Thực trạng thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam – nam phi giai đoạn 2008 2014 (Trang 45)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – NAM PHI

3.1 Thực trạng thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi

Hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi đƣợc ký kết tháng 4/2000 và chính thức có hiệu lực từ tháng 6/2001. Kể từ đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nam Phi luôn gia tăng qua các năm, chủ yếu là do sự gia tăng trong hoạt động xuất khẩu từ phía Việt Nam. Trong khi đó, xuất khẩu của Nam Phi sang Việt Nam luôn có sự biến động, tăng giảm qua từng thời kỳ, mặc dù vẫn giữ xu hƣớng chung là tăng.

Tính đến năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu 4.263,88 triệu USD hàng hóa sang Nam Phi nhƣng chỉ nhập 1.265,75 triệu USD từ Nam Phi. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2014 đạt 5.529,63 triệu USD. Nam Phi hiện vẫn là thị trƣờng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam tại Châu Phi. Trong năm 2014, Việt Nam đã xuất sang Nam Phi 1.061,4 triệu USD hàng hóa, chiếm 19,74% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Châu Phi. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng lớn thứ 2 là Bờ Biển Ngà chỉ đạt 410,3 triệu USD, chỉ chiếm hơn 8% tổng kim ngạch xuất khẩu sang khu vực.

Bảng 3.1: 10 thị trƣờng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam tại Châu Phi năm 2014

STT Thị trƣờng Kim ngạch (triệu USD)

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang

Châu Phi (%)

1 Nam Phi 1.061,4 19,74

2 Bờ Biển Ngà 410,3 8,64

3 Ai Cập 395,6 8,33

5 Nigeria 282,1 5,94 6 Algeria 248,7 5,24 7 Cameroon 164,2 3,46 8 Tanzania 156,8 3,30 9 Morocco 155,7 3,28 10 Angola 116,4 2,45 Nguồn: Tổng cục thống kê

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nam Phi giai đoạn 2008-2015 đạt 4,69 tỷ USD, tăng 5,58 lần so với tổng kim ngạch giai đoạn 2001-2007, chỉ đạt 839,48 triệu USD. Trong cả 2 giai đoạn, Việt Nam đều đóng vai trò nƣớc xuất siêu còn Nam Phi đóng vai trò nƣớc nhập siêu và vai trò nƣớc xuất siêu của Việt Nam ngày càng đƣợc thể hiện rõ ràng trong giai đoạn 2008-2014. Tốc gia tăng trong giá trị hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Nam Phi giai đoạn 2008-2014 cũng lớn hơn giai đoạn 2001-2007. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nam Phi tăng mạnh nhất vào giai đoạn 2012-2013, tăng 54,24% từ 642,9 triệu USD lên 991,65 triệu USD (GSO, 2016).

Trong khi đó, giá trị xuất khẩu từ Nam Phi sang Việt Nam lại không duy trì đƣợc đà tăng ổn định, biến động qua các năm mặc dù xu hƣớng chung vẫn là xu hƣớng tăng. Xuất khẩu từ Nam Phi sang Việt Nam trải qua thời kỳ sụt giảm đột ngột trong giai đoạn 2005-2006 khi giá trị xuất khẩu giảm đột ngột từ 108,6 triệu USD xuống còn 49,06 triệu USD, giảm 54,8%. Tuy nhiên, giai đoạn 2009-2010 và 2012-2013 chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng trong giá trị xuất khẩu từ Nam Phi sang Việt Nam, tăng lần lƣợt 73,25% và 78,34% (GSO, 2016).

