7 Giao thông vận tải 845 430 50 62 812
4.3.7. Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện môi trường pháp lý để mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Khuyến khích mở rộng và tăng cường các quan hệ giao lưu và hợp tác song phương và đa phương giữa các tổ chức và người dân Việt Nam với các tổ chức quốc tế và công dân nước ngoài. Tăng cường thu hút chuyên gia quốc tế giỏi và Việt Kiều giỏi vào làm việc ở Việt Nam trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, hoạt động khoa học-công nghệ, tư vấn thiết kế, quản lý và kinh doanh... để nâng cao chất lượng phát triển con người và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng để tăng thêm được nhiều người Việt Nam đi học tập và làm việc ở nước ngoài.
Tập trung tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực ưu tiên sau: bảo vệ sức khoẻ và nâng cao thể lực con người; nhân lực quản lý hành chính nhà nước, chuyên gia kinh tế, quản trị kinh doanh và doanh nhân; đào tạo nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ mũi nhọn (để hình thành và phát triển đội ngũ trí thức đầu ngành)...
Để việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả những chính sách trên, trước hết cần phải đổi mới tư duy về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách nhân tài, theo hướng cởi mở và khách quan.
Trên đây là một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Bình Dương, có lẽ nó chưa được hoàn thiện, tuy nhiên có thể sẽ là những giải pháp và cách nhìn mới về nguồn nhân lực chất lượng cao, những biện pháp mới trong việc giữ gìn và phát triển nguồn lực này nhằm góp phần quan trọng
vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh Bình Dương nói riêng và của đất nước nói chung.
Việc thực hiện đồng thời, đồng bộ những nhóm giải pháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chắc chắn sẽ thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực nước ta lên những tầm cao mới, thực sự là nhân tố quyết định đến sự thành đạt của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
KẾT LUẬN
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có sự đóng góp của các nguồn lực khác nhau. Trong đó, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến
thành công trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bởi trong bất cứ một xã hội nào, một quốc gia nào, vấn đề đào tạo và phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Nguồn nhân lực có chất lượng cao, trình độ khoa học công nghệ cao thì lực lượng sản xuất mới có thể phát triển bởi lẽ lực lượng sản xuất bao gồm cả tư liệu sản xuất và con người. Con người chính là nguồn nhân lực, lực lượng sản xuất phản ánh mối quan hệ sự tác động qua lại của con người vào tư liệu sản xuất, trong thời đại ngày nay con người được đào tạo tốt, được trang bị tốt về mọi kỹ năng và kiến thức mới có thể sử dụng được các tư liệu sản xuất một cách hiệu quả. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi từ một lực lượng sản xuất kém phát triển, sử dụng lao động chân tay là chính sang một lực lượng sản xuất có trình độ cao, hiện đại, sử dụng lao động trí óc. Và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là phát huy, khai thác tối đa được sức mạnh cả về thể lực và trí lực của nguồn lực con người cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Hiện nay nguồn nhân lực ở nước ta nói chung, ở Bình Dương nói riêng bên cạnh những ưu thế như: cần cù, thông minh, sáng tạo, lực lượng lao động dồi dào thì vẫn còn rất nhiều hạn chế: chất lượng nguồn nhân lực thấp thể hiện ở tỷ lệ lao động qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng lực lượng lao động, kỷ luật lao động và thể lực còn hạn chế.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ở Bình Dương thời gian qua, cho thấy được bức tranh khá toàn cảnh về việc đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, những thành tựu và hạn chế, chỉ ra những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển kinh tế tri thức nhằm hội nhập với nền kinh tế của thế giới và khu vực cần thực hiện đồng loạt các giải pháp về giáo dục và đào tạo, giải pháp về nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, giải pháp về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở ngoài tỉnh, giải pháp về nâng cao tình trạng sức khoẻ, chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống cho con người.
Để các giải pháp trên phát huy hiệu quả cần phải nhận thức đúng vai trò, vị trí của nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời đại phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế. Coi nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố cơ bản có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời nó còn là một trong những nguồn lực cơ bản của sự phát triển.