5. Kết cấu luận văn
1.2 Cơ sở lý luận, thực tiễn về quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi
1.2.3 Nội dung chủ yếu của việc mở rộng quan hệ thƣơng mại Việt Nam –
Nam Phi
Nội dung chính của việc mở rộng quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi bao gồm hai định hƣớng: Thứ nhất, tăng cƣờng hoạt động thƣơng mại đối với các nhóm ngành hàng truyền thống; Thứ hai, mở rộng và thúc đẩy trao đổi thƣơng mại đối với các ngành hàng tiềm năng mà hai bên có lợi thế.
Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nam Phi năm 2013 đạt mức tăng trƣởng tốt, đạt 920 triệu USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2012 (723,8 triệu USD). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi đạt trên khoảng 765 triệu USD, tăng 24,84%; và nhập khẩu của Việt Nam từ quốc gia này đạt gần 155 triệu USD, tăng 39,38% so với cùng kỳ năm 2012 (GSO, 2016).
Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, mặt hàng điện thoại và linh kiện vẫn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong năm 2015, đạt xấp xỉ 462 triệu USD, tăng 99,83% so với năm 2014, chiếm tỷ trọng tới 60,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi. Bên cạnh đó, các mặt hàng có kim ngạch tăng trƣởng khả quan là: giầy dép đạt 81,3 triệu USD, tăng 18,66%; sản phẩm dệt may đạt 18,1 triệu USD, tăng 17,92%; mặt hàng máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt 18,1 triệu USD, tăng 44,1%; mặt hàng hạt tiêu đạt 12,3 triệu USD, tăng 31,5% (GSO, 2016).
Tuy nhiên, trong năm 2015, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi lại có kim ngạch giảm so với năm 2014, nhƣ: mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 37,6 triệu USD, giảm 5,35%; mặt hàng gạo đạt 14,4 triệu USD, giảm 16,41%; sản phẩm hóa chất đạt 13,9, giảm 29,92%; mặt hàng cà phê đạt 11,8 triệu USD, giảm 25,83%.
Bảng 1.2: Một số hàng xuất khẩu chính từ Việt Nam sang Nam Phi giai đoạn 2014-2015
Đơn vị: USD
Tên mặt hàng 2014 2015 Tăng/Giảm (%)
Điện thoại di động và linh kiện 461.853.678 444.488.584 -3,76 Giày dép các loại 81.391.879 91.979.843 13,01 Máy tính, điện tử và linh kiện 37.630.121 56.311.687 49,65 Sản phẩm dệt may 17.298.015 21.117.913 22,08 Cà phê 11.833.046 21.078.354 78,13 Máy móc thiết bị và phụ tùng 22.246.307 20.258.281 -8,94 Gạo 14.393.322 17.327.655 20,39 Hạt tiêu 12.419.653 14.341.403 15,47 Sản phẩm gỗ 7.586.077 10.319.147 36,03 Hạt điều 8.031.167 8.831.871 9,97 Sản phẩm hoá chất 13.930.611 8.265.018 -40,67
Tổng kim ngạch xuất khẩu 764,733,939 793.686.700 +3,8
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Trong số 10 mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ Nam Phi, có tới 6 mặt hàng có kim ngạch giảm so với năm 2014, bao gồm: sản phẩm hóa chất đạt 7,3 triệu USD, giảm 19,26%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt 5,3 triệu USD, giảm 3,9%; mặt hàng chất dẻo nguyên liệu đạt 4,4 triệu USD, giảm 3,75%; mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,1 triệu USD, giảm 0,04%; mặt hàng sắt thép các loại đạt 2,4 triệu USD, giảm 48% và hàng thủy sản đạt 0,3 triệu USD, giảm tới 77,8% (GSO, 2016).
Đóng góp vào mức tăng 39,38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nam Phi là do sự tăng trƣởng mạnh trong giá trị của các mặt
hàng chính, bao gồm phế liệu sắt thép đạt 63,4 triệu USD, tăng 73,76%; mặt hàng kim loại thƣờng khác đạt 38,5 triệu USD, tăng 71,95%; mặt hàng hóa chất đạt 5,8 triệu USD, tăng 89,94% (GSO, 2016).