Bảng 3.2: Kim ngạch thƣơng mại Việt Nam-Nam Phi giai đoạn 2001-2014

Năm Việt Nam xuất Nam Phi

Việt Nam nhập Nam Phi

Tổng giá trị trao đổi thƣơng mại song phƣơng

2001 20,5 11,98 32,48 2002 21,1 32,9 54 2003 30,05 78,5 108,55 2004 47,93 78 125,93 2005 75,3 108,6 183,9 2006 93,9 49,06 142,96 2007 134,9 56,76 191,66 2008 157,12 75,24 232,36 2009 211,7 80,69 292,39 2010 371,23 139,8 511,03 2011 404,2 110,6 514,8 2012 642,9 95,32 738,22 2013 991,65 170 1161,65 2014 1.061,4 178,3 1239,7 Tổng 4.263,88 1.265,75 5.529,63

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu từ UN Comtrade 2016

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch

Hình 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nam Phi giai đoạn 2001-2014

Về cơ cấu hàng hóa trao đổi thƣơng mại, Trong giai đoạn 2001-2007, Nam Phi xuất sang Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm sắt thép, nhôm, gỗ, sợi nhân tạo và hoa quả. Trong đó, nhóm các sản phẩm sắt thép chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 66,6% tổng giá trị hàng hóa Nam Phi xuất sang Việt Nam giai đoạn này. Tuy nhiên, giá trị hàng hóa này xuất khẩu sang Việt Nam không có sự ổn định và dao động qua các năm. Trong giai đoạn 2001-2003, các sản phẩm sắt thép có sự gia tăng nhanh chóng trong giá trị xuất khẩu nhƣng lại sụt giảm nhanh chóng trong giai đoạn 2005-2006, giảm 72,6% từ trên 70 triệu USD xuống hơn 19 triệu USD và phục hồi với mức trên 27 triệu USD năm 2007. Các sản phẩm nhôm xuất khẩu cũng có xu hƣớng tăng mạnh giai đoạn đầu và sụt giảm trong giai đoạn 2005-2006. Các sản phẩm duy trì đƣợc xu hƣớng tăng là các sản phẩm gỗ, sợi thủ công và hoa quả. Tuy nhiên, tỷ trọng của nhóm các sản phẩm gỗ, sợi thủ công và hoa quả là tƣơng đối nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu của Nam Phi sang Việt Nam. Trong năm 2007, 3 nhóm hàng hóa này chỉ chiếm 22,43% tổng giá trị hàng xuất khẩu của Nam Phi sang Việt Nam. Điểm nổi bật của xuất khẩu hàng hóa từ Nam Phi sang Việt Nam trong giai đoạn này chính là việc Nam Phi đã xuất sang Việt Nam 600 nghìn USD các sản phẩm dệt kim và sợi thủ công trong năm 2007. Đây là lần đầu tiên Nam Phi xuất sang Việt Nam sản phẩm này, mở ra một giai đoạn mới cho các hợp đồng xuất khẩu sản phẩm dệt kim và sợi thủ công sang Việt Nam.

Bảng 3.3: Một số mặt hàng trọng yếu của Nam Phi xuất sang Việt Nam giai đoạn 2001-2007

Đơn vị: nghìn USD

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Sắt thép 8.360 27.816 66.295 56.807 70.787 19.361 27.840 Nhôm 275 345 4.179 6.590 17.954 6.602 7.036

Gỗ 212 949 1.647 4.501 5.798 8.426 4.672 Sợi nhân tạo 204 337 226 234 486 2.847 4.303

Hoa quả 0 104 56 458 2.172 2.644 3.765

Tổng giá trị

xuất khẩu 11.989 32.906 78.560 78.003 108.684 49.069 56.786

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu từ UN Comtrade 2016

Về phía Việt Nam, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu giày dép, nhiên liệu khoáng, thiết bị điện tử, các nông phẩm sang Nam Phi giai đoạn này. Sản phẩm giày dép chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn trong cơ cấu xuất khẩu .Trong giai đoạn này, các sản phẩm giày dép chiếm khoảng 42% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu. Sản phẩm giày dép có xu hƣớng tăng ổn định qua các năm, không có sự sụt giảm nào giai đoạn này. Trong khi đó, thiết bị điện tử điện máy lại thể hiện xu hƣớng biến động không ổn định, đạt mức 1,3 triệu USD năm 2001 nhƣng lại giảm xuống còn 190 nghìn USD ngay năm sau đó, tiếp tục dao động trong khoảng 200-800 nghìn USD các năm tiếp theo và tăng vọt lên 1,9 triệu USD năm 2007. Bên cạnh sản phẩm giày dép, các nông sản nhƣ cà phê hay chè có mức tăng ổn định giai đoạn này, tăng từ 937 nghìn USD năm 2001 lên đến 20 triệu USD năm 2007.

