình chuyển từ cơ chế tài chính bao cấp sang thể chế tài chính phù hợp với nguyên tắc thị trƣờng. Việc thực hiện quyền tự chủ tài chính cho các cơ quan hành chính nhà nƣớc là tạo môi trƣờng tài chính thuận lợi để các đơn vị hoạt động trong điều kiện cơ chế kinh tế mới.

Nghị định 130/NĐ-CP ngày 17/10/2005, Nghị định số 196/2004/NĐ- CP ngày 2/12/2004 về việc qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia của Chính phủ, Luật Dự trữ quốc gia đã mở ra cơ chế quản lý mới cho các cơ quan hành chính nhà nƣớc nói chung và hệ thống TCDTNN nói riêng. Có thể nói, việc trao quyền tự chủ tài chính đã cho phép TCDTNN chủ động trong việc sắp xếp tổ chức, biên chế hợp lý hóa các quy trình nghiệp vụ; chủ động trong việc sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất và năng lực hiện có để nâng cao chất lƣợng hoạt động; cải thiện thu nhập cho CBCC. Cùng với hoạt động chuyên môn thì công tác quản chi thƣờng xuyên đang ngày càng thể hiện rõ vai trò vô cùng quan trọng của mình trong sự phát triển của hệ thống TCDTNN.

Để góp phần vào sự phát triển của hệ thống TCDTNN, Luận văn “Quản lý chi thƣờng xuyên tại Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc” đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc.

- Đã phân tích và đánh giá thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên tại Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc. Từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên tại Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc.

Luận văn cũng mạnh dạn đƣa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính về những điểm bất cập nhằm tháo gỡ khó khăn cho các cơ quan hành chính nhà nƣớc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Trong khuôn khổ giới hạn của Luận văn và khả năng của tác giả, Luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Nhƣng hy vọng những giải pháp trên nếu đƣợc quan tâm và thực hiện thận trọng sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên của TCDTNN, thực hiện thành công chiến lƣợc phát triển TCDTNN đến năm 2020, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với định hƣớng cải cách về tài chính công trong giai đoạn hiện nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, Thông tư số 143/2007/TT-BTC ngày 03/12/2007. Hƣớng dẫn

thực hiện Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 2/12/2004.

2. Bộ Tài chính, Thông tư số 143/2009/TT-BTC, ngày 15/7/2009 hƣớng dẫn

lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho xuất cấp hàng DTQG để cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ.

3. Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ (2006), Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-

BTC-BNV,ngày 17/01/2006 hƣớng dẫn Nghị định số 130/2005/NĐ-CP

ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nƣớc.

4. Bộ Tài chính, công văn số 4019/BTC-TVQT. Ngày 28/3/2006 về việc

hƣớng dẫn thực hiện thông tƣ liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV.

5. Bộ Tài chính, Thông tư số 108/2013/TT-BTC. Ngày 13 tháng 8 năm 2013

quy định về quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia.

6. Bộ Tài chính, Thông tư số 145/2013/TT-BTC. Ngày 21 tháng 10 năm 2013

hƣớng dẫn về kế hoạch dự trữ quốc gia và ngân sách nhà nƣớc chi cho dự trữ quốc gia.

7. Bộ Tài chính, Quyết định số 148/QĐ-BTC. Ngày 19/01/2012 về việc phân

cấp, ủy quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực tài chính, tài sản, đầu tƣ xây dựng, kiểm tra,kiểm toán nội bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, đấu thầu, mua sắm tập trung trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, dự án vay nợ, viện trợ thuộc Bộ Tài chính.

8. Nguyễn Văn Lam, 2007. Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách

Nhà nước qua kho Bạc Nhà nước tỉnh Bến Tre. Luận văn Thạc Sỹ, Đại

học Tôn Đức Thắng.

9. Thân Tùng Lâm, 2012.Hoàn thiện công tác kiểm soátchi thường xuyên ngân

10. Lê Thị Oanh, 2010. Thực trạng chi thường xuyên ngân sách. Thông tin, Đại học Duy Tân, trang 12-16.

11. Nguyễn Lan Phƣơng, 2012. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ở huyện Từ

Liêm. Luận văn Thạc sỹ, Học viện Tài chính.

12. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2002. Luật Ngân sách Nhà nước.

13. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2003. Luật Kế toán.

14. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2005. Luật Thực hành tiết kiệm

chống lãng phí.

15. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2013. Luật Dự trữ quốc gia.

16. Thủ tƣớng Chính phủ, 2013. Nghị định số 94/2013/NĐ-CP, ngày 21

tháng 8 năm 2013 quy định chi tiết thi hành Luật Dự trữ quốc gia.

17. Thủ tƣớng Chính phủ, 2005. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, ngày 17

tháng 10 năm 2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nƣớc.

18. Thủ tƣớng Chính phủ, 2004. Pháp lệnh Dự trữ Quốc gia.

19. Thủ tƣớng Chính phủ, 2009. Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg, ngày

20/8/2009 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc trực thuộc Bộ Tài chính.

20. Thủ tƣớng Chính phủ, 2007. Quyết định số 139/2007/QĐ-TTg, ngày 23

tháng 8 năm 2007 phê duyệt “Chiến lƣớc phát triển Dự trữ quốc gia đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020”.

21. Thủ tƣớng Chính phủ, 2010. Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg, ngày

30/9/2010 quy định định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc.

22. Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc. Quyết định số 320/QĐ-DTQG, ngày

27/09/2006 về việc ban hành Quy chế thực hiện chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính của Cục

Dự trữ quốc gia (nay đổi tên Là Tổng cục Dự trữ nhà nƣớc).

23. Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc. Quyết định số 931/QĐ-TCDT, ngày

22/10/2010 ban hành quy chế quản lý tài chính, tài sản và đầu tƣ xây dựng cơ bản.

24. Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc. Quyết định số 318/QĐ-TCDT, ngày

19/04/2012 quyết định phân cấp và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực tài chính, tài sản, đầu tƣ xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, đấu thầu mua sắm tập trung tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc TCDTNN.

25. Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc. Quyết đinh số 320/QĐ-DTQG, ngày

27/9/2006 ban hành quy chế thực hiện chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính của Cục DTQG.

26. Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc, 2011. Quyết định số 216/QĐ-TCDT, ngày

22/4/2011 về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ tại cơ quan Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc.

27. Đỗ Thị Thu Trang, 2012. Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước 002 (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)