CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
2.1. Giới thiệu chung về công ty CPĐT XD & TM Thảo Trung
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THẢO TRUNG
Tên giao dịch: Thao Trung Trading and investment construction joint stock Company
Tên người đại diện: Ông Lương Ngọc Quý -Chức vụ: Giám đốc Trụ sở chính: 36/183A -Lĩnh Nam -Vĩnh Hưng -Hoàng Mai - Hà Nội. Địa chỉ giao dịch: P505 NƠ- Nhà A -Chưng cư 282 - Lĩnh Nam - Hoàng Mai - HN
Điện thoại: (04) 36442587 Email: thaotrungjsc899@gmail.com Công ty CP ĐT Xây dựng & Thương mại Thảo Trung được thành lập căn cứ theo giấy phép đăng kí kinh doanh số: 0102183899, ngày 14 tháng 3 năm 2007 của Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội với số vốn điều lệ: 3.500.000.000 đồng Việt Nam (Ba tỷ năm trăm triệu đồng Việt Nam).
Đây là một công ty cổ phần, với sự tham gia góp vốn của 5 cổ đông sáng lập; là một đơn vị hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của Công ty cổ phần và Luật doanh nghiệp.
Công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu năm 2007, trải qua nhiều khó khăn, Công ty CP ĐT Xây dựng & Thương mại Thảo Trung đã có được những bước khởi đầu đáng kể. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã không ngừng phát triển, mặc dù mới chỉ hoạt động được 7 năm song công ty đã biết phát huy những thế lực mới để tổ chức sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt các
chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát triển Công ty một cách toàn diện, ngày càng tạo nên tên tuổi và có chỗ đứng trên thương trường, đặc biệt từ khi công ty tham gia thi công một số công trình lớn như đường Vành đai 3 giai đoạn 1, Đại lộ Thăng Long, đường 5 kéo dài,…
Bảng 3.1: Danh sách cổ đông sáng lập Công ty
TT Tên cổ đông Nơi đăng kí HKTT đối với cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức
Số cổ phần
1 Nguyễn Mỹ Lệ 70 ngõ Hòa Bình 7 – P.Minh Khai – Hai Bà
Trưng – Hà Nội 2.000
2 Nguyễn Tất Tùng Tổ 5, Phượng Trì – TT Phùng – Đan Phượng –
Hà Nội 200
3 Nguyễn Thị Hoàn P.Thanh Bình – TP.Hải Dương 300 4 Nguyễn Văn Thanh Tổ 15 – P.Thạch Bàn – Q.Long Biên – Hà Nội 300 5 Lương Ngọc Quý Nhật Tân – Phù Tiên – Hưng Yên 700
(Nguồn: Phòng tài chính) 2.1.2. Một số đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động
Công ty hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông đường bộ, sản xuất ván khuôn, đúc cấu kiện bê tông đúc sẵn, tư vấn phương án thi công, dịch vụ cẩu tự hành,... Công việc cụ thể của công ty:
- Trực tiếp thi công xây dựng các công trình xây dựng, các công trình giao thông đường bộ.
- Trực tiếp sản xuất các vật tư xây dựng như ván khuôn, cấu kiện bê tông đúc sẵn…
- Kinh doanh vật tư xây dựng và cho thuê các cẩu tự hành. - Tư vấn trong lĩnh vực thi công xây dựng.
Có thể nói, để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn đầu tư, công ty đã đầu tư hoạt động trên khá nhiều lĩnh vực như sản xuất, thi công lắp ráp, xây dựng, thương mại và dịch vụ tư vấn; song đều xoay quanh lĩnh vực xây dựng để đảm bảo sự tập trung và hỗ trợ giữa các mảng hoạt động.
2.2.1.2.2. Tổ chức bộ máy
Công ty đã xây dựng bộ máy tổ chức quản lý theo mô hình:
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy công ty
(Nguồn: Công ty CP ĐT Xây dựng & Thương mại Thảo Trung)
Công ty được tổ chức gồm: Hội đồng quản trị; giám đốc và ban cố vấn; 4 phòng chức năng: phòng tổ chức, phòng tài chính, phòng kế hoạch, phòng xây dựng và 3 bộ phận lao động trực tiếp gồm: bộ phận thi công xây dựng, bộ phận sản xuất vật tư xây dựng và bộ phận kinh doanh, thương mại, cụ thể:
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ Công ty.
