Phƣơng hƣớng công tác quản lý dự án ĐTXD bằng nguồn vốn NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng văn phòng quốc hội (Trang 81 - 85)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phƣơng hƣớng công tác quản lý dự án ĐTXD bằng nguồn vốn NSNN

tại Ban quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng – VPQH

4.1.1. Kế hoạch đầu tư xây dựng của Văn phòng Quốc hội giai đoạn 2019 – 2025

Giai đoạn 2019 – 2025, VPQH tiếp tục triển khai nhiệm vụ đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan Quốc hội. Một số dự án Văn phòng Quốc hội chuẩn bị triển khai gồm:

Một làđầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp Trụ sở Đoàn đại biểu Quốc

hội tại các địa phương

Qua số liệu thống kê cho thấy có tới 48 Đoàn đại biểu Quốc hội chƣa có trụ sở riêng, đang làm việc chung trụ sở với Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân hoặc các cơ quan chính quyền, đoàn thể khác. Có 15 Đoàn đại biểu Quốc hội đã đƣợc Văn phòng Quốc hội, Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ đầu tƣ xây dựng trụ sở hoặc bàn giao trụ sở từ đơn vị khác nhƣng các trụ sở này đều đƣợc đƣa vào sử dụng đã lâu, đến nay đã xuống cấp, thiết bị, hệ thống kỹ thuật lạc hậu, …

Từ thực trạng trên, để đáp ứng nhu cầu cần thiết về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Đại biểu Quốc hội tại các địa phƣơng, Văn phòng Quốc hội đã định hƣớng, nghiên cứu lập dự án “Đầu tƣ xây dựng, cải tạo, nâng cấp Trụ sở Đoàn đại biểu Quốc hội tại các địa phƣơng”. Tổng mức đầu tƣ : 614.486 triệu đồng,

74

Hai là đầu tư xây dựng Thư viện Quốc hội

Hiện nay, toàn bộ diện tích dành cho hoạt động làm việc, tra cứu, kho sách, các không gian đọc đƣợc bố trí tại tầng hầm Nhà Quốc hội với tổng diện tích 500m2, các khu chức năng, thông tin số, nghiên cứu và tƣơng tác giữa Thƣ viện Quốc hội với độc giả chƣa đƣợc triển khai do thiếu không gian, nhiều tài liệu, sách phải xếp trồng trong kho. Nhà nƣớc Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, vì vậy Thƣ viện Quốc hội không chỉ đóng vai trò là trung tâm tƣ liệu lập pháp phục vụ cho Quốc hội mà còn phục vụ cho công tác nghiên cứu pháp luật của hệ thống hành pháp, tƣ pháp cũng nhƣ các trƣờng đại học. Đây là một bài toán đặt ra trong sự phát triển của Thƣ viện Quốc hội. Trong thời gian tới khối lƣợng văn bản, tài liệu phiên họp sẽ ngày một gia tăng (bản giấy và bản số). Do đó việc thành lập một phòng đọc tra cứu chuyên về nghị sự là một vấn đề cấp bách đối với Thƣ viện Quốc hội. Từ thực trạng trên, để đáp ứng nhu cầu cần thiết về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Thƣ viện Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã định hƣớng nghiên cứu lập báo cáo đề xuất chủ trƣơng đầu tƣ dự án Thƣ viện Quốc hội tại Lô H8, khu trung tâm chính trị Ba Đình. Chi phí đầu tƣ xây dựng: 122 tỷ đồng

Ba là đầu tư xây dựng Nhà khách Quốc hội tại 27A Trần Hưng Đạo, Hà Nội

Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ phục vụ hoạt động của Quốc hội tại thành phố Hà Nội còn lạc hậu và phân tán, nhiều công trình đã xuống cấp, một số cơ sở còn phải đi thuê, đi mƣợn...vv. Không có địa điểm đón tiếp đƣợc toàn bộ đại biểu khi tham dự kỳ họp Quốc hội khiến việc phục vụ hội họp, ăn nghỉ, công tác đảm bảo an ninh, giao thông đi lại và chăm sóc sức khỏe gặp nhiều khó khăn, phát sinh nhiều khoản chi cho ngân sách, gây khó khăn

75

trong thực hành tiết kiệm.

Mục tiêu của dự án là đầu tƣ xây dựng mới Nhà khách Quốc hội tại 27A Trần Hƣng Đạo sau khi phá bỏ công trình hiện trạng đã xuống cấp. Đây là nơi tổ chức hội nghị, hội thảo, phục vụ ăn nghỉ của đại biểu Quốc hội trong các kỳ họp Quốc hội, của các cơ quan Quốc hội, phục vụ đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc và dự hội nghị, hội thảo của Quốc hội và các cơ quan Quốc hội tại Hà Nội.

