Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là quá trình tạo ra sự chuyển biến cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực CLC. Sự chuyển biến này phải gắn và phải tương xứng với những yêu cầu của quá trình CNH, HĐH. Vì vậy nội dung phát triển nguồn nhân lực CLC phải đáp ứng những yêu cầu sau:
1.2.3.1. Phát triển về số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao
Để đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nước cần phải có một lực lượng lao động được đào tạo tốt, có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho ngành mình làm việc, không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng, thích nghi được với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ.
Nguồn nhân lực chất lượng cao cho CNH, HĐH chính là lực lượng lao động xã hội có khả năng cung cấp để thực hiện được những nội dung và nhiệm vụ của CNH, HĐH. Nếu số lượng không tương xứng với yêu cầu của sự phát triển thì không đảm bảo cho quá trình CNH, HĐH được tiến hành một cách thuận lợi.
Số lượng nguồn nhân lực CLC cho CNH, HĐH phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ kỹ thuật, công cụ trang bị cho người lao động, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức của người lao động và độ dài ngày lao động trong từng thời kỳ, từng giai đoạn khác nhau. Do đó, yêu cầu về số lượng nguồn nhân lực CLC cũng chỉ được xác định một cách tương đối, không có một công thức chung để xác định.
Muốn phát triển nguồn nhân lực CLC đáp ứng quá trình CNH, HĐH trước tiên phải gia tăng nhanh chóng số lượng lao động tri thức, lao động quản lý và lao động dữ liệu. Lực lượng này phải chiếm tỷ trọng vượt trội trong tổng lực lượng lao động quốc gia. Trong đó phải đặc biệt chú trọng đến việc phát triển về
số lượng lao động tri thức, bởi đây là lực lượng nòng cốt tiếp thu, ứng dụng và sáng tạo tri thức khoa học công nghệ hiện đại để đưa nền kinh tế đất nước thích ứng với trình độ phát triển của thế giới. Việc gia tăng số lượng nguồn nhân lực CLC là điều kiện cần để phát triển lực lượng này.
Ngày nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển và được ứng dụng nhanh vào trong quá trình sản xuất, do đó cách thức tổ chức lao động cũng thay đổi theo phương thức chuyên môn hóa sản xuất. Những người lao động trực tiếp được làm một công việc chuyên môn, lặp đi lặp lại sẽ hoàn thành công việc nhanh nhất, tiết kiệm. Hay nói một cách khác, mô hình tổ chức lao động mới đòi hỏi một lực lượng lao động đại chúng trực tiếp tham gia sản xuất có độ linh hoạt cao, có khả năng sáng tạo và đổi mới, có trình độ đào tạo cao.
Kỹ thuật và công nghệ càng tiến bộ thì số lượng lao động trực tiếp sử dụng kỹ thuật và công nghệ sẽ giảm và đòi hỏi người quản lý có trình độ sử dụng công nghệ cao. Độ dài quy định của ngày lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng lao động cần sử dụng. Một xu hướng chung: khi khoa học kỹ thuật, công nghệ càng tiên tiến, trình độ con người và chất lượng lao động càng cao thì độ dài ngày lao động được rút ngắn.
Kỹ thuật công nghệ thay đổi dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu lao động. Đổi mới công nghệ sẽ gây lên sự phân công lại lao động, lao động dôi ra đòi hỏi phải mở rộng sản xuất, từ đó hình thành nên các ngành sản xuất mới với các ngành phục vụ cho sản xuất khác nhau.
Ở nước ta đang trong quá trình đổi mới - quá trình CNH, HĐH, sự thay thế lao động thủ công bằng lao động kỹ thuật ở các mức độ khác nhau. Quá trình này tất yếu sẽ dẫn đến dôi ra lao động không có kỹ thuật hoặc nghiệp vụ chuyên môn thấp, song lại thiếu số lượng lao động nghiệp vụ có chuyên môn cao, kỹ thuật tiên tiến. Đây là vấn đề nan giải đang đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta. Để giải quyết được việc làm cho người lao động, cùng với quá trình đưa kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào, chúng ta phải gắn việc mở rộng quy mô sản xuất với phát triển ngành dịch vụ và thực hiện phân công lại lao động xã hội.
Nói đến chất lượng nguồn nhân lực CLC là nói đến thể lực, trí lực, phong cách làm việc của người lao động. Đây là yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như quá trình CNH, HĐH đất nước.
