CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
3.3. Những giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực
3.3.6. Nhóm giải pháp về chế độ chính sách đối với người lao động
Là một công ty làm trong lĩnh vực thi công xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, thì vấn đề bảo hộ lao động luôn được Thảo Trung quan tâm. Đây là vấn đề cần phải được quan tâm thường xuyên và liên tục. Để đảm bảo sự an toàn cho người lao động công ty cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho công tác bảo hộ lao động; xây dựng và giám sát chặt chẽ đảm bảo sự thực hiên nghiêm túc những quy định về an toàn lao động trong công ty; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người lao động về việc thực hiện các biện pháp bảo hộ; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về an toàn cho người lao động để công tác bảo hộ lao động được thực hiện đồng bộ từ phía người lao động và công ty.
Thực hiện chế độ bảo hiểm, chính sách xã hội
Tiếp tục thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước về Chính sách bảo hiểm xã hội được nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng cho người lao động. Đây là cơ sở để tạo lòng tin, sự găn bó với công ty của người lao động.
KẾT LUẬN
Trong các hoạt động quản lý nguồn nhân lực, công tác phát triển nhân lực luôn là một khâu then chốt quyết định hiệu quả hoạt động của công ty, là chìa khóa để công ty thực hiện được các mục tiêu kế hoạch kinh doanh đề ra. Đề tài luận văn của học viên giúp cho Công ty CP ĐT Xây dựng & Thương mại Thảo Trung hiểu rõ các nguyên lý khoa học, vai trò nhiệm vụ cũng như ý nghĩa của công tác phát triển nguồn nhân lực, ban lãnh đạo công ty cũng như các cấp quản trị có đầy đủ cơ sở để hoạch định chiến lược nhân sự của Công ty. Thông qua đề tài, những hạn chế phát sinh trong công tác phát triển nguồn nhân lực của Công ty phần nào được chỉ ra. Ban lãnh đạo công ty có thể căn cứ vào đó để nhìn nhận và đánh giá lại tổng quan về công tác này.
Những đề xuất của học viên được nêu lên nhằm thảo luận và tìm ra phương thức hữu hiệu để cải thiện công tác đào tạo và phát triển của công ty. Có thể tồn tại nhiều hạn chế với các giải pháp khác nhau trong đề tài. Công ty cũng không nhất thiết cùng lúc tiến hành hoàn thiện hết các vấn đề mà công ty đang gặp phải.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, hoạt động phát triển nguồn nhân lực chủ yếu được đề cập đến thông qua công tác đào tạo để phát triển nhân viên. Các nội dung khác liên quan đến công tác phát triển toàn diện của nhân viên chưa được đề cập thấu đáo. Toàn bộ nghiên cứu của đề tài phần lớn dựa vào cơ sở dữ liệu trong giai đoạn từ năm 2009 trở lại đây kết hợp với định hướng kế hoạch kinh doanh của công ty giai đoạn 2014 - 2016. Do vậy không tránh khỏi những sự bất cập trong việc tổ chức đào tạo và phát triển nhân viên trong những năm tiếp theo. Công tác đào tạo và phát triển nhân viên của công ty cần phải thường xuyên bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lên phương án thực hiện tiến trình đào tạo và phát triển nhân lực một các linh hoạt hiệu quả theo thực tế khách quan.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bùi Tuấn Anh, 2003. Giáo trình hành vi tổ chức. Hà Nội: NXB Thống Kê.
2. Bộ Kế hoạch đầu tư - Bộ Tài chính, 2011. Thông tư liên tịch về hướng
dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hà Nội.
3. Công ty CP ĐT xây dựng & thương mại Thảo Trung, 2009, 2010, 2011,
2012, 2013. Báo cáo tổng kết năm Công ty. Hà Nội.
4. Vũ Thùy Dương và Hoàng Văn Hải, 2008. Giáo trình Quản trị nhân lực.
Hà Nội: NXB Thống kê.
5. Tạ Ngọc Hải, 2010. Một số nội dung về nguồn nhân lực và phương pháp
đánh giá nguồn nhân lực. Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước.
6. Hoàng Văn Hải, 2010. “Quản trị nhân sự mang bản sắc Việt Nam”. Kỷ
yếu Ngày Nhân sự Việt Nam.
7. Nguyễn Mai Hương, 2011. Kinh nghiệm một số quốc gia Châu Á về phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế- bài học cho
Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn 27
tr 52-58.
8. Nguyễn Thị Mai Lan, 2008. Lý luận hàng hóa sức lao động và tiền công
của C. Mác. Hà Nội: Nxb Lao động
9. Quách Thị Hồng Liên, 2011. Bàn về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực trong các doanh nghiệp hiện nay. Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
10.Võ Thị Hồng Loan, 2009. Phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại thành phố Đà nẵng. Đà Nẵng.
