Triển vọng quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam – nam phi giai đoạn 2008 2014 (Trang 70 - 74)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – NAM PHI

4.2 Triển vọng quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi

Quan hệ thƣơng mại Việt Nam Nam Phi trong thời gian tới sẽ chịu tác động từ nhiều nhân tố, trong đó nhân tố quan trọng nhất chính là các hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng và đa phƣơng mà Việt Nam tham gia. Sự hình thành của các hiệp định thƣơng mại đa phƣơng nhƣ TPP, RCEP hay AEC sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến trao đổi thƣơng mại song phƣơng giữa Việt Nam và Nam Phi. Một mặt, Việt Nam sẽ phải tập trung vào các thị trƣờng nội khối để tận dụng các lợi thế có đƣợc khi tham gia các hiệp định thƣơng mại tự do. Sự tập trung vào các thị trƣờng nội khối có thể sẽ ảnh hƣởng đến các thị phần xuất khẩu khác, do đó, xuất khẩu sang Nam Phi ở một số mặt hàng có thể có những biến động. Tuy nhiên, do giá trị trao đổi thƣơng mại song phƣơng với Nam Phi không quá lớn so với tổng thể và chính phủ Việt Nam vẫn định hƣớng duy trì quan hệ thƣơng mại và thực hiện chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng Châu Phi, hoạt động trao đổi thƣơng mại song phƣơng sẽ không bị ảnh hƣởng quá nhiều. Bên cạnh đó, khi các hiệp định thƣơng mại trên chƣa thực sự phát huy hiệu quả, thƣơng mại song phƣơng giữa Việt Nam và Nam Phi trong ngắn hạn sẽ vẫn diễn ra ổn định.

Sau khi ký kết Hiệp định thƣơng mại song phƣơng với Nam Phi năm 2000, chính phủ Việt Nam đã tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác song phƣơng với Nam Phi trên nhiều phƣơng diện. Tháng 11/2004, Việt Nam và Nam Phi đã ký kết "Tuyên bố chung về Đối tác vì hợp tác và phát triển", "Hiệp định thành lập Diễn đàn Đối tác Liên Chính phủ hợp tác kinh tế, thƣơng mại, văn hoá, khoa học kỹ thuật", “Thoả thuận thành lập Ủy ban thƣơng mại hỗn hợp" và "Thoả thuận hợp tác giữa hai Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp". Hai bên luôn tích cực thảo luận, đàm phán về Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần cũng nhƣ các định hƣớng, kế hoạch hợp tác. Điều này cho thấy, chính phủ 2 bên đều nỗ

lực trong việc thúc đẩy hoạt động hợp tác kinh tế và trao đổi thƣơng mại. Doanh nghiệp hai nƣớc, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam, cũng rất tích cực trong các hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thông tin về thị trƣờng và đối tác địa phƣơng. Đây chính là điều kiện tiên quyết giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác thƣơng mại song phƣơng trong tƣơng lai.

Xét riêng trƣờng hợp của một số mặt hàng quan trọng trong cơ cấu thƣơng mại song phƣơng nhƣ linh kiện, thiết bị điện tử, máy móc, giày dép, cà phê hay ngũ cốc, chủ yếu là gạo, mà Việt Nam xuất sang Nam Phi. TPP sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đối với các mặt hàng này. Với mức thuế quan đƣợc giảm, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội để xuất khẩu các mặt hàng này sang các quốc gia thành viên của TPP. Xét riêng mặt hàng gạo, khi gia nhập TPP, với các ƣu đãi thuế quan, Việt Nam sẽ xuất khẩu nhiều gạo sang các quốc gia thành viên, từ đó giảm khối lƣợng xuất khẩu gạo sang các quốc gia khác. Điều này không hoàn toàn đúng. Cơ hội có đƣợc từ việc cắt giảm thuế quan đƣợc suy đoán là sẽ có đƣợc khi hàng hóa Việt Nam tiếp cận các thị trƣờng này với mức thuế quan thấp hoặc bằng 0.

Nhƣ vậy, lợi ích này chỉ thực tế nếu mặt hàng gạo của Việt Nam đang phải chịu mức thuế quan cao ở các thị trƣờng đó và thuế quan là vấn đề duy nhất cản trở sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trƣờng, trong đó có mặt hàng gạo. Tuy nhiên, trong 12 nƣớc đàm phán TPP thì chỉ có Malaysia là nƣớc nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2013 (Hà Văn Hội, 2015). Mặc dù đƣợc coi là thị trƣờng xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam nhƣng thuế nhập khẩu gạo của Việt Nam vào Malaysia đã đƣợc quy định ở mức 0% theo Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN. Bên cạnh đó, các hiệp định FTA song phƣơng Việt Nam ký với một số thành viên của TPP nhƣ Chile hay Nhật Bản cũng đã

cam kết cắt giảm thuế còn 0% theo lộ trình. Từ đó cho thấy, sản phẩm gạo của Việt Nam chỉ có thể mở rộng xuất khẩu sang các nƣớc chƣa có FTA với Việt Nam nhƣ Mỹ, Canada hay Mexico nhƣng đây lại không phải là các nƣớc nhập khẩu nhiều gạo từ Việt Nam. Điều này cho thấy, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Nam Phi có thể sẽ không chịu ảnh hƣởng quá nhiều từ việc Việt Nam gia nhập TPP.