P.Tổ chức P.Tài chính P.Kế hoạch P.Kỹ thuật
Giám đốc điều hành và ban cố vấn Hội đồng quản trị Bộ phận thi công XD Bộ phận sản xuất Bộ phận kinh doanh
Giám đốc điều hành: chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về toàn bộ hoạt động của Công ty, chỉ đạo chung về mọi mặt công tác của Công ty, tuỳ theo từng thời điểm cụ thể Giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo thực hiện những công tác trọng yếu cụ thể của Công ty.
Ban cố vấn: Có trách nhiệm cố vấn, trợ giúp cho Giám đốc điều hành trong chỉ đạo điều hành mọi mặt của công ty.
Hàng năm ban giám đốc có nhiệm vụ xây dựng chiến lược và lên kế hoạch hành động như: kế hoạch nhân sự, kế hoạch lợi nhuận, kế hoạch phát triển thị trường… từ đó phân bổ nhiệm vụ cho từng phòng ban và cá nhân. Thực tế hiệu quả kinh doanh hàng năm đã chứng minh được năng lực quản lí của đội ngũ cán bộ quản lí trong công ty.
Phòng kế hoạch: Phòng kế hoạch sản xuất là cơ quan tham mưu, giúp việc giám đốc Công ty quản lý và điều hành lĩnh vực : kế hoạch, báo cáo thống kê, phát triển thị trường.
Phòng tổ chức : Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý công tác lao động, tiền lương, chế độ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đời sống xã hội của Công ty.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, xây dựng cac hình thức và phương pháp tổ chức lao động khoa học trong Công ty; các hình thức và phương pháp trả lương, thưởng và các hình thức khuyến khích vật chất kích thích tăng năng suất lao động
- Lập kế hoạch hàng năm và dài hạn về nhu cầu lao động, xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương của Công ty.
- Lập kế hoạch cải hàng năm kiểm tra việc thực hiện công tác cải thiện đời sống, nâng cao phúc lợi tập thể, phát triển xã hội toàn Công ty bao gồm việc đi lại, ăn ở, vui chơi giải trí…
Phòng tài chính: ghi chép, phản ánh, tính toán số liệu tình hình luân chuyển vật tư, tài sản tiền vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, thu- chi tài chính thanh toán tài chính, theo các chế độ tài chính Nhà nước ban hành. Cung cấp các tài liệu cho ban giám đốc phục vụ điều hành hoạt động sản xuất, phân tích các hợp đồng kinh tế phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Phòng kỹ thuật: Là cơ quan tham mưu, giúp việc cho giám đốc Công ty về công tác quản lý kỹ thuật nói chung; đồng thời cũng là bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng tư vấn thi công của công ty.
2.1.2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của công ty
Công ty CP ĐT Xây dựng & Thương mại Thảo Trung là công ty xây dựng hoạt động trên nhiều mảng, lĩnh vực, trong đó có sản xuất, thi công và kinh doanh. Do vậy, cơ sở vật chất và trang thiết bị của công ty được đầu tư để phục vụ hoạt động sản xuất trên từng mảng và có tính chất hỗ trợ cơ sở vật chất giữa các lĩnh vực. Cụ thể:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vật tư xây dựng gồm: máy xúc, máy trộn bê tong, máy cắt uốn thép, máy cưa và một số các thiết bị vật tư xây dựng thiết yếu khác phục vụ sản xuất vật tư xây dựng… Cơ sở sản xuất là xưởng đúc cấu kiện bê tông- địa chỉ: Đầu Cảng Khuyến Lương – tổ 21 – P.Trần Phú – Hoàng Mai – Hà Nội.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động thi công xây dựng gồm: ô tô Ben, giàn giáo thép, máy xúc, máy trộn bê tông, máy đầm, máy ủi và một số các thiết bị vật tư xây dựng thiết yếu khác phục vụ thi công xây dựng…
Xưởng tập kết xe và máy thi công: Quán Gánh – Thường Tín – Hà Nội Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh thương mại vật tư xây dựng gồm: ô tô Ben, cẩu tự hành…
Văn phòng địa chỉ: 36/183A Lĩnh Nam – Vĩnh Hưng – Hoàng Mai – Hà Nội vừa là trụ sở chính của công ty vừa là nơi tổ chức, thực hiện các giao dịch các hoạt động kinh doanh thương mại, tư vấn của công ty.