11.Nguyễn Bích Ngân, 2009. Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý
12.Phạm Văn Quốc và Đoàn Thanh Thủy, 2012. Những vấn đề mới về phát
triển nguồn nhân lực tại Đại hội XI. Tạp chí phát triển nguồn nhân lực số
1 (27)-2012.
13.Văn Đình Tấn, 2010. Nguồn nhân lực trong công cuộc CNH, HĐH ở
nước ta. Hà Nội.
14. Nguyễn Hữu Thân, 2004. Quản trị nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB Thống Kê.
15.UNDP – Hà Nội, 2007. Báo cáo khảo sát “200 doanh nghiệp hàng đầu
của Việt Nam” của xuất bản tháng 9-2007. Hà Nội.
16.Viện Chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ, 2012. Kinh
nghiệm của một số quốc gia về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và hàm ý chính sách cho Việt Nam, www.nistpass.gov.vn
17.Vũ Quốc Tuấn và Hoàng Thu Hòa, 2001. Phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ, kinh nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Thống kê.
Tiếng Anh
18.Thomas L.Wheelen and J.David Hunger (2002) Strategic management
and business policy
19.Aaron W. Hughey, Kenneth J. Mussnug (2007), Designing Effective Employee Training Programmes. [Online] In: Journal of Training for Quality. Volume 5 Number 2 . pp. 52-57. Emerald Fulltext Service 2005.
20. Goldstein và Gilliam (2000), Training system issues in the year 2000,
[Online] In: Journal of Training for Quality
21. P. Nick Blanchard, James W.Thacker (1999), Effective training: systems, strategies, and practices.
Website: 23.www.business.gov.vn 24.www.hasmea.org.vn 25.http://voer.edu.vn/ 26.http://www.atheenah.com/ 27.http:// www.bussiness.gov.vn 28.http://www.human-pro.com/ 29.http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt 30.http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA I. Thông tin người trả lời phiếu điều tra:
1. Giới tính: Nam Nữ
2. Giữ chức vụ quản lý trong công ty: Có Không 3. Là lao động: Tập sự Chính thức
4. Làm việc trong bộ phận: ……….. II. Câu hỏi điều tra:
1. Bạn có kinh nghiệm làm công việc tại vị trí tương tự tại công ty khác trước khi vào làm việc tại công ty không?
Có (Thời gian:…tháng) Không
2. Chuyên môn được đào tạo của bạn phù hợp với công việc bạn đang đảm nhận tại công ty không?
Hoàn toàn phù hợp Tạm phù hợp Không phù hợp
3. Trình độ chuyên môn được đào tạo hiện nay của bạn đã đáp ứng được yêu cầu của công việc chưa?
Chưa đáp ứng
Chỉ đáp ứng được yêu cầu hiện tại
Đáp ứng được yêu cầu cả hiện tại và tương lai
4. Bạn có cần phải nâng cao trình độ học vấn để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc và có mong muốn được học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ không?
Có Không
5. Bạn có xác định được nhiệm vụ công việc cụ thể của mình không? Luôn xác định được
Không xác định được
6. Bạn có thể chủ động trong thực hiện công việc không? Có thể
Không thể
7. Bạn có được giao khoán khối lượng công việc cụ thể không? Có
Không
8. Bạn có phát huy được năng lực của bản thân trong quá trình thực hiện công việc được giao không?
Không có điều kiện phát huy Phát huy được 1 phần
Phát huy được tối đa
9. Bạn cho rằng cấp quản lý của bạn có thể nhìn nhận, đánh giá được năng lực của bản thân không?
Có Không
10. Bạn có hài lòng với cách tính lương của công ty và mức lương bạn được hưởng không?
Hài lòng Tạm hài lòng Chưa hài lòng
PHỤ LỤC 2
Câu hỏi phỏng vấn đối với cán bộ quản lý
1. Theo ông/bà lao động được bố trí trong bộ phận do ông/ bà quản lý đã hợp lý chưa? Số lượng lao động cho từng bộ phận đã đủ chưa? Cân đối chưa? Lao động bố trí đã phù hợp về trình độ và chất lượng chưa? Theo ông bà có nhu cầu sắp xếp lại không?
2. Theo ông/bà với cách phân công nhiệm vụ cho từng lao động trong bộ phận, với tư cách nhà quản lý, ông/bà thấy công tác đánh giá mức độ hoàn thành công việc, năng lực, kỹ năng của lao động có thuận lợi không?
Phỏng vấn giám đốc điều hành của công ty:
Ông nghĩ thế nào về vấn đề duy trì mức lương ổn định và tăng dần cho người lao động tại công ty trong giai đoạn ngành xây dựng còn gặp nhiều khó khăn như thời gian qua?
PHỤ LỤC 3
Câu hỏi phỏng vấn đối với người lao động
1. Ông/bà… thấy môi trường làm việc của công ty thế nào? Các điều kiện về cơ sở vật chất có đảm bảo cho quá trình thực hiện các công việc hay không? 2. Ông/bà nghĩ muốn có thay đổi gì về môi trường làm việc trong công ty để quá trình làm việc hiệu quả hơn?