Giới thiệu chung về Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước 002 (Trang 38 - 43)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu chung về Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc

3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Dự trữ Nhà nước

TCDTNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý nhà nƣớc về dự trữ nhà nƣớc; trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ quốc gia đƣợc Chính phủ giao.

TCDTNN thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Trình Bộ trƣởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ xem xét, quyết định:

+ Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội; Dự thảo Nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về dự trữ nhà nƣớc;

+ Chiến lƣợc, quy hoạch, chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chƣơng trình hành động, quy hoạch hệ thống kho,đề án, dự án quan trọng về dự trữ nhà nƣớc;

+ Danh mục, mức dự trữ từng loại hàng, tổng mức dự trữ nhà nƣớc và tổng mức tăng dự trữ nhà nƣớc trong từng thời kỳ và hàng năm;

+ Kế hoạch, dự toán ngân sách dự trữ nhà nƣớc và phƣơng án phân bổ vốn bổ sung dự trữ nhà nƣớc hàng năm cho các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ nhà nƣớc;

+ Kế hoạch đặt hàng dự trữ nhà nƣớc tại các Bộ, ngành đƣợc Chính phủ trực tiếp giao quản lý hàng dự trữ.

+ Việc sử dụng quỹ nhà nƣớc để tham gia bình ổn thị trƣờng, ổn định kinh tế vĩ mô.

- Trình Bộ trƣởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:

+ Dự thảo thông tƣ và các văn bản khác về dự trữ nhà nƣớc;

+ Chế độ quản lý tài chính, ngân sách dự trữ nhà nƣớc, cơ chế mua, bán, nhập, xuất hàng dự trữ nhà nƣớc; chế độ thống kê, báo cáo về dự trữ nhà nƣớc;

+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật thuộc lĩnh vực dự trữ nhà nƣớc;

+ Cấp tăng vốn dự trữ nhà nƣớc; cấp chi phí nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, cứu trợ, viện trợ, bảo hiểm hàng dự trữ nhà nƣớc cho các Bộ, ngành, các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ nhà nƣớc.

- Ban hành văn bản hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của TCDTNN.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực dự trữ nhà nƣớc sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

- Tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ nhà nƣớc.

- Tổ chức thực hiện đặt hàng dự trữ nhà nƣớc tại các cơ quan, đơn vị dự trữ và thực hiện ký hợp đồng bảo quản theo kế hoạch đã đƣợc phê duyệt.

- Tổ chức quản lý, sử dụng quỹ dự trữ nhà nƣớc theo chƣơng trình, kế hoạch đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện quản lý dự trữ nhà nƣớc bằng tiền theo quy định của pháp luật.

- Trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ nhà nƣớc theo danh mục đƣợc Chính phủ giao.

- Tổ chức thực hiện công tác đầu tƣ xây dựng hệ thống kho, trang thiết bị kỹ thuật theo chƣơng trình, kế hoạch đã đƣợc phê duyệt.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật dự trữ nhà nƣớc; phòng chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí đƣợc giao theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác dự trữ nhà nƣớc.

- Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý; tổ chức thực hiện công tác thống kê và chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình quản

lý, sử dụng hàng dự trữ nhà nƣớc.

- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực dự trữ nhà nƣớc theo phân công, phân cấp của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lƣơng và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thƣởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dƣỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của TCDTNN theo phân cấp của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

- Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chƣơng trình cải cách hành chính đƣợc Bộ trƣởng Bộ Tài chính phê duyệt.

- Quản lý tài chính, tài sản đƣợc giao theo qui định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trƣởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.

3.1.2. Hoạt động đặc thù của Tổng cục dự trữ Nhà nước

Theo Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục DTNN trực thuộc Bộ Tài chính, bên cạnh những nhiệm vụ mang tính chất quản lý nhà nƣớc về Dự trữ quốc gia, Tổng cục DTNN còn có những hoạt động đặc thù nhƣ một đơn vị sự nghiệp công ích của Chính phủ, cụ thể:

Các mặt hàng DTQG rất đa dạng và nhiều chủng loại, từ máy bay trực thăng cứu hộ, cứu nạn, các loại vật tƣ thiết bị phục vụ an ninh, quốc phòng; các hàng hóa phục vụ dân sinh nhƣ xăng dầu, thuốc phòng chống dịch cho ngƣời, cho gia súc, gia cầm, đến hạt gạo, hạt muối… đƣợc dự trữ tại nhiều đơn vị trên những địa bàn trọng điểm. Do thời gian dự trữ dài nên yêu cầu về đảm bảo chất lƣợng đƣợc đặt lên hàng đầu. Đến nay chất lƣợng hàng bảo quản tại các đơn vị luôn đƣợc đảm bảo. Công tác bảo quản hàng dự trữ đƣợc thực hiện theo đúng qui trình, quy phạm của ngành. Nhà kho luôn sạch sẽ, kê lót đảm bảo chất lƣợng, an toàn về số lƣợng; sổ sách theo dõi công tác bảo quản ghi chép đầy đủ, rõ ràng, phản ánh trung thực chất lƣợng hàng hóa đang bảo quản. Thông qua công tác xuất đổi hàng luân phiên hằng năm, ngành DTNN đã góp phần quan trọng trong công tác tham gia điều tiết quan hệ cung

– cầu của thị trƣờng đối với nhiều loại hàng hóa, nhất là lƣơng thực và một số vật tƣ, thiết bị quan trọng khác.

Tóm lại: Hoạt động nghiệp vụ của hệ thống DTNN bao gồm những

nhiệm vụ có tính chất quản lý nhà nƣớc đồng thời với rất nhiều hoạt động đặc thù nhƣ mua, bán, nhập, xuất, bảo quản hàng hóa DTQG theo kế hoạch không vì mục đích lợi nhuận nên có thể TCDTNN là cơ quan hành chính sự nghiệp đặc thù.

3.1.3. Tổ chức bộ máy của Tổng cục Dự trữ Nhà nước

Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc đƣợc tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất, có cơ cấu tổ chức nhƣ sau:

- Cơ quan Tổng cục Dự trữ Nhà nước ở Trung ương:

1.Vụ Chính sách và pháp chế

2.Vụ Tài vụ - Quản trị

3.Vụ Kế hoạch

4.Vụ Quản lý hàng dự trữ

5.Vụ Khoa học và công nghệ bảo quản

6.Vụ Tổ chức cán bộ

7.Văn phòng

8.Vụ Thanh tra

9. Cục công nghệ thông tin

Đơn vị sự nghiệp thuộc TCDTNN:

10. Trung tâm Đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ DTNN

- Cơ quan Dự trữ Nhà nước ở địa phương:

1. Các Cục dự trữ nhà nƣớc ở tỉnh hoặc khu vực trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là Cục DTNN khu vực).

2. Các Chi cục DTNN ở tỉnh, huyện (gọi chung là Chi cục Dự trữ nhà nƣớc) trực thuộc Cục DTNN khu vực.

Cục DTNN khu vực, Chi cục DTNN có tƣ cách pháp nhân, con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc và các Ngân hàng thƣơng mại

theo quy định của pháp luật.

Việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc thực hiện theo quy định của Thủ tƣớng Chính phủ.

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước 002 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)