Bảng 3.4: Một số mặt hàng trọng yếu Việt Nam xuất sang Nam Phi giai đoạn 2001-2007 Đơn vị: nghìn USD Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Giày dép 8.572 9.050 10.742 20.714 32.609 44.236 55.484 Nông phẩm (cà phê, chè) 937 2.618 3.562 5.853 13.801 13.037 20.152 Hàng may 493 127 189 348 1.015 1.663 11.683

mặc Máy móc 63 49 350 1.611 2.491 4.972 7.644 Sản phẩm hóa dầu 2.968 2.967 2.765 4.495 5.520 2.006 4.688 Thiết bị điện, điện tử 1.337 190 864 266 219 643 1.991 Tổng giá trị xuất khẩu 20.528 21.141 30.059 47.933 75.338 93.903 134.954

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu từ UN Comtrade 2016

Giai đoạn 2008-2015, so với giai đoạn trƣớc, cơ cấu hàng hóa Nam Phi xuất khẩu sang Việt Nam có những thay đổi nhất định, các mặt hàng chủ chốt vẫn là sắt thép, nhôm, gỗ, sợi nhân tạo và hoa quả, tuy nhiên, mặt hàng dệt và sợi thủ công lại có sự gia tăng nhanh chóng. Tổng giá trị xuất khẩu của Nam Phi tăng 2,04 lần so với giai đoạn trƣớc. Trong các mặt hàng này, chỉ có sợi nhân tạo là có tổng giá trị xuất khẩu giảm so với giai đoạn 2001-2007. Điểm nhấn trong hoạt động xuất khẩu của Nam Phi sang Việt Nam giai đoạn này chính là sự gia tăng trong khối lƣợng và giá trị các sản phẩm dệt kim và sợi thủ công.

Các sản phẩm dệt kim và sợi thủ công thể hiện mức tăng manh mẽ giai đoạn 2007-2008, tăng từ 600 nghìn USD lên trên 45 triệu USD. Mặt hàng này tiếp tục là mặt hàng trọng yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Nam Phi sang Việt Nam. Trong năm 2010, giá trị xuất khẩu mặt hàng này chiếm đến 61,9% tổng giá trị xuất khẩu của Nam Phi. Đây cũng là năm sản phẩm dệt và sợi thủ công đạt giá trị xuất khẩu cao nhất thời kỳ này. Sau năm 2010, xuất khẩu dệt và sợi thủ công của Nam Phi sang Việt Nam thể

hiện xu hƣớng giảm rõ rệt, cho dù đây vẫn là mặt hàng trọng yếu trong cơ cấu xuất khẩu của Nam Phi.

Bảng 3.5: Một số mặt hàng trọng yếu Nam Phi xuất sang Việt Nam giai đoạn 2008-2014 Đơn vị: nghìn USD Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Sắt thép 1.784 1.940 3.630 5.390 8.668 18.643 47.103 Nhôm 263 268 576 248 2.413 15.329 29.344 Gỗ 4.806 10.044 27.171 28.021 21.605 39.654 15.261

Sợi nhân tạo 186 125 36 353 508 438 4038

Hoa quả 479 283 731 733 1.103 1.255 4.906 Sản phẩm dệt kim và sợi thủ công 45.189 47.652 86.548 54.647 30.479 64.299 26.459 Tổng giá trị xuất khẩu 75.247 80.694 139.814 110.602 95.325 170.096 178.302

