1.1 .Vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội
1.3. Các phương pháp và chỉ số đánh giá hiệu quả đầu tư công
- Phương pháp vĩ mô:
+ Tác động đến tổng cung, tổng cầu: Y = C + I + G + X - M + Tác động đến tăng trưởng kinh tế: Hệ số ICOR
+ Chỉ tiêu vốn đầu tư: Tỷ lệ GDP/Đầu tư vốn ngân sách
- Phương pháp vi mô:
+ So sánh lợi ích - chi phí: chỉ số NPV, IRR * Các khái niệm
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Tổng sản phẩm quốc nội là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
GDP có thể tính theo 03 phương pháp sau: - Phương pháp sản xuất:
GDP = ∑VAj (j = 1,2,3 …, m) Trong đó:
* Vaj là giá trị gia tăng của ngành j * m là số ngành trong nền kinh tế Với: VA = GO - CPTG
GO: tổng giá trị sản lượng đầu ra hay tổng xuất lượng, là toàn bộ giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà một nền kinh tế có thể sản xuất ra được
trên lãnh thổ của mình trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
CPTG: chi phí trung gian, là chi phí cho hàng hóa và dịch vụ trung gian - là những hàng hóa và dịch vụ dùng làm đầu vào cho quá trình sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ khác và được sử dụng hết một lần cho quá trình đó.
- Phương pháp chi tiêu: GDP = C + I + G + X – M Trong đó:
C: tiêu dùng của hộ gia đình
I: chi tiêu đầu tư tư nhân (đầu tư TSCĐ, TSLĐ) G: tiêu dùng của chính phủ
X - M: xuất khẩu ròng trong năm - Phương pháp thu nhập:
GDP = W + R + i + Pr + Te + Dep Trong đó:
+ W là tiền lương
+ R là tiền cho thuê mặt bằng, máy móc hay phát minh khoa học + i là tiền lãi
+ (W, R, I là thu nhập của khu vực hộ gia đình) + Pr là lợi nhuận của doanh nghiệp
+ Te là thuế gián thu như thuế VAT, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt …
+ Dep là khấu hao tài sản cố định
- Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự gia tăng về mặt lượng của một nền kinh tế. Nó được đo bằng
nhiều chỉ tiêu khác nhau, như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), hay thu nhập bình quân đầu người trên năm (GNP/người/năm, GDP/người/năm). Tốc độ tăng trưởng kinh tế là mức (%) được tăng thêm của sản lượng GNP, GDP, GNP/người hay GDP/người của năm này so với năm trước hay giai đoạn này so với giai đoạn trước. Với nghĩa như vậy, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu theo đuổi của mọi quốc gia, mọi nền kinh tế trước yêu cầu tồn tại và phát triển.
- Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế có nghĩa là gia tăng tổng sản lượng quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Sản lượng được tạo ra từ sản xuất, như vậy nguồn gốc của tăng trưởng xuất phát từ quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất là quá trình mà trong đó các yếu tố đầu vào được phối hợp theo những cách thức tốt nhất để tạo ra khối lượng sản phẩm. nếu xét ở góc độ phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì việc tạo ra tổng sản lượng quốc gia sẽ có quan hệ phụ thuốc vào các nguồn lực đầu vào của quốc gia. Một sự thay đổi tổng sản lượng quốc gia khi có sự thay đổi các nguồn lực đầu vào. Các lý thuyết tăng trưởng ra đời phân trích nguồn gốc của tăng trưởng với nhiều quan điểm khác nhau, mỗi lý thuyết đều có sự khám phá mới, nhưng trên căn bản vẫn là phân tích mối quan hệ đầu ra với đầu vào.