Về thể lực của nguồn nhân lực CLC: Đó là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện tất yếu để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Sẽ không có một trí tuệ minh mẫn, dẻo dai trong một cơ thể ốm yếu, bệnh hoạn mà chỉ có thể có trong một cơ thể cường tráng, tràn trề sinh lực. Thể lực của nguồn nhân lực CLC được biểu hiện ở: chiều cao, trọng lượng, tuổi thọ…được hình thành, duy trì, phát triển bởi chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc sức khoẻ, nòi giống…, nó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, phân phối thu nhập và chính sách xã hội ở mỗi quốc gia.
Ở nước ta, thể lực của nguồn nhân lực rất thấp so với các nước trong khu vực cả về cân nặng lẫn chiều cao, nguyên nhân cơ bản bắt nguồn từ trình độ phát triển kinh tế còn chậm nên ảnh hưởng đến chế độ cung cấp chất dinh dưỡng và điều kiện chăm sóc sức khoẻ của con người Việt Nam. Bên cạnh đó, thể lực còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tinh thần, sự rèn luyện của mỗi người và mọi người công dân. Như vậy chất lượng nguồn nhân lực được duy trì, phát triển bằng vật chất, tinh thần, tư tưởng, thái độ của chính con người, trong đó nhu cầu vật chất phải được đảm bảo ở mức độ cần thiết để bù đắp sự hao phí năng lượng của cơ thể con người. Nâng cao sức khoẻ cho người lao động để tăng chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu rất quan trọng hiện nay ở nước ta để thực hiện CNH, HĐH.
Trí lực của nguồn nhân lực CLC được biểu hiện ở trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tay nghề, phẩm chất tốt đẹp của người công dân yêu nước, yêu CNXH, tâm hồn trong sáng, biết cảm nhận cái đẹp, có văn hoá lao động công nghiệp… Những phẩm chất này của nguồn nhân lực CLC thể hiện ở sự sáng tạo, độ nhạy cảm, tính linh hoạt sắc bén, khả năng thích ứng nhanh để học tập, áp dụng làm chủ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại. Đó là sự nhận biết hiện thực khách quan, khả năng chế ngự và chinh phục tự nhiên, phục vụ yêu cầu trong
cuộc sống và đem lại lợi ích cho con người. Trình độ trí lực còn được thể hiện ở kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, năng lực hoạch định và vận dụng đường lối chính sách, năng lực lựa chọn giải pháp kinh tế và thực hiện phát triển kinh tế.
Thước đo để đánh giá trình độ từng loại cán bộ trong nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực CLC nói riêng cũng phải phù hợp với giai đoạn CNH, HĐH đất nước. Trước hết cần xây dựng tiêu thức chung nhằm chuẩn hoá trình độ nguồn nhân lực CLC được đào tạo thống nhất giữa các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt là đội ngũ công chức. Từng bước nâng dần trình độ của từng loại nhân lực lên ngang tầm với trình độ chuẩn của các nước trong khu vực và trên thế giới ở những tiêu thức cơ bản. Đào tạo phải gắn với nhu cầu thực tiễn, nhu cầu nhân lực cần sử dụng cả về cơ cấu trình độ và cơ cấu ngành để giải quyết sự mất cân đối "rất thiếu nhưng lại rất thừa" nhân lực hiện nay ở nước ta.
Phong cách làm việc của người lao động thể hiện ở đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức chấp hành luật pháp, văn hoá ứng xử… Đạo đức là thái độ chính trị của cá nhân trước tình hình của đất nước, là phẩm chất công minh, chính trực, liêm khiết, lấy pháp luật và các quy phạm xã hội làm thước đo cho hành vi của chính mình. Nó là thái độ chấp hành tuân thủ những đạo đức chuẩn mực chung, những luân thường đạo lý và quy tắc chung của cộng đồng. Đồng thời còn thể hiện quy phạm về nghề nghiệp, có lương tâm nghề nghiệp, biết coi trọng thành quả lao động và tôn vinh các nghề nghiệp trong xã hội. Bác Hồ đã từng dạy: Đức - Tài là hai yếu tố hàng đầu của con người. Có tài mà không có đức cũng vô dụng. Đức là chuẩn mực, quy phạm của xã hội, cộng đồng để điều chỉnh quan hệ và hành vi của các nhân, tập thể.
Hiện nay cơ chế thị trường ở nước ta đang thâm nhập sâu vào đời sống kinh tế - xã hội, đang nảy sinh nhiều mặt trái tác động đến đạo đức NNL, làm thoái hoá phẩm chất của một số không ít cán bộ. Giữ gìn phẩm chất đạo đức đúng đắn, điều chỉnh sự ham muốn của mỗi cá nhân trước những cám dỗ của đời thường là yêu cầu cấp bách về đạo đức hiện nay.