Thiết bị dụng cụ quản lí: Máy vi tính, máy in, máy Fax, máy phôtô, điện thoại, hệ thống bảo vệ nội bộ và các trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất kinh doanh khác…
Đối với các thiết bị dụng cụ quản lý của công ty cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. ½ số lượng thiết bị này được đầu tư mua sắm khi công ty mới thành lập; ½ số lượng thiết bị được đầu tư bổ sung từng năm và một số là máy tính xách tay cá nhân của nhân viên công ty.
Đối với các trang thiết bị phục vụ sản xuất: Về số lượng: đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng phục vụ sản xuất của công ty; về chất lượng: 2/3 số trang thiết bị được đầu tư mới qua từng năm, 1/3 số trang thiết bị được sử dụng đã lâu, chất lượng hạn chế, thường xảy ra hỏng, sự cố trong quá trình sử dụng đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất của công ty; nhà xưởng đều được quan tâm nâng cấp hàng năm.
Bảng 3.2. Công nghệ thiết bị của Công ty Thảo Trung
STT Thiết bị
Số lượng
Năm sản
xuất Công suất
1 Máy xúc CAT 06 1995
3 Máy trộn bê tong 39 250L-450L 4 Đầm dùi 45- 75 48 1,3 Kw 5 Đầm bàn BOMAG 25 24 3 Kw
6 Giàn giáo thép 90
7 Máy ủi Komasu, D31 06 75–110 CV 8 Máy cắt uốn thép BOMAG 32 18 15 Kw 9 Máy cưa Swam 06 1,5 Kw
10 Bơm nước LT-45 và các loại khác 33 7-45CV 11 Bộ kích căng kéo 15 1999 18-500T 12 Pa năng xích 15 1997 3-10T 13 Một số thiết bị khác 14 Ôtô Ben 12 5T- 40T 15 Xe cẩu tự hành 6 5T (Nguồn: Phòng kỹ thuật) 2.1.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh
Đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là kết quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty có thể khẳng định: kể từ khi thành lập công ty đã duy
quả sản xuất kinh doanh qua các năm, song sự biến động không đáng kể. Những biến động trong kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được nhận định do sự bất ổn của thị trường, đặc biệt trong thị trường bất động sản và xây dựng những năm qua ảnh hưởng. Song việc duy trì lợi nhuận của công ty trong những giai đoạn khó khăn của ngành xây dựng, khi nhiều Công ty phá sản hoặc đứng trên bờ vực phá sản, đã thể hiện sự nỗ lực rất lớn của công ty.
Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh Thảo Trung
STT Các chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 1 Doanh thu (Tỷ đồng) 9,571 21,3 22,1 20,9 19,4 Tăng trưởng doanh thu(%) - 122,54% 3,75% -5,42% -7,17% 2 Lợi nhuận (Tỷ đồng) 0,928 4,410 4,937 3,215 2,890 Tăng trưởng lợi nhuận(%) - 375,21% 11,95% -34,87% -10,1% (Nguồn: Phòng Tài chính)
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực tại công ty CP ĐT XD & TM Thảo Trung
2.2.1. Thực trạng về NNL tại Công ty
2.2.1.1. Quy mô và sự biến động nguồn lao động của công ty trong những năm gần đây
* Số lượng lao động và biến động lao động
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thảo Trung là một doanh nghiệp có quy mô vừa phải nên lực lượng lao động chưa được đông đảo. Sau 7 năm hoạt động số lượng lao động của công ty đã tăng từ trên 60 người lên 220 người.
