Một số hạn chế, khuyết điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo do ban thường vụ thành ủy hà nội quản lý (Trang 61 - 89)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo

3.3.2. Một số hạn chế, khuyết điểm

Bên cạnh những mặt ưu điểm và trưởng thành nêu trên, đội ngũ cán bộ lãnh đạo do Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý cũng còn bộc lộ một số mặt hạn chế, khuyết điểm sau:

- Về cơ cấu đội ngũ cán bộ, nhìn chung chưa đồng bộ và còn có những mặt bất cập, như về giới tính, tỷ lệ nữ còn thấp, nhất là ở cấp thành phố; đặc biệt là về cơ cấu độ tuổi chưa hợp lý, còn có sự chênh lệch và mất cân đối lớn giữa các thế hệ cán bộ. Tuổi bình quân của đội ngũ cán bộ hiện nay còn cao, không bảo đảm được tính liên tục, kế thừa và phát triển trong đội ngũ cán bộ. Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt của kinh tế thị trường và trước yêu cầu phát triển của cách mạng khoa học-công nghệ ngày càng cao... cần phải có một đội ngũ cán bộ trẻ, khỏe, được đào tạo cơ bản, tiếp thu và thích ứng nhanh nhạy với cái mới, công nghệ tiên tiến.

- Kiến thức quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, nhất là trình độ ngoại ngữ, tin học của không ít cán bộ chủ chốt còn hẫng hụt và bất cập. Những mặt hạn chế này, đang là những khó khăn và thách thức rất lớn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Hà Nội trước yêu cầu của thời kỳ mới.

- Năng lực tư duy, sáng tạo, đặc biệt là tư duy kinh tế, năng lực quản lý kinh tế thị trường, quản lý xã hội, quản lý nhà nước của một bộ phận cán bộ lãnh đạo do Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội quản lý còn hạn chế. Không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý ngại học tập, khả năng tư duy, cách nghĩ và phương pháp làm việc chậm được đổi mới, còn có biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ hoặc chủ quan, duy ý chí và bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, không theo kịp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

- Công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế và pháp luật theo cơ chế mới cho cán bộ chưa theo kịp yêu cầu hội nhập và phát triển. Do đó, trong lãnh đạo, quản lý, điều hành có một số mặt còn bất cập, đặc biệt là ở những lĩnh vực trọng điểm, như: quản lý đất đai, quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị, hợp tác quốc tế, bảo vệ môi trường, những vấn đề dân sinh bức xúc v.v..

- Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện sa sút về phẩm chất, đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, cơ hội, thực dụng, vun vén lợi ích cá nhân, hách dịch, cửa quyền, vi phạm dân chủ, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới đất nước.

Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm:

- Công cuộc đổi mới đã đặt ra những yêu cầu mới và thử thách mới. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa phát huy được vai trò tiền phong gương mẫu, thiếu nghiêm khắc tu dưỡng, rèn luyện, ngại học tập, phấn đấu, tự bằng lòng, thỏa mãn với hiện tại, cho nên không đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới.

- Tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập, trước những khó khăn của cuộc sống đời thường, lối sống cơ hội, thực dụng đã ảnh hưởng trực tiếp tới tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống của một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó, có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý.

- Một số chính sách đối với cán bộ trước yêu cầu của cơ chế thị trường còn bộc lộ những mặt bất hợp lý, chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, đã ảnh hưởng trực tiếp tới đội ngũ cán bộ, công chức. Công tác phân công, phân cấp quản lý cán bộ còn chồng chéo, phân tán, hệ thống pháp luật còn nhiều sơ hở ... đã dẫn đến tình trạng sai sót, khuyết điểm, thậm chí dẫn đến tiêu cực trong công tác cán bộ.

- Cơ chế quản lý cán bộ cũng bộc lộ nhiều thiếu sót, khuyết điểm, nhất là phối hợp quản lý giữa cấp và ngành còn yếu, nên một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện suy thoái, vi phạm kỷ luật.

