- Nguyên nhân của những hạn chế trên:
4.1.2. Mục tiêu nâng cao năng lực giám sát và quyết định ngân sách nhà nƣớc của HĐND tỉnh Nghệ An
nhà nƣớc của HĐND tỉnh Nghệ An
- Xây dựng chương trình, nội dung giám sát đúng trọng tâm, phù hợp: Điều này đòi hỏi trách nhiệm, năng lực và bản lĩnh của Thường trực, các ban, đại biểu HĐND. Trước tiên là phải xác định đúng vấn đề trọng tâm cần giám sát, Nội dung giám sát, cần tập trung vào việc thực hiện các nghị quyết của HĐND và việc tuân thủ pháp luật của các ngành, các cấp. Sau đó xây dựng chương trình và kế hoạch giám sát phù hợp, trên cơ sở chương trình giám sát hàng năm HĐND đã thông qua. Có những vấn đề mới phát sinh trong thực tế, bức xúc, cần thiết... Với lưu ý là, các cơ quan dân cử và đại biểu dân cử không thể làm thay các cơ quan hành pháp và tư pháp. Vì vậy, phương pháp tiến hành giám sát phải chặt chẽ, thực hiện theo đúng chức năng, thẩm quyền và đúng quy trình.
- Giám sát để sử dụng ngân sách đúng mục đích:
Để bảo đảm việc chấp hành dự toán ngân sách do HĐND tỉnh quyết định, Thường trực và các ban HĐND tỉnh phải thường xuyên tổ chức giám sát tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước. Qua đó, kịp thời chấn chỉnh những sai phạm trong quá trình điều hành ngân sách, bảo đảm việc sử dụng ngân sách đúng mục đích, đối tượng; đồng thời, xem xét những vấn đề còn tồn tại trong việc xây dựng, phân bổ dự toán ngân sách để kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Hiệu quả giám sát lĩnh vực tài chính- ngân sách của HĐND tỉnh trong những năm gần đây ngày càng được nâng cao. Vì vậy, những kiến nghị về các chính sách tài chính- ngân sách của Thường trực và các ban HĐND tỉnh, đặc biệt là Ban Kinh tế - Ngân sách đã được UBND tỉnh tiếp thu và điều chỉnh kịp thời.
hợp với thực tế và đặc thù của các địa phương, đơn vị; đúng quy định của Luật NSNN về cách thức và thời gian phân bổ ngân sách, yêu cầu phân bổ và giao dự toán phải khớp đúng tổng mức, chi tiết theo từng lĩnh vực của dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao, tạo sự minh bạch trong phân chia ngân sách và tính chủ động cho các địa phương đơn vị sử dụng ngân sách. Phải căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh; chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và những tiêu chí phản ánh quy mô nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế - xã hội và tự nhiên của từng vùng dân số… Cần chú trọng và đi sâu xem xét các chính sách, chế độ thu ngân sách; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định; những quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước (đối với dự toán năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách); tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được quy định (đối với dự toán năm tiếp theo của thời kỳ ổn định). Thực hiện tốt yêu cầu này bản dự toán ngân sách nhà nước sẽ bảo đảm tính cụ thể, thống nhất, cân đối, có căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn.
- Phát huy tính dân chủ trong thảo luận, quyết định ngân sách tại các kỳ họp HĐND tỉnh.