Về văn hoá của nguồn nhân lực CLC: Văn hoá là cơ sở để để phát triển trí tuệ, đạo đức, nhân cách của con người Việt Nam. "Con người Việt Nam là sự kết tinh của nền văn hoá Việt Nam". Yêu cầu về văn hoá đối với nguồn nhân lực được thể hiện ở tư tưởng của mỗi con người, đó là lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tin tưởng và phấn đấu theo mục tiêu, con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Tư tưởng đúng là cơ sở hình thành lối sống đúng. Lối sống của người Việt Nam là mang đậm bản sắc văn hoá của con người Việt Nam, là tôn trọng tình nghĩa, đạo lý, thân ái, luôn hướng về cội nguồn…không cơ hội, thực dụng và chạy theo lối sống ích kỷ cá nhân.
1.2.3.3. Chuyển dịch về cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao
Trong mỗi giai đoạn của CNH, HĐH đều có yêu cầu cơ cấu NNL CLC phải phù hợp. Cơ cấu NNL CLC được xét theo các mặt chủ yếu như cơ cấu theo trình độ; cơ cấu theo ngành nghề; cơ cấu theo vùng.
Cơ cấu trình độ NNL CLC gồm tỷ lệ lao động đã được đào tạo trong lực lượng lao động (tỷ lệ có trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật trong lực lượng lao động được đào tạo). Yêu cầu phát triển nhanh ngành giáo dục và đào tạo trong đó thúc đẩy nhanh việc phát triển giáo dục đại học là một chiến lược cần thực hiện ở nước ta hiện nay để bắt kịp xu hướng của thời đại ngày nay. Vì vậy cần phải có một đội ngũ giảng viên tương ứng để thực hiện quá trình phát triển giáo dục đại học. Lực lượng lao động tri thức cần được thu hút để chuyển dịch sang ngành này. Đây sẽ là lực lượng sáng tạo ra những người sáng tạo phục vụ cho quá trình CNH, HĐH đất nước.
Ở nước ta, theo kết quả điều tra lao động, việc làm năm 2009, cơ cấu trình độ nhân lực: khoảng 22,5% lực lượng lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp và chứng chỉ nghề trở lên, nếu chỉ tính trình độ từ công nhân kỹ thuật có băng trở lên, tỷ lệ này là 13,3%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp 4,4%; tốt nghiệp cao đẳng, đại học là 4,8% là. Tỷ lệ lao động mù chữ trong cả nước là là 5,01%, tốt nghiệp phổ thông cơ sở là 32,8%, tốt nghiệp phổ thông trung học là 19,7% [16,
tr.43], Hơn nữa, cơ cấu đào tạo của lực lượng lao động còn nhiều bất hợp lý: Số Comment [s9]: XEM LẠI NGUỒN TRÍCH DẪN.
lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật còn quá thiếu so với nhu cầu.
Về cơ cấu ngành nghề: Trong thời gian qua nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng: Giảm tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng giá trị sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Cơ cấu lao động theo ngành chuyển dịch theo hướng: lao động nông nghiệp giảm tuyệt đối; lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên trong tổng lực lượng lao động, trong đó lao động dịch vụ tăng với tốc độ nhanh nhất. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 36,7% năm 2009 lên 41% năm 2013; tỉ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 24,5% xuống còn 20,9%; tỉ trọng dịch vụ ở mức 38,1% [5, tr.145]
Sự thay đổi cơ cấu theo ngành là cơ sở, là căn cứ để dự đoán nhu cầu đào tạo của cơ cấu NNL CLC nhằm phù hợp hơn với yêu cầu nguồn lực cho CNH, HĐH đất nước trong từng giai đoạn.
Tóm lại: Cơ cấu nguồn nhân lực CLC phải có sự dịch chuyển mạnh mẽ sang những ngành công nghiệp tri thức để tạo động lực cho quá trình phát triển đất nước. Sự dịch chuyển này phải làm gia tăng nhanh chóng lực lượng giảng viên đại học có trình độ cao, đồng thời phải làm gia tăng nhanh chóng đội ngũ nhân lực KH – CN. Sự dịch chuyển này phải làm cho cơ cấu nguồn nhân lực CLC có sự thay đổi đột phá đối với những lực lượng kể trên. CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN không thể không phát triển con người Việt Nam toàn diện có đủ năng lực và phẩm chất để lấy đó làm động lực, làm nguồn năng lực nội sinh xây dựng xã hội ta thành một xã hội công bằng, nhân ái, tốt đẹp và ngày càng tiến bộ. Chỉ có trên cơ sở tạo ra một đội ngũ những người lao động phát triển cả về thể lực, trí lực và khả năng lao động, về tính tích cực về chính trị xã hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng, chúng ta mới có nguồn nhân lực CLC bền vững cho CNH, HĐH đất nước.