CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – NAM PHI
4.1 Bối cảnh quốc tế và triển vọng quan hệ thƣơng mại
Thay đổi trong môi trƣờng thƣơng mại quốc tế tác động trực tiếp đến quan hệ thƣơng mại song phƣơng Việt Nam – Nam Phi. Cho đến nay, WTO vẫn là cơ chế điều hành hoạt động tự do hóa thƣơng mại đa phƣơng với số lƣợng thành viên lớn nhất. WTO không chỉ tạo ra các lợi ích trực tiếp nhƣ cải thiện việc tiếp cận thị trƣờng và giảm nguy cơ dễ bị tổn thƣơng trƣớc những thay đổi bất lợi trong cơ chế thƣơng mại đầu tƣ nƣớc ngoài cho các quốc gia thành viên mà còn tạo ra các lợi ích gián tiếp khác nhƣ động lực cải cách và thuận lợi hóa thƣơng mại. WTO đã tạo ra những bƣớc chuyển lớn trong hoạt động thƣơng mại quốc tế. Tuy nhiên, các vòng đàm phán của WTO hiện nay diễn ra khá chập chạm, không giải quyết đƣợc nhiều vấn đề nhƣ vấn đề tự do hóa thƣơng mại nông nghiệp và chƣa tìm đƣợc định hƣớng để cân bằng lại quyền lực giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia mới nổi trong hệ thống thƣơng mại toàn cầu.
Sự không đồng thuận về các vấn đề trên và sự không chắc chắn về việc sẽ đƣa ra đƣợc các biện pháp mang lại lợi ích cho tất cả quốc gia thành viên khi tăng cƣờng tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ đa phƣơng đã và đang cản trở tiến độ thực tế của các vòng đám phán Doha. Trƣớc thực tế đó, các quốc gia thành viên đã và đang tìm kiếm các giải pháp thay thế. Các hiệp định FTA, đặc biệt là các FTA đa phƣơng, xuất hiện nhiều hơn với sự tham gia của nhiều nền kinh tế khác nhau, không phân biệt trình độ phát triển. Tổng quy mô thƣơng mại của các FTA tăng không ngừng ở mức kỷ lục. Các Hiệp định nhƣ TPP hay RCEP đã ra đời từ đó. Các mô hình nhƣ TPP hay RCEP hình thành hƣớng tới mục tiêu giảm sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia, sự chồng chéo
và không thống nhất giữa các hiệp định FTA khác nhau của một nhóm các quốc gia. Nếu RCEP hƣớng đến một bộ phức hợp những quy tắc xuất xứ đơn giản và tự do hơn thì TPP hƣớng tới đề ra những tiêu chuẩn của nƣớc phát triển mà các nƣớc muốn tham gia hiệp định cần phải đáp ứng, chẳng hạn nhƣ tự do hóa 100% thƣơng mại hàng hóa với phạm vi áp dụng toàn diện, bao gồm không chỉ dịch vụ và đầu tƣ mà cả quyền sở hữu trí tuệ, môi trƣờng và lao động.
Cụ thể, khi tham gia vào các hiệp định trên, Việt Nam sẽ phải tập trung hơn vào các thị trƣờng nội khối để cải thiện vị trí trong mạng lƣới thông qua việc mở rộng nền tảng sản xuất và tạo điều kiện cho việc thành lập các cụm công nghiệp, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Tập trung vào các hiệp định trên phần nào sẽ ảnh hƣởng đến thƣơng mại song phƣơng với Nam Phi nói riêng. AEC, RCEP và TPP sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam trong việc mở rộng thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ với các quốc gia thành viên khác. Các hiệp định này cũng giúp Việt Nam gia tăng khối lƣợng và kim ngạch xuất khẩu, không chỉ với các nƣớc thành viên mà còn với các quốc gia không phải là thành viên của các hiệp định này.