Mối quan hệ đầu ra (GDP, GNP) với đầu vào được khái quát qua hàm sản xuất:
Y = F(Xi) với i = 1,2, …, n; Xi là yếu tố đầu vào
Hầu hết các nhà kinh tế học thống nhất các yếu tố đầu vào cơ bản của nền kinh tế bao gồm: (1) Vốn sản xuất là yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra tổng sản lượng quôc gia; (2) Lao động là yếu tố sản xuất đặc biệt có ảnh hưởng quan trọng đến gia tăng sản lượng quốc gia; (3) Đất đai nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên khác là tư liệu sản xuất góp
phần làm gia tăng sản lượng quôc gia; (4) Công nghệ là đầu vào quan trọng làm thay đổi phương pháp sản xuất, tăng năng xuất lao động, tăng sản lượng quốc gia.
Như vậy hàm sản xuất tổng hợp được thể hiện: Y = F(K,L,R,T)
Hàm sản xuất cho thấy tăng trưởng tổng sản lượng phụ thuộc vào quy mô, chất lượng của các yếu tố đầu vào K,L,R,T và cách thức phối hợp chúng. Mỗi yếu tố giữ một vai trò nhất định và có tác động qua lại lẫn nhau, tùy theo mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, có thể yếu tố nào đó được đề cao hơn yếu tố khác nhưng không có nghĩa là phụ thuộc duy nhất vào một yếu tố.
Ngoài các yếu tố trên, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào những yếu tố phi kinh tế khác như: thể chế kinh tế - chính trị - xã hội, đặc điểm về văn hóa - xã hội, tôn giáo, dân tộc, …[12, tr 21 - 27]
1.3.1. Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế kinh tế
Chi tiêu (đầu tư của nhà nước) tác động lên tăng trưởng kinh tế ở 2 mặt: tổng cung và tổng cầu. Trong hàm tổng cầu thì đầu tư từ khu vực nhà nước là một thành phần của tổng cầu có dạng:
Y = C + I + G + X - M (1) Trong đó:
Y là sản lượng hay thu nhập quốc dân; C là tiêu dùng dân cư;
I là đầu tư;
G là chi tiêu của nhà nước;
X là xuất khẩu và M là nhập khẩu.
Từ đẳng thức (1) ta thấy rằng khi đầu tư G tăng lên thì trực tiếp làm cho thu nhập quốc dân Y tăng lên.
Theo lý thuyết Keynes ( Mô hình J.Maynadr Keynes, 1883-1946) thì khi G tăng lên 01 đơn vị thì làm cho Y tăng hơn 01 đơn vị.
Thật vậy, khi thay thế C = a + b.Y và M = u + v.Y là hàm tiêu dùng và hàm nhập khẩu biểu diễn theo Y thì đẳng thức (1) có dạng :
Y = a + b.Y + I + G + X - u - v.Y Chuyển vế, ta có :
Y = (a + I + G + X - u) / (1 - b + v) (2)
Vì b là hệ số thiên hướng tiêu dùng biên, bao gồm tiêu dùng trong nước và tiêu dùng nhập khẩu, v là hệ số thiên hướng tiêu dùng nhập khẩu. Do đó (b - v) sẽ lớn hơn 0 và (1 - b + v) sẽ nhỏ hơn 1, tức là 1/(1 - b + v) sẽ lớn hơn 1.
Từ đẳng thức (2) cho thấy là : với các điều kiện khác không đổi thì khi đầu tư nhà nước (G) gia tăng một đơn vị thì thu nhập (Y) sẽ gia tăng hơn một đơn vị, ảnh hưởng này gọi là ảnh hưởng hệ số nhân.
Trong thực tế thì mức độ của ảnh hưởng trên còn tùy thuộc vào năng lực cung của nền kinh tế. Nếu năng lực cung mà hạn chế thì việc gia tăng tổng cầu, dù với bất cứ lý do nào, chủ yếu chỉ làm tăng giá cả mà thôi, còn sản lượng thực tế thì không tăng lên bao nhiêu.
Ngược lại, nếu năng lực cung mà dồi dào thì việc gia tăng tổng cầu thật sự làm tăng sản lượng. Năng lực cung của nền kinh tế biểu hiện ở độ dốc của đường cung.