Bảng 3.4: Số lượng lao động và biến động lao động
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số LĐ 60 169 197 201 170
Chênh lệch tuyệt đối
(người) - 109 28 4 -31 Chênh lệch tương đối
(%)
- 181,6% 16,5% 2,03% -15,4%
Lao động đi - 7 21 15 49 Lao động đến - 116 49 19 18
(Nguồn: Phòng Tổ chức)
Qua bảng thống kê số lượng lao động và biến động lao động tại công ty trong những năm gần đây có thể thấy trong giai đoạn 2009-2010, cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, số lượng lao động của công ty có sự gia tăng, đặc biệt năm 2010 lao động tăng trên 181%; giai đoạn 2012 - 2013 do tác động của suy thoái chung trong ngành xây dựng nên số lượng lao động trong công ty không có sự tăng trưởng, thậm chí có sự suy giảm.
Mặc dù xét chung về số lượng lao động của công ty qua từng năm không có sự biến động đáng kể, song xét về sự biến động ra - vào của lao động qua từng năm ta nhận thấy lượng lao động biến động trên tổng số lao động của công ty là tương đối lớn. Tuy công tác tuyển dụng luôn kịp thời đáp ứng nhu cầu số lượng lao động của công ty, thì sự thiếu ổn định về đội ngũ nhân lực cũng là một bất lợi lớn cho công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty.
* Số lượng và biến động lao động trong từng bộ phận
Bảng 3.5: Số lượng lao động và biến động lao động trong từng bộ phận
ĐVT: Người Các Bộ phận 2009 2010 2011 2012 2013 Bộ phận Tài chính 2 5 5 5 5 Lao động đi - 0 1 0 2 Lao động đến - 3 1 0 2 Bộ phận tổ chức 2 4 4 4 4 Lao động đi - 0 0 1 1 Lao động đến - 2 0 1 1 Bộ phận kế hoạch 2 4 4 4 4 Lao động đi - 0 0 0 1 Lao động đến - 2 0 0 1 Bộ phận kỹ thuật 5 11 10 10 10 Lao động đi - 0 1 0 1 Lao động đến - 6 0 0 1 Bộ phận sản xuất 18 67 76 78 52 Lao động đi - 8 5 6 15 Lao động đến - 57 14 8 41 Bộ phận thi công 30 75 95 98 93 Lao động đi - 0 3 5 5 Lao động đến - 35 23 8 0 Bộ phận thương mại 1 3 3 2 2 Lao động đi - 0 0 1 0 Lao động đến - 2 0 0 0 (Nguồn: Phòng Tổ chức)
Các bộ phận tài chính, kế hoạch, tổ chức và kỹ thuật có số lượng lao động chiếm tỷ trọng ít nhất, song có mức độ ổn định cao nhất. Trong các bộ
phận sản xuất, thi công và thương mại số lượng lao động lớn nhất, đồng thời có sự biến động lao động cao nhất. Như vậy, có thể thấy công ty đã duy trì được sự ổn định của cơ cấu lao động cứng.
Trong bộ phận thi công: Với tính chất đặc thù là lao động phụ thuộc vào số lượng, quy mô và tiến độ thực hiện các công trình, có thể nói công việc trong khu vực này mang tính chất thời vụ. Trong một năm, mức độ các công việc thi công xây dựng trong giai đoạn cuối năm sẽ cao hơn trong các thời điểm khác. Khi có các dự án lớn hoặc có nhiều dự án một thời điểm; hoặc tiến độ thi công gấp thì nhu cầu về số lượng lao động cũng tăng lên đáng kể .
2.2.1.2. Cơ cấu lao động tại công ty
* Cơ cấu lao động theo giới tính
Do đặc thù lĩnh vực kinh doanh của công ty là xây dựng- một ngành khô khan, môi trường làm việc khắc nghiêt- công trường do vậy yêu cầu sức khỏe tốt, ngoài ra phải thường thường xuyên đi theo công trình … lao động nữ làm việc trong ngành này gặp khá nhiều khó khăn về điều kiện, thời gian, sức khỏe,…Do vậy, số lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nữ, lao động nữ chủ yếu làm việc trong khối văn phòng và sản xuất.
Bảng 3.6: Cơ cấu lao động phân bổ theo giới tính
Giới tính 2009 2010 2011 2012 2013