Những hạn chế:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực giám sát và quyết định ngân sách nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (Trang 55 - 57)

nước của HĐND tỉnh Nghệ An thời gian qua và nguyên nhân

- Những hạn chế:

Về hoạt động giám sát còn có những hạn chế:

+ Một số cuộc giám sát trong lĩnh vực ngân sách vẫn còn mang tính hình thức, hiệu quả một số cuộc giám sát chưa cao.

+ Hoạt động giám sát tuy đã được tăng cường song trên thực tế số cuộc giám sát chưa nhiều, chưa đủ để có thể bao quát, phản ánh hết tình hình thực tế công tác xây dựng và thực hiện dự toán ngân sách hàng năm, đó là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng lực quyết định của HĐND, kéo theo chính sách được ban hành chưa chặt chẽ, tính khả thi chưa cao và nguồn lực để thực hiện những vấn đề mà HĐND đã quyết định chưa đảm bảo.

ít tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến; ít hoặc không thực hiện quyền chất vấn, ý kiến phát biểu thiếu trọng tâm hoặc không có được các giải pháp thiết thực trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương.

+ Kiến nghị qua giám sát của Đoàn giám sát nhiều khi không được các cơ quan có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và triệt để đó làm hạn chế hiệu quả hoạt động, không phát huy được chức năng, quyền hạn của HĐND.

Hạn chế của hoạt động thẩm tra, quyết định NSNN:

+ Một số hoạt động thẩm tra cũng như nội dung của một số báo cáo thẩm tra chưa đáp ứng yêu cầu, nặng về hình thức, kỹ thuật, tính phản biện chưa cao.

+ Ý kiến phát biểu trong thẩm tra thường dựa vào những vấn đề số liệu, tư liệu mà tờ trình nêu lên là chủ yếu, ít thông tin mới.

+ Sự tham gia thẩm tra và phổi hợp thẩm tra còn rất hình thức.

+ Đại diện các cơ quan tham gia hoặc phối hợp thẩm tra thường phát biểu theo ý kiến cá nhân, chưa được chuẩn bị kỹ.

+ Công tác phối hợp giữa cơ quan soạn thảo với cơ quan thẩm tra chưa được thường xuyên nên một số dự án không bảo đảm tiến độ và chất lượng.

+ Tài liệu gửi chậm hơn so với quy định cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc thẩm tra, cho ý kiến dẫn đến sự chuẩn bị cho công tác thẩm tra cập rập, không đủ tài liệu nên chưa có sự nghiên cứu sâu vấn đề thẩm tra. Theo quy định, chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND cơ quan trình dự thảo Nghị quyết gửi hồ sơ, tài liệu đến Ban của HĐND dân theo lĩnh vực được phân công thẩm tra; chậm nhất là 10 ngày Ban của HĐND tổ chức thẩm tra, nhưng thực tế hầu hết các báo cáo, dự thảo Nghị quyết đều gửi chậm so với quy định, do đó các Ban không thể tổ chức thẩm tra theo đúng quy định về thời gian, làm ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo thẩm tra.

+ Trong nhiều trường hợp, phiên họp thẩm tra không đủ số thành viên tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực giám sát và quyết định ngân sách nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (Trang 55 - 57)