- Số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nói chung, cán bộ lãnh đạo do Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý nói riêng

chưa đồng bộ và chậm được đổi mới, tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”, bị động, hẫng hụt, chắp vá trong công tác cán bộ chậm được khắc phục.

Tóm lại, trước yêu cầu của thời kỳ mới, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản

lý của hệ thống chính trị các cấp của thành phố Hà Nội hiện nay nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo do Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý nói riêng, xét về các chỉ tiêu chất lượng, số lượng và cơ cấu còn có một số mặt chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH Thủ đô. Thực trạng tình hình trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, song nguyên nhân chủ yếu là từ công tác cán bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo do Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quản lý.

Chƣơng 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO DO BAN

THƢỜNG VỤ THÀNH ỦY HÀ NỘI QUẢN LÝ

4.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu về nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ lãnh đạo do Ban Thƣờng vụ Thành ủy Hà Nội quản lý.

4.1.1. Phương hướng chung

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ. Thực hiện tốt Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ. Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp. Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số, chuyên gia trên các lĩnh vực; xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được bổ sung, hoàn thiện, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Không bổ nhiệm cán bộ không đủ đức, đủ tài, cơ hội chủ nghĩa. Thực hiện nghiêm quy chế thôi chức, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Kịp thời thay thế cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín giảm sút. Có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương. Thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý theo quy hoạch ở các ngành, các cấp; khắc phục tư tưởng cục bộ, khép kín. Đổi mới, trẻ hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển.

Triển khai thực hiện mạnh mẽ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ngày càng trong sạch, vững mạnh. Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện các quy chế, quy định, cơ chế, chính sách về

công tác cán bộ; đẩy mạnh việc phân công, phân cấp gắn với chế độ trách nhiệm trong thực hiện một số nội dung công tác cán bộ.

Tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn nữa cho khâu đột phá là công tác cán bộ, đồng thời phải thực hiện đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, trọng tâm là: nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ; rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015-2020 và những năm tiếp theo; tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là cán bộ xã, phường, thị trấn, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, chất lượng tốt, bảo đảm sự kế thừa, phát triển giữa ba thế hệ cán bộ. Chú ý đào tạo cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ dân tộc thiểu số. Chủ động chuẩn bị đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trước hết là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Thực hiện tốt chủ trương trẻ hoá, nhất thể hoá các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế thu hút cán bộ có đức, có tài, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc về công tác tại các cơ quan của Thành phố.

4.1.2. Mục tiêu

- Từ nay đến năm 2020, Hà Nội phải xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo do Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý bảo đảm các yêu cầu cao về chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ và hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô. Đồng thời, chú trọng đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp, nhất là những người đứng đầu tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ khoa học-kỹ thuật, quản lý doanh nghiệp, quản lý văn hoá-xã hội từ Thành phố tới cơ sở.

- Trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo do Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội quản lý để thực hiện yêu cầu chủ động bổ nhiệm, đề bạt, bố trí cán bộ đúng tiêu chuẩn và quy trình. Khắc phục bằng được tình trạng bị động, hẫng hụt, chắp vá khi có nhu cầu sử dụng, điều động và luân chuyển cán bộ. Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ có cơ cấu hợp lý,

bảo đảm yêu cầu kế thừa, chuyển tiếp, kết hợp hài hoà giữa 3 độ tuổi, cố gắng trẻ hoá từ 20-30% số cán bộ ở từng cấp, từng ngành, nhất là ở cơ sở. Bảo đảm có đủ nguồn cán bộ để mỗi kỳ Đại hội Đảng bầu cử HĐND đổi mới được khoảng 30-40% số cấp uỷ viên, đại biểu HĐND cũng như cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp.

- Từ nay đến năm 2020 phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo do Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý bảo đảm đủ tiêu chuẩn chức danh của Trung ương và của Thành uỷ quy định. Kịp thời xem xét, bố trí những cán bộ có năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm vào phụ trách những khâu trọng yếu nhất, bảo đảm cho Thủ đô phát triển nhanh về kinh tế, ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, văn minh về đời sống văn hoá đô thị.