Công trình yêu cầu đƣợc thiết kế xây dựng đúng quy trình quy phạm hiện hành, phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố, có kiến trúc đẹp, hiện đại vừa đáp ứng ngay nhu cầu sử dụng trƣớc mắt vừa có thể phát triển đầu tƣ chiều sâu trong tƣơng lai. Chi phí đầu tƣ xây dựng: 351 tỷ đồng

4.1.2. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn NSNN tại Ban quản lý các dự án ĐTXD - VPQH

Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tƣ ngân sách trong đầu tƣ xây dựng công trình, chống mọi hành vi tham ô, lãng phí trong sử dụng vốn đầu tƣ và khai thác các kết quả của đầu tƣ; Đảm bảo quá trình thực hiện đầu tƣ, xây dựng công trình theo quy hoạch kiến trúc và thiết kế kỹ thuật đƣợc duyệt, đảm bảo sự bền vững và mỹ quan, áp dụng công nghệ xây dựng tiên tiến, đảm bảo chất lƣợng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý.

Trong thời gian tới, mục tiêu chính của quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng là đảm bảo việc quản lý các dự án đúng tiến độ và chất lƣợng đề ra; đẩy nhanh công tác giải ngân, thanh quyết toán công trình kịp thời tạo uy tín cho cấp trên để trong tƣơng lai đƣợc giao quản lý các dự án quan trọng hơn, có quy mô lớn hơn; đào tạo thêm các cán bộ tƣ vấn giám sát để thực hiện công tác giám sát đúng quy trình, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

76

Để đạt đƣợc những mục tiêu trên, hoàn thiện quản lý dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn NSNN có những phƣớng hƣớng cụ thể nhƣ sau:

+ Nâng cao chất lƣợng thẩm định phê duyệt các nội dung của dự án. Chất lƣợng thẩm định phê duyệt dự án là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả dự án.

+ Tiếp tục hoàn chỉnh các chế độ, tiêu chuẩn quy phạm về thiết kế, hoàn thiện quy trình về thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.

+ Nâng cao vai trò của hoạt động tƣ vấn, giám sát:

Cần nâng cao công tác lựa chọn nhà thầu tƣ vấn hơn nữa, lựa chọn đƣợc các nhà thầu tƣ vấn có năng lực, trình độ chuyên môn tốt.

Ban Quản lý các dự án ĐTXD cần thực sự quyết liệt hơn nữa đối với đơn vị Tƣ vấn giám sát, cần có các chế tài cụ thể đối với Tƣ vấn giám sát khi để xảy ra các lỗi soát xét hồ sơ, vi phạm về chất lƣợng công trình.

+ Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu phải đúng đắn, khách quan công bằng. Nhận thức đúng vai trò lựa chọn đơn vị tốt vào tham gia dự án đối với hiệu quả thực hiện dự án. Từ đó có những biện pháp nâng cao chất lƣợng chỉ định thầu tránh cơ chế “ xin cho”.

+ Trong nghiệm thu, thanh toán thƣờng xẩy ra hiện tƣợng khối lƣợng đề nghị thanh toán lớn hơn khối lƣợng thực tế. Điều đó có thể do nhà thầu cố tình đề nghị nghiệm thu tăng không đúng khối lƣợng thực tế để hƣởng lợi hoặc ngƣời nghiệm thu không kiểm tra hoặc không phát hiện ra.

Để hạn chế tình trạng này cần có những quy định gắn chặt trách nhiệm cá nhân giám sát. Ngƣời giám sát thi công phải theo dõi chặt chẽ hàng ngày, ghi nhật ký đầy đủ, ký xác nhận với nhà thầu thi công xây dựng khối lƣợng hoàn thành, khối lƣợng vật liệu đƣa vào công trƣờng…

77

Thời gian nghiệm thu phải đƣợc quy định rõ trong hợp đồng tránh để xẩy ra tình trạng cả năm không nghiệm thu, khi hết năm nghiệm thu dồn dập gây áp lực giải ngân, áp lực với khối lƣợng công việc lớn không kiểm soát đƣợc.

+ Tăng cƣờng các hoạt động thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tƣ xây dựng tại VPQH đảm bảo đƣợc thực hiện tuân thủ theo quy định của pháp luật. Hoạt động thanh tra, kiểm tra cần phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn giữa các, cơ quan, đơn vị có liên quan.

+ Nâng cao chất lƣợng quản lý đối với công tác thanh, quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn NSNN theo hƣớng chính xác, đúng chế độ, định mức giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ đọng, loại trừ các sai phạm gây thất thoát, lãng phí hay tham ô, tham nhũng. Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn NSNN theo hƣớng nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán và thanh tra các khâu có liên quan đến việc đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn NSNN. Cần cải tiến quy trình cấp phát và thanh quyết toán vốn đầu tƣ theo hƣớng đơn giản về thủ tục, đáp ứng tiến độ thi công công trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng văn phòng quốc hội (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)