Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về kiểm soát chi Ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước ở tỉnh hưng yên (Trang 79 - 83)

3.5.1 .Tồn tại

4.3. Kiến nghị tăng cƣờng công tác kiểm soát chi

4.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về kiểm soát chi Ngân sách

Nhà nước

Đối với chi thƣờng xuyên, kể từ năm 2012 đến nay, KBNN Hƣng Yên áp dụng thông tƣ 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách qua KBNN (thông tƣ 161). Qua ba năm thực hiện Thông tƣ 161 đến nay đã cho thấy một số quy định còn bất cập, chƣa thống nhất trong cách hiểu và cách thực hiện. Mặt khác trên cơ sở quy định Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật đấu thầu và các văn bản quy định khác có liên quan thì một số nội dung quy định tại thông tƣ 161 không còn phù hợp cần sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính thống nhất đồng thời phù hợp với yêu cầu thực tế đang diễn ra trong chi tiêu Ngân sách hiện nay.

Về phạm vi điều chỉnh, theo Thông tƣ 161 và Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tƣ 161 chi „đặc biệt” về an ninh quốc phòng và chi cho hoạt động Đảng không thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản nêu trên. Tuy nhiên qua thực tiễn kiểm soát chi đối với chi an ninh quốc phòng, KBNN Hƣng Yên kiểm soát chi dựa trên các văn bản Thông tƣ liên tịch số 23/2004/TTLT/BTC- BCA ngày 10/6/2004 giữa Bộ Công an và Bộ Tài chính hƣớng dẫn lập, chấp hành quyết toán NSNN và quản lý tài sản Nhà nƣớc đối với lĩnh vực an ninh, trong đó không nêu rõ các khoản chi “đặc biệt” mà chỉ đề cập đến các khoản chi “có yêu cầu bảo mật cao”. Nhƣ vậy cần làm rõ các khái niệm “chi đặc biệt” về an ninh quốc phòng gồm những khoản chi nào và những khoản chi này có nội dung và tính chất với các khoản chi “có yêu cầu bảo mật cao” trong hai Thông tƣ trên để đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện.

Đối với chi hoạt động của Đảng, trên cơ sở Thông tƣ liên tịch số 216/2004/TTLT-BTCQTTW-BTC ngày 29/3/2004 của Ban Tài chính Quản trị Trung ƣơng và Bộ Tài chính (TTLT 2016) hƣớng dẫn cơ chế quản lý Tài chính Đảng, trong đó quy định nguyên tắc kiểm soát chi là: KBNN căn cứ hồ sơ, chứng từ theo quy định của Đảng, Nhà nƣớc, các chế độ chi đƣợc cơ quan có thẩm quyền của Đảng ban hành; các quyết định của cấp ủy Đảng hoặc cơ quan Tài chính Đảng các cấp quyết định bằng văn bản. Qua hơn 10 năm tổ chức thực hiện, TTLT 2016 cần đƣợc các cấp có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với luật NSNN và các văn bản dƣới luật cụ thể nhƣ sau:

+ Theo luật đấu thầu số 43/2013/QH13 thì việc ma sắm sử dụng vốn nhà nƣớc nhằm duy trì hoạt động thƣờng xuyên của cơ quan Nhà nƣớc, trong

đó việc mua sắm bằng kinh phí thƣờng xuyên của cơ quan Đảng vẫn thuộc phạm vi kiểm soát của KBNN.

+ Căn cứ luật NSNN thì Bộ Tài chính là cơ quan đƣợc giao ban hành chế độ tiêu chuẩn định mức chi tiêu thuộc nguồn ngân sách. Tuy nhiên đối với cơ quan Đảng theo TTLT 216 nêu trên thì ngoài cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành chế độ chi tiêu thì cơ quan Đảng có thẩm quyền vẫn có chức năng ban hành chế độ chi tiêu cho các cơ quan Đảng bằng nguồn ngân sách.