4.2. Một số giải pháp chủ yếu tiếp tục nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ lãnh đạo do Ban Thƣờng vụ Thành ủy Hà Nội quản lý.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo do Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý bảo đảm yêu cầu chủ động, thống nhất và thực sự có chất lượng, đòi hỏi Thành uỷ Hà Nội phải có hệ thống các giải pháp đồng bộ và khả thi.

Trong khuôn khổ và phạm vi nghiên cứu của đề tài; tác giả luận văn xin mạnh dạn đề xuất 6 giải pháp chủ yếu như sau:

4.2.1. Tiếp tục xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo do Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quản lý trong giai đoạn mới.

Tiêu chuẩn chức danh cán bộ là một nội dung rất quan trọng của công tác cán bộ. Mỗi thời kỳ cách mạng, có nhiệm vụ chính trị khác nhau, nên tiêu chuẩn cán bộ của từng thời kỳ cách mạng cũng khác nhau.

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương về xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức nói chung; Thành ủy Hà Nội cần phải nghiên cứu, cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ của Trung ương để vận dụng xây

dựng những văn bản về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo do Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý và chức danh cán bộ lãnh đạo ở các cấp, các ngành của Thành phố, theo nguyên tắc, quy trình và nội dung cụ thể như sau:

Về nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ

- Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Hà Nội phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Trung ương quy định; đồng thời vận dụng phù hợp với điều kiện công tác, trình độ cán bộ và đặc thù của Thủ đô.

- Tiêu chuẩn các chức danh cán bộ của Hà Nội phải đặc biệt chú trọng cả đức và tài, đức là gốc; bảo đảm các tiêu chí về phẩm chất, đạo đức, lối sống, trình độ học vấn, năng lực quản lý, sức khỏe và phong cách lãnh đạo, v.v.. Đồng thời, cũng rất coi trọng cán bộ đã được rèn luyện, thử thách, có nhiều kinh nghiệm và trưởng thành từ những phong trào cách mạng của nhân dân Thủ đô.

- Cơ cấu độ tuổi hợp lý, bảo đảm được sự kế thừa, chuyển tiếp và phát triển giữa các thế hệ cán bộ.

- Các văn bản về tiêu chuẩn chức danh cán bộ phải quy định rõ những

tiêu chuẩn chung cho các chức danh cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị

thành phố (như: Phẩm chất chính trị; đạo đức cách mạng; kiến thức, năng lực, trình độ; phong cách lãnh đạo và yêu cầu về sức khỏe của cán bộ) và tiêu

chuẩn cụ thể cho từng loại chức danh cán bộ.

- Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và của Thủ đô, các ngành, các cấp của Thành phố cần căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ của Trung ương và chức danh tiêu chuẩn của từng loại cán bộ lãnh đạo, quản lý do Thành ủy Hà Nội ban hành để vận dụng, xây dựng tiêu chuẩn chức danh cụ thể của từng loại cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

- Nắm vững yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ, công chức theo quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng.

- Trao đổi, học tập kinh nghiệm về xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ giữa các ngành, các cấp của Thành phố và của các tỉnh, thành phố khác.

- Áp dụng thí điểm xem tiêu chuẩn chức danh cán bộ của đơn vị soạn thảo, xây dựng đã phù hợp với thực tiễn chưa.

- Xây dựng quy chế, quy định, hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn chức danh cán bộ bảo đảm nghiêm túc, thống nhất, với một quy trình chỉ đạo chặt chẽ, khoa học và hiệu quả.

Về xây dựng một số tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo do Ban

Thường vụ Thành uỷ Hà Nội quản lý - Phẩm chất chính trị:

Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với mục tiêu và con đường XHCN, với chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Phấn đấu thực hiện có kết quả và kiên quyết đấu tranh bảo vệ các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Có tính đảng cao; nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc tổ chức của Đảng, sẵn sàng chấp hành sự phân công công tác của Đảng.

- Đạo đức cách mạng

Có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, quy tụ được đội ngũ cán bộ, đảng viên và được quần chúng tín nhiệm.

Trung thực, thẳng thắn, có lối sống lành mạnh, giản dị, chí công vô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo do ban thường vụ thành ủy hà nội quản lý (Trang 61 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)