Xuất khẩu của Việt Nam còn có cơ hội tăng trƣởng cao bởi theo quy định chung của ASEAN, các sản phẩm sản xuất có tỷ lệ nội khối 40% đƣợc xem là sản phẩm vùng ASEAN, sẽ đƣợc hƣởng các ƣu đãi khi xuất khẩu sang các thị trƣờng khu vực ASEAN đã có FTA. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện giảm chi phí, hạ giá thành hàng xuất khẩu, góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu trong nƣớc sang thị trƣờng khu vực. Và cũng chính điều này tạo ra cơ hội cho Việt Nam giảm nhập siêu. Theo Bộ Công thƣơng, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu lƣợng hàng hóa có kim ngạch hàng chục tỷ USD, trong đó nhiều nhất là máy móc thiết bị và các sản phẩm phục vụ tiêu dùng từ nhiều nƣớc trên thế giới. Đơn cử, năm 2012 Việt
Nam nhập khẩu 113,79 tỷ USD và năm 1013 đã tăng lên 132,12 tỷ USD. Trƣớc thực tế trên, việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trƣờng chủ lực nhƣ Mỹ, EU đặc biệt là khối ASEAN đang là một hƣớng đi quan trọng để giảm nhập siêu.Trong những năm gần đây, ASEAN liên tục thuộc nhóm các thị trƣờng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2013, ASEAN là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt 18,47 tỉ đô la Mỹ, tăng 4,4% so với năm trƣớc đó, đứng sau Mỹ và EU.Với lợi thế là khu vực phát triển năng động, gần gũi về địa lý, quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và ASEAN có mức tăng trƣởng cao. Trong vòng 11 năm, quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam với các nƣớc ASEAN phát triển mạnh, tổng giá trị kim ngạch thƣơng mại đã tăng khoảng 4,5 lần (từ 8,9 tỷ USD vào năm 2003 lên 40 tỷ USD vào năm 2013) và chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nƣớc.
Bên cạnh đó, tham gia AEC, Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị phần của hàng hóa Việt Nam tại thị trƣờng các nƣớc ngoài khối ASEAN thông qua các FTA của ASEAN+. Trong giai đoạn 2006-2013, tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Ấn Độ (các đối tác ASEAN+) là hơn 20%, cao hơn so với tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu chung (khoảng 15%) và cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu trong cùng thời kỳ.
Đối với việc tham gia TPP, cũng tƣơng tự nhƣ AEC,hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội tiếp cận tốt hơn thị trƣờng các nƣớc đối tác khi các dòng thuế quan đƣợc giảm thiếu tối đa. Trên thị trƣờng các nƣớc TPP, khi hàng hóa của Việt Nam đang phải chịu mức thuế suất cao và thuế quan là vấn đề duy nhất cản trở sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, thì khi mức thuế suất giảm sâu xuống rất thấp hoặc bằng 0% thì cơ hội thâm nhập thị trƣờng các nƣớc này sẽ cao hơn hiện nay. Đặc biệt, với các thị trƣờng lớn nhƣ Hoa
Kỳ, Nhật Bản, hàng rào thế quan đƣợc cắt giảm sẽ mang đến một lợi thế cạnh tranh cũng nhƣ triển vọng hết sức sáng sủa cho nhiều ngành hàng của Việt Nam, kéo theo đó là lợi ích cho một bộ phận lớn ngƣời lao động hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ xuất khẩu. Chẳng hạn, trong số các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, chủ lực của Việt Nam thì dệt may đứng đầu, tiếp đến là giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản với kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt tƣơng ứng 7,5 tỷ USD, 2,3 tỷ USD, 1,8 tỷ USD và 1,2 tỷ USD.
Lợi ích này không chỉ dừng lại ở những nhóm mặt hàng mà Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu (ví dụ nhƣ dệt - may, thủy sản, giầy dép…), đồng thời, cắt giảm thuế quan còn là động lực để nhiều nhóm mặt hàng khác hiện chƣa có kim ngạch xuất đáng kể có điều kiện để gia tăng sức cạnh tranh. Nói một cách khác, lợi thế này không chỉ nhìn từ góc độ hiện tại mà còn đƣợc nhìn thấy ở cả tiềm năng trong tƣơng lai. Tuy nhiên xét trên góc độ khác, mặc dù hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sẽ có đƣợc lợi thế cạnh tranh từ việc cắt giảm thuế quan khi tham gia TPP. Nhƣng những lợi thế này có thực sự đem lại lợi ích cho doanh nghiệp xuất khẩu hay không còn phụ thuộc vào quy tắc xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Chẳng hạn, đối với hàng dệt - may khi xuất khẩu phải đảm bảo toàn bộ khâu dệt, nhuộm, cắt may phải đƣợc thực hiện trong khu vực TPP đang đề xuất.
Đây là một khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp dệt - may Việt Nam khi mà hiện tại phần lớn nguyên liệu đƣợc nhập khẩu từ ngoài TPP, chủ yếu là từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc…Nếu thực hiện theo quy tắc xuất xứ này thì mô hình sản xuất dệt - may hiện nay của Việt Nam sẽ không đem lại giá trị lợi ích nào. Nhƣ vậy, muốn có đƣợc lợi ích này thì Việt Nam phải đầu tƣ vào thƣợng nguồn ngành dệt. Tuy nhiên, việc đầu tƣ này đòi hỏi thời gian dài với số vốn khổng lồ và có lẽ chỉ trông chờ chủ yếu vào vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.