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu từ UN Comtrade 2016

Đối với Việt Nam, cơ cấu mặt hàng quan trọng cũng có những thay đổi đáng kể, trong đó, nổi bật nhất là việc hàng hóa thiết bị điện tử đã vƣơn lên vị trí đứng đầu trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Nam Phi. Các sản phẩm thiết bị điện và điện tử có mức gia tăng nhanh chóng từ năm 2008, từ 2.050 nghìn USD lên tới trên 70 triệu USD trong 1 năm sau đó. Trong giai đoạn này, hàng hóa thiết bị điện tử và giày dép là 2 nhóm sản phẩm mang lại giá trị xuất khẩu cao nhất cho Việt Nam. Riêng trong năm 2014, tổng giá trị xuất khẩu của riêng 2 nhóm hàng này đã chiếm đến 67,45% tổng giá trị hàng xuất khẩu sang Nam Phi. Giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008- 2015 tăng 9,06 lần so với giai đoạn 2001-2007.

Bảng 3.6: Một số mặt hàng trọng yếu Việt Nam xuất sang Nam Phi giai đoạn 2008-2014 Đơn vị: nghìn USD Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Thiết bị điện, điện tử 2.058 70.968 187.236 124.727 266.721 549.768 578.942 Giày dép 43.581 55.297 52.392 79.369 89.574 111.798 137.073 Nông phẩm 24.894 18.667 28.378 37.198 32.220 28.395 39.628 Hàng may mặc 11.713 7.685 7.203 8.776 9.908 12.825 16.519 Máy móc 11.403 9.307 19.049 46.238 93.509 156.098 147.506 Đồ nội thất 4.383 3.515 4.061 4.493 7.648 9.637 12.435 Tổng giá trị xuất khẩu 157.120 211.701 371.230 404.201 642.995 991.655 1.061.406

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu từ UN Comtrade 2016

Nam Phi hiện vẫn là đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam tại Châu Phi. Nam Phi trở thành thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và cũng là quốc gia Châu Phi xuất khẩu nhiều hàng hóa nhất sang Việt Nam. Tuy Nam Phi là đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Châu Phi, Việt Nam hiện vẫn chƣa phải là đối tác quan trọng của Nam Phi tại Châu Á nói chung và tại Đông Nam Á nói riêng.

Tại Châu Á, Trung Quốc mới là đối tác thƣơng mại hàng đầu của Nam Phi, trong khi đó tại Đông Nam Á, Thái Lan đứng đầu trong danh sách các

đối tác thƣơng mại chiến lƣợc của Nam Phi. Việt Nam hiện chỉ là đối tác thƣơng mại lớn thứ 7 tại khu vực châu Á, và đứng vị trí thứ 4 tại ASEAN trong quan hệ thƣơng mại với Nam Phi.

Trong giai đoạn 2008-2015, Trung Quốc đã xuất sang Nam Phi xấp xỉ 105 tỷ USD hàng hóa. Trong giai đoạn này, giá trị kim ngạch xuât khẩu của Nhật Bản xuất sang Nam Phi là khoảng 32 tỷ USD, của Thái Lan là 16 tỷ USD, Hàn Quốc là 14 tỷ USD, Singapore, Đài Loan và Malaysia đều có mức xuất khẩu sang Nam Phi vào khoảng 8 tỷ USD (UN Comtrade, 2016). Trong khi đó, Việt Nam chỉ xuất sang Nam Phi khoảng 4,69 tỷ USD. Năm 2015, tỷ trọng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Nam Phi chiếm đến 18,34% tổng giá trị hàng hóa Nam Phi nhập từ thế giới. Chỉ số này của Việt Nam chỉ là 1,26%, thấp hơn của Thái Lan và Singapore lần lƣợt là 2,25% và 1,68%.