Ảnh hưởng khác của đầu tư từ khu vực nhà nước lên tăng trưởng kinh tế thông qua tổng cung thể hiện ở chỗ : Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính là cung trong nước và cung từ nước ngoài. Bộ phận chủ yếu cung trong nước là một hàm của các yếu tố sản xuất : vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ, … thể hiện qua phương trình sau :
Q = f (K,L,T,R …) Trong đó :
K : Vốn đầu tư L : Lao động T : Công nghệ
R : Nguồn tài nguyên
Như vậy, vốn là một yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất. Vốn được kết kợp với lao động và tài nguyên thông qua quá trình sản xuất sẽ tạo ra của cải vật chất trong xã hội. Vốn không chỉ đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế với tư cách là đầu vào của sản xuất (đóng góp về mặt lượng) mà còn đóng góp một cách gián tiếp thông qua việc thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật do đầu tư mới mang lại, do lợi thế kinh tế nhờ quy mô lớn, tức một số ngành mà việc đầu tư mở rộng quy mô sẽ làm giảm chi phí sản xuất do chuyên môn hóa … đây là những đóng góp về chất của đầu tư, tức là hiệu quả của nền kinh tế đã được nâng cao.
Xét theo trình tự thời gian, sau giai đoạn thực hiện đầu tư là giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động làm cho tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng, đến lượt nó lại là nhân tố kéo, tiếp tục kích thích sản xuất phát triển, tăng qui mô đầu tư. Sản xuất phát triển là nguồn gốc tăng tích lũy, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội.
Mối quan hệ giữa đầu tư từ khu vực nhà nước G với tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế là mối quan hệ biện chứng, nhân quả, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đây là cơ sở lý luận để giải thích chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng ở nhiều nước trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng chậm [19, tr 191-193]
1.3.2. Đầu tư phát triển tác động đến tăng trưởng kinh tế
Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng. Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, …, do đó, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế [8].
Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế thể hiện ở công thức tính hệ số ICOR.
Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio - Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư) là tỷ số giữa qui mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng, hay là suất đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng GDP tăng thêm. Vì vậy, hệ số này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư dẫn tới tăng trưởng kinh tế. Hệ số ICOR thay đổi tùy theo thực trạng kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ khác nhau, phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư và hiệu quả sử dụng các sản phẩm vật chất và dịch vụ trong nền kinh tế.
Hệ số ICOR thấp chứng tỏ đầu tư có hiệu quả cao, hệ số ICOR thấp hơn có nghĩa là để duy trì cùng một tốc độ tăng trưởng kinh tế cần một tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước thấp hôn. Tuy nhiên, theo quy luật về lợt tức biên giảm dần thì khi nền kinh tế càng phát triển (GDP bình quân đầu người tăng lên) thì hệ số ICOR sẽ tăng lên, tức là để duy trì cùng một tốc độ tăng trưởng cần một tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước cao hơn.
Về phương pháp tính, hệ số ICOR được tính như sau:
- Phương pháp thứ nhất được tính theo công thức :
ICOR = Vốn đầu tư tăng thêm = Đầu tư trong kỳ (1) GDP tăng thêm GDP tăng thêm
Các chỉ tiêu về vốn đầu tư và GDP để tính hệ số ICOR theo phương pháp này phải được tính theo cùng một loại giá (giá thực tế hoặc giá so sánh)
Phương pháp này thể hiện : Để tăng thêm đơn vị tổng sản phẩm trong nước, đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiệu đơn vị vốn đầu tư thực hiện.