Bảng 1.3: Một số hàng hóa nhập khẩu chính của Việt Nam từ thị trƣờng Nam Phi giai đoạn 2014-2015
Đơn vị: USD
Tên mặt hàng 2014 2015 Tăng/Giảm (%)
Phế liệu sắt thép 63.443.920 41.158.812 -35,13 Kim loại thƣờng khác 38.505.162 20.769.645 -46,06 Chất dẻo nguyên liệu 4.349.713 19.012.221 337,09
Sản phẩm hóa chất 7.312.669 10.567.527 44,51 Hàng rau quả 6.288.058 6.182.580 -1,68 Sắt thép các loại 2.362.313 4.621.492 95,63 Máy móc, thiết bị và phụ tùng 5.281.191 3.776.583 -28,49 Gỗ và sản phẩm gỗ 3.109.402 3.673.643 18,15 Hóa chất 5.814.792 2.551.639 -56,12 Tổng kim ngạch nhập khẩu 155.109.491 144.677.188 - 6,7
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nam Phi trong năm 2015 tăng trƣởng chậm, đạt khoảng 938,4 triệu USD, tăng 2% so với năm 2014 (919,8 triệu USD). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi đạt 793,7 triệu USD, tăng 3,8%; kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ quốc gia này đạt 144,7 triệu USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2014 (GSO, 2016).
Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, giống nhƣ năm 2014, điện thoại các loại và linh kiện vẫn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
sang Nam Phi trong năm 2015. Mặc dù giá trị giảm nhẹ, chỉ đạt xấp xỉ 445 triệu USD, giảm 3,76% so với năm 2014 song xuất khẩu nhóm hàng này vẫn chiếm tỷ trọng 56% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi. Ngoài ra, một số mặt hàng khác cũng có kim ngạch tăng trƣởng khả quan, nhƣ: giầy dép các loại đạt 92 triệu USD, tăng 13,01%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 56,3 triệu USD, tăng gần 50%; dệt may đạt 21,1 triệu USD, tăng 22,08%; cà phê đạt 21,1 triệu USD, tăng 78,13% (GSO, 2016).
Tuy nhiên, trong năm 2015, ngoài điện thoại di động và linh kiện, nhiều mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam sang Nam Phi lại có kim ngạch giảm so với năm 2014, nhƣ: máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 20,2 triệu USD, giảm 8,94%; sản phẩm hóa chất đạt 8,3 triệu USD, giảm tới 40,67%.
Về nhập khẩu của Việt Nam từ Nam Phi, nguyên nhân của việc giảm kim ngạch trong năm 2015 là do nhập khẩu các mặt hàng chính đều giảm sút, bao gồm phế liệu sắt thép chỉ đạt 41,2 triệu USD, giảm 35,13% so với năm 2014; kim loại thƣờng đạt 20,8 triệu USD, giảm 46,06% (GSO, 2016).
Trong số các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nam Phi, mặt hàng chất dẻo nguyên liệu có kim ngạch tăng trƣởng tốt nhất, đạt 19 triệu USD, tăng trên 337% so với năm 2014. Ngoài ra, các mặt hàng nhập khẩu tăng trƣởng tốt là sản phẩm hóa chất đạt 10,6 triệu USD, tăng 44,51%; sắt thép các loại đạt 4,6 triệu USD, tăng 95,63% (GSO, 2016).
Có thể thấy, cơ cấu hàng hóa thƣơng mại song phƣơng giữa hai quốc gia luôn có sự biến động, chịu ảnh hƣởng của biến động trên thị trƣờng thế giới và trong nƣớc. Nghiên cứu sẽ đi vào phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến cơ cấu và quy mô trao đổi thƣơng mại song phƣơng. Từ đó, đƣa ra các đánh giá về tình hình và xu hƣớng cho quan hệ thƣơng mại giữa hai quốc gia.