Bảng 3.7: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Nam Phi với một số quốc gia Châu Á năm 2014

Quốc gia

Kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia sang Nam Phi (triệu USD)

Tổng kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi

(triệu USD) Tỷ trọng (%) Trung Quốc 14,603 79,590 18,34 Nhật Bản 3,062 79,590 3,84 Thái Lan 1,792 79,590 2,25 Singapore 1,338 79,590 1,68 Việt Nam 1,006 79,590 1,26 Malaysia 692 79,590 0,86

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu từ UN Comtrade 2016

Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của Nam Phi từ Trung Quốc là nồi hơi, máy móc, thiết bị điện tử, các sản phẩm vải sợi và giày dép. Riêng trong

2015, giá trị các nồi hơi, máy móc thiết bị và các sản phẩm điện tử của Trung Quốc xuất sang Nam Phi đã đạt gần 6 tỷ USD trên tổng giá trị xuất khẩu 14,6 tỷ USD. Các hàng hóa liên quan đến đƣờng sắt nhƣ đầu máy, đƣờng ray cũng có sự gia tăng nhanh chóng, từ 150 triệu USD năm 2014 lên đến 566 triệu USD năm 2015. Số lƣợng thiết bị này để phục vụ cho các dự án nâng cấp cở sở hạ tầng của Nam Phi.

Nam Phi nhập chủ yếu từ Nhật Bản bao gồm các sản vật của Nhật Bản, phƣơng tiện giao thông, nồi hơi và thiết bị điện tử. Tuy nhiên, giá trị thƣơng mại của 4 nhóm hàng hóa trên có xu hƣớng giảm trong giai đoạn 2008-2015, nguyên nhân chủ yếu do sự cạnh tranh từ các quốc gia khác, mà chủ yếu là từ Trung Quốc. Các hàng hóa liên quan đến hoạt động đƣờng sắt xuất khẩu sang Nam Phi cũng có xu hƣớng giảm, giảm mạnh trong giai đoạn 2014-2015 khi giảm từ 625 nghìn USD xuống chỉ còn 8 nghìn USD.

Với Thái Lan, Nam Phi nhập khẩu chủ yếu là ngũ cốc, nông sản và máy móc thiết bị điện tử. Từ năm 2009, Nam Phi bắt đầu nhập nhiều hàng hóa là phƣơng tiện vận tải từ Thái Lan. Hàng hóa này nhanh chóng trở thành hàng hóa có giá trị xuất khẩu lớn của Thái Lan sang Nam Phi, đạt 223 triệu USD năm 2015, đứng thứ 2 trong danh sách các mặt hàng trọng yếu của Thái Lan xuất sang Nam Phi. Trái lại, mặt hàng thiết bị điện tử lại có sự sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2014-2015, giảm từ 273 triệu USD xuống còn 75 triệu USD (UN Comtrade, 2016).

Bảng 3.8: Nhập khẩu một số mặt hàng của Nam Phi từ một số đối tác Châu Á năm 2014

Đơn vị: nghìn USD

Quốc gia Thiết bị điện, điện tử

Nồi hơi, thiết

bị máy Giày dép Ngũ cốc

Nhật Bản 138.208 665.162 - -

Thái Lan 75.222 190.712 12.157 123.343

Singapore 47.301 45.861 - -

Việt Nam 551.785 98.320 163.464 18.273

Malaysia 119.453 70.717 - -

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu từ UN Comtrade 2016

Singapore xuất sang Nam Phi chủ yếu là sản phẩm chƣng cất, dầu, thiết bị điện, máy móc, trong đó, riêng nhóm hàng sản phẩm chƣng cất, dầu đã đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong năm 2015, trên tổng số 1,3 tỷ tổng giá trị xuất khẩu. Đối với Hàn Quốc, quốc gia này xuất sang Nam Phi chủ yếu là các phƣơng tiện giao thông, thiết bị linh kiện điện tử, máy móc, nhiên liệu khoáng, dầu, sản phẩm chƣng cất, trong đó, giá trị của hàng hóa là phƣơng tiện giao thông chiếm tỷ trọng cao nhất, trong năm 2015, chiếm 37,2% tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam – nam phi giai đoạn 2008 2014 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)