- Phương pháp thứ hai được tính theo công thức :
ICOR = Tỷ lệ vốn đầu tư / GDP (2) Tốc độ tăng GDP
Lưu ý : Tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP phải tính trên cơ sở vốn đầu tư và GDP theo cùng một thời giá (hoặc là cùng giá cố định 1994 hay giá so sánh của năm nào đó hoạc cùng giá thực tế của năm nghiên cứu). Còn tốc độ tăng GDP khi so sánh giữa 02 năm khác nhau tất nhiên luôn luôn phải tính theo cùng một loại giá và hiện nay đang tính theo giá cố định năm 1994.
Phương pháp này thể hiện : Để tăng thêm 1 phần trăm (%) tổng sản phẩm trong nước, đòi hỏi phải tăng bao nhiêu phần trăm tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP.
ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước. Ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5 - 7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Ở các nước chậm phát triển, ICOR thấp từ 2 - 3 do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, và ICOR luôn có xu hướng tăng lên [10, tr23].
Số liệu thống kê về ICOR của các nước và lãnh thổ trong những năm qua như sau :
Bảng 1.1. Hệ số ICOR của các nước Nước và lãnh thổ 1969-1980 1981-1990 1991-1997 Nước và lãnh thổ 1969-1980 1981-1990 1991-1997 Hồng Kông 2,44 3,36 6,01 Hàn Quốc 3,28 3,43 5,88 Malaixia 2,55 4,19 4,64 Thái Lan 4,30 4,23 5,36 Inđônêxia 2,37 5,11 4,84 Ấn Độ 3,42 4,08 3,76 Myanma 3,11 3,23 2,46 Mỹ 4,31 5,05 5,49 Anh 6,72 5,64 5,62 Pháp 6,33 7,59 7,37
Nguồn : Tính toán theo số liệu trong International Financial Statistics, Yearbook năm 1999 của Quỹ tiền tệ quốc tế.
Nhược điểm:
- Hệ số ICOR mới chỉ phản ánh ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư mà chưa tính đến ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất khác trong việc tạo ra GDP tăng thêm.
- ICOR cũng bỏ qua sự tác động của các ngoại ứng như điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ chế chính sách …
- Hệ số ICOR không tính đến yếu tố độ trễ thời gian của kết quả và chi phí (tử số và mẫu số của công thức).
1.3.3. So sánh lợi ích - chí phí
Để đánh giá hiệu quả đầu tư của một dự án cụ thể, ta cần so sánh lợi ích và chi phí của dự án đó. Việc so sánh này đòi hỏi rằng tất cả các dữ liệu liên quan trước tiên phải được sắp xếp thành một biên dạng ngân lưu tài chánh hay kinh tế của dự án cho toàn bộ thời gian hoạt động của dự án. Trong thẩm định tài chánh, biên dạng này là ngân lưu lợi ích tài chánh ròng của dự án, còn trong thẩm định kinh tế biên dạng này là ngân lưu lợi ích kinh tế ròng do dự án đầu tư sinh ra. Dựa trên dòng ngân lưu này, người thẩm định sẽ tính toán các chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá hiệu quả
đầu tư dự án là [12]:
- Giá trị hiện tại ròng (NPV): là toàn bộ thu nhập và chi phí của phương án trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi thành một giá trị tương đương ở thời điểm hiện tại (ở năm cơ bản). Nếu NPV ≥ 0 thì đây là phương án đáng giá, khi so sánh 2 phương án thì phương án nào có NPV lớn hơn là phương án tốt hơn. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức sau:
NPV= (B0-C0) + (B1-C1)/(1+r)1 + (B2-C2)/(1+r)2 + .... + (Bn-Cn)/(1+r)n Với: B0, B1,..., Bn là lợi ích thu được qua các năm.
C0, C1,..., Cn là chi phí phải bỏ ra qua các năm. r là suất chiết khấu của dự án.
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): là lãi suất chiết khấu làm cân bằng giá trị hiện tại của các khoản chi với giá trị hiện tại của các khoản thu hay là lãi suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng của dự án bằng không (thường được tính bằng phương pháp nội suy. Nếu phương án có IRR ≥ suất