Phƣơng hƣớng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh bình dương (Trang 86 - 89)

7 Giao thông vận tải 845 430 50 62 812

4.2.3. Phƣơng hƣớng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao

Tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá luôn đòi hỏi một nguồn nhân lực đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề, và không ngừng nâng cao về chất lượng. Đây là một thách thức, một đòi hỏi bức xúc trong điều kiện hiện nay của cả nước nói chung và Bình Dương nói riêng. Vì nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao với vị trí là nhân tố cơ bản của công nghiệp hoá hiện đại hoá nhưng với tình hình thực trạng của nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta còn thiếu về cả quy mô, cơ cấu, nhất là về chất lượng hiệu quả.

Như chúng ta đã biết Bình Dương là tỉnh có rất nhiều lợi thế trong việc giao lưu kinh tế với các tỉnh thành trong cả nước và một số nước trong khu

vực… Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của tỉnh lại tương đối dồi dào, có truyền thống hiếu học, cần cù, trình độ sản xuất ngày một nâng cao.

Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Tỉnh Bình Dương đã và đang phát huy truyền thống cách mạng anh hùng, đoàn kết, nhất trí, khắc phục khó khăn ra sức phấn đấu thực hiện đưa Bình Dương thành một tỉnh có tiểm năng, nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội bậc nhất cả nước.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XVIII thời kỳ 2010 - 2015 xác định mục tiêu: Đoàn kết phấn đấu đưa Bình Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020… Với các chỉ tiêu nâng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 12- 13%; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp lên 39%, dịch vụ 37,5%, giảm tỷ trọng nông nghiệp xuống 23,5%; mỗi năm tạo việc làm cho 30.000- 35.000 lao động; GDP bình quân đầu người đạt 850- 1000 USD…Xây dựng Bình Dương trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn hoá và khoa học- công nghệ của vùng Đông Nam Bộ.

Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu trên, Bình Dương rất coi trọng việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và coi đó là giải pháp cơ bản để đảm bảo việc làm cho người lao động trước yêu cầu hội nhập và sự cạnh tranh, phát triển nhanh chóng của khoa học- công nghệ ở khu vực và trên thế giới.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã có Nghị quyết chuyên đề về phát triển nguồn nhân lực, với 4 nội dung đề án lớn, đó là: đề án đào tạo bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số; đề án bồi dưỡng cán bộ nữ, cán bộ cơ sở; đề án bồi dưỡng doanh nhân và kế hoạch thực hiện giai đoạn (2010 - 2015); đề án nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Để thực hiện tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa luôn đòi hỏi một nguồn nhân lực đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và không ngừng nâng cao về chất lượng tay nghề và trình độ. Đây cũng là một thách thức, một đòi hỏi bức xúc trong điều kiện hiện nay không riêng gì của tỉnh Bình Bương mà còn là vấn đề mà cả nước đang quan tâm. Nguồn nhân lực đặc biệt trong đó

nguồn nhân lực chất lượng cao với vị trí là nhân tố cơ bản của Công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng trong thực trạng, nguồn nhân lực của chúng ta vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chất lượng. Do vậy không còn còn đường nào khác, nguồn nhân lực chất lượng cao ở Bình Dương cần được phát triển theo những phương hướng sau:

Một là, Đẩy mạnh và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao phải

lấy phát triển toàn diện nhân tố con ngƣời làm động lực mà mục tiêu của công nghiệp hóa hiện đại hóa trên cơ sở tiềm năng kinh tế, vị trí địa lý của Tỉnh

Đại hội VII đã khẳng định : “Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển vì con người, do con người”. Vì thế với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tay nghề vững chắc, có trình độ tri thức, có năng lực thực hành, năng động, sáng tạo, có tinh thần yêu nghề.

Mặc dù Bình Dương là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế- xã hội song hiệu quả phát các tiềm năng chưa cao. Muốn phát triển và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải đảm bảo: có đủ lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề. Do đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải trên cơ sở khai thác và phát huy có hiệu quả các lợi thế của tỉnh, đặc biệt là tiềm năng lao động dồi dào. Đồng thời phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải dựa trên chủ trương phát triển các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Trong quá trình khai thác, sử dụng và phát huy các tiềm năng, lợi thế của mình, tỉnh cần phải đảm bảo phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững. Phát triển toàn diện, tăng trưởng bền vững với tốc độ cao nhưng đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái. Tránh tình trạng chạy theo tốc độ tăng trưởng nhanh trên cơ sở khai thác kiệt quệ các nguồn tài nguyên, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.

Hai là, Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đủ sức đáp ứng yêu

của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bình Dương còn nhiều bất cập chưa tương xứng với yêu cầu của công nghiệp hoá hiện đại hoá và phát triển kinh tế trong giai đoạn mới. Do đó vấn đề cơ bản và cấp bách đặt ra hiện nay là phải chuẩn bị nguồn nhân lực như thế nào để đáp ứng đòi hỏi của công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Chính vì thế, để tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá thành công thì cần phải quan tâm đầu tư đến nguồn lực lao động có trình độ cao. Chúng ta có thể thấy sự thành công của các nền kinh tế Đông Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông đã biết kết hợp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đầu tư về hệ thống giáo dục đào tạo cùng với các chính sách hỗ trợ khuyến khích, chăm sóc sức khoẻ nâng cao trí lực và tinh thần. Một mặt tạo ra những nguồn nhân lực có chất lượng mới, mặt khác có thể đủ sức cạnh tranh với thị trường lao động quốc tế. Nhận thức rõ mặt mạnh và yếu để có thể đưa ra những bước đi, giải pháp, cách làm phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh bình dương (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)