Một mặt hàng khác đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi chính là mặt hàng thiết bị điện, điện tử. Nhƣ đã phân tích ở trên, đây là mặt hàng xuất khẩu có tốc đột tăng trƣởng nhanh và có mang lại giá trị lớn. Hơn thế nữa, đây cũng là mặt hàng sẽ chịu tác động lớn khi Việt Nam tham gia các hiệp định thƣơng mại tự do khu vực, đặc biệt là RCEP. Một trong những mục tiêu hàng đầu của các quốc gia khi chủ động hội nhập trong khuôn khổ RCEP là mở rộng thị trƣờng. Một khi RCEP đƣợc hình thành, cùng với việc cam kết sâu rộng về tự do hóa thƣơng mại, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với thƣơng mại nội vùng sẽ tạo thuận lợi cho ngành công nghệ điện tử của Việt Nam tiếp cận gần hơn thị trƣờng các quốc gia RCEP. Cơ hội mở rộng xuất khẩu cho ngành công nghệ điện tử là rõ ràng. Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu, Việt Nam có thể đạt nhiều lợi ích từ RCEP thông qua khai thác nguồn nhập khẩu nguyên liệu chi phí thấp nhờ cắt giảm thuế quan. Bên cạnh đó, RCEP sẽ tạo ra một thị trƣờng khu vực rộng lớn giảm thiểu ràng buộc của các nguyên tắc xuất xứ. Với Việt Nam, phần lớn nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ ngành công nghệ điện tử đƣợc cung cấp từ các thành viên của RCEP, tạo thuận lợi cho việc nhận đƣợc ƣu đãi thuế quan trong thƣơng mại nội vùng. Hơn thế, RCEP cũng dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan nhƣ các rào cản kỹ thuật, tăng cƣờng tính minh bạch, nhất quán trong các thủ tục hải quan hay hành chính, giúp làm giảm chi phí cũng nhƣ thời

gian giao dịch. Điều này tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu trong lĩnh vực công nghệ điện tử của Việt Nam.

Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam mới chỉ tham gia vào chuỗi giá trị ở vị trí thấp nhất là gia công và lắp ráp. Việc hình thành RCEP sẽ đem lại cơ hội lớn để các doanh nghiệp điện tử Việt Nam tham gia ở vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị gia tăng này. Việc mở rộng sản xuất ra cả khu tạo điều kiện cho Việt Nam khai thác lợi thế so sánh bổ sung để giảm chi phí sản xuất. RCEP đi kèm với các cam kết về tự do hóa thƣơng mại hàng hóa và dịch vụ, dịch chuyển lao động cũng nhƣ tạo điều kiện cho hoạt động chuyển giao công nghệ và kỹ thuật. Trƣớc những điều kiện thuận lợi đó, Việt Nam có thể lựa chọn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu sản xuất hàng điện tử theo chiều rộng và chiều sâu. Một mặt, nếu xem xét việc tham gia vào chuỗi giá trị theo chiều rộng, sự tăng cƣờng các mối liên kết ngang trong chuỗi giá trị thông qua đẩy mạnh các hoạt động gia công, lắp ráp sản phẩm điện tử, duy trì và củng cố các liên kết đã có để đẩy mạnh xuất khẩu và đẩy mạnh tiêu thụ hàng điện tử ở thị trƣờng trong nƣớc, khai thác lợi thế về nguồn lao động, tạo thêm việc làm, tạo cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển sản xuất. Mặt khác, xét theo chiều sâu, nghiên cứu thiết kế phát triển sản phẩm là khâu tạo ra giá trị gia tăng cao hơn các khâu khác. Vì vậy, nếu đẩy mạnh việc nghiên cứu thiết kế ra sản phẩm mới có nhiều tính năng, giá cả cạnh tranh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghệ Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu sản xuất hàng điện tử. Có thể thấy, tác động của RCEP đến ngành công nghiệp điện tử sẽ có tác động nhất định đến hoạt động xuất khẩu thiết bị điện, điện tử sang thị trƣờng Nam Phi. Một mặt, việc tập trung vào thị trƣờng nội khối có thể làm giảm hàm lƣợng xuất khẩu mặt hàng thiết bị điện, điện tử trên các thị trƣờng khác của Việt Nam. Tuy nhiên, mặt hàng thiết bị điện, điện tử hiện đang là mặt hàng đem lại giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trên thị

trƣờng Nam Phi, cƣờng độ trao đổi thƣơng mại cũng ở mức lớn so với mức trung bình của thế giới. Do đó, trong tƣơng lai, khi ngành công nghệ điện tử Việt Nam phát triển, hứa hẹn sẽ làm gia tăng số lƣợng hàng hóa điện, điện tử sang thị trƣờng Nam Phi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam – nam phi giai đoạn 2008 2014 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)