Chế độ chi tiêu tiền mặt: Lộ trình hiện đại hóa KBNN từ nay đến năm 2020 là giảm dần lƣợng tiền mặt giao dịch qua KBNN, tiến tới không còn tiền mặt giao dịch qua KBNN. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, khối lƣợng tiền mặt giao dịch tại KBNN Hƣng Yên vẫn còn lớn trong đó chi thƣờng xuyên chiểm tỷ trọng cao, tâm lý khách hàng vẫn muốn giao dịch bằng tiền mặt. Do đó, để đạt mục tiêu giảm thiểu tiền mặt cần có cơ chế, kiểm soát chi sao cho phù hợp, đảm bảo lƣợng tiền mặt vừa đủ tránh ách tắc trong chi tiêu của đơn vị. Thông tƣ 164/201/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý chi tiền mặt qua hệ thống KBNN “các khoản chi có giá trị nhỏ không vƣợt quá 5 triệu đồng đối với một khoản chi”, do đó các đơn vị sử dụng NSNN đã rút tiền mặt trên một chứng từ chi (một lần chi) với một lƣợng tiền khá lớn từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu với lý do có nhiều khoản chi trong chứng từ nhƣng không vƣợt quá 5 triệu đồng/ một khoản chi. Do đó để khắc phục tình trạng này, Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi Thông tƣ 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính quy định chi tiền mặt qua hệ thống KBNN và Thông tƣ 161 về điều khoản liên quan đến chi tiền mặt, cụ thể “Đối với các khoản chi có giá trị nhỏ, số lƣợng mua sắm không lớn và không vƣợt quá 5 triệu đồng đối với một lần chi nhằm thống nhất các

văn bản pháp luật, đồng thời đạt mục tiêu giảm thiểu chi tiền mặt trong giao dịch qua KBNN.

Quy định hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi: Theo quy định tại Thông tƣ 161, hầu hết các khoản chi đều sử dụng bảng kê chứng từ thanh toán, KBNN chỉ kiểm soát bảng kê, các đơn vị sử dụng NSNN tự chịu trách nhiệm về các khoản chi đó. Tuy nhiên đối với các khoản chi mua sắm, sửa chữa hiện nay quy định chƣa rõ ràng nhƣ khoản chi nào cần có hợp đồng, khoản chi nào không cần hợp đồng vậy nên đã ảnh hƣởng chất lƣợng kiểm soát chi. Bộ Tài chính cần quy định cụ thể hoặc khung chi theo tính chất chi hoặc theo số lƣợng, giá trị chi để biết khoản nào cần phải có hợp đồng hoặc không có hợp đồng để KBNN áp dụng quy định kiểm soát chi

+ Quy định về sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn cũng cần đƣợc làm rõ, bởi trong thực tế có những khoản sửa chữa xét về tính chất chi thì sửa chữa nhỏ, nhƣng thanh toán giá trị đến trăm triệu đồng hoặc hơn; ngƣợc lại có những khoản sửa chữa lớn (làm mới nhà để xe, tƣờng rào, nhà vệ sinh, công trình nhà vệ sinh…) nhƣng giá trị có khi chƣa đến trăm triệu đồng.

+ Theo quy định tại Thông tƣ 161 thì hồ sơ mua sắm phải lựa chọn nhà thầu, đơn vị không phải gửi quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền đến KBNN mà chỉ gửi đến KBNN quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, hợp đồng, hóa đơn, thanh lý hợp đồng. Trên thực tế kiểm soát chi, việc đơn vị gửi quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền là rất quan trọng để KBNN kiểm soát, đây là văn bản pháp lý cao nhất để KBNN căn cứ đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật, giá trị, số lƣợng các hồ sơ khác có liên quan đảm bảo tính hợp pháp của chứng từ kiểm soát chi. Thực tế ở Hƣng Yên cho thấy có những đơn vị khi thực hiện mua sắm quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu không phù hợp với quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của cấp

có thẩm quyền song KBNN Hƣng Yên vẫn kiểm soát và chấp nhận theo quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của đơn vị đảm bảo đúng quy định tại Thông tƣ 161.

Khuynh hƣớng quản lý Ngân sách hiện nay là tăng cƣờng vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thủ trƣởng các đơn vị thụ hƣởng NSNN, tuy nhiên hệ thống KBNN vẫn là một trong những cơ quan đƣợc các văn bản Luật, các văn bản quy phạm pháp luật quy định nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát các khoản chi tiêu từ Ngân sách và có nguồn gốc từ NSNN. Thiết nghĩ trong tình hình nguồn thu có hạn, bội chi còn tiếp diễn, thâm hụt Ngân sách chƣa đƣợc khắc phục thì việc tiết kiệm chi ngân sách là biện pháp tối ƣu. Chính vì vậy, việc kiểm soát chi chặt chẽ, an toàn và hiệu quả vẫn là mục tiệu mà KBNN Hƣng Yên đang tiếp tục đảm nhiệm góp phần nâng cao chất lƣợng chi NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước ở tỉnh hưng yên (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)