1.1 .Vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả đầu tư công trên địa bàn tỉnh Lâm
2.3.1. Kết quả đạt được
Nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, chất lượng tăng trưởng được nâng dần. Tốc độ tăng trưởng tăng dần qua các giai đoạn: 10,72%/năm (1996-2000),11,26%/năm (2001-2005) và 14,35%/năm (2006- 2010). Trong 15 năm (1996-2010), GDP bình quân đầu người tăng bình quân 14,2%/năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở phát huy, khai thác ngày càng tốt hơn lợi thế trong từng ngành, từng lĩnh vực. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 10,97% (1995) lên 20,48% (2000), giảm nhẹ 19,49% (2005) và lên 22,22% vào năm 2010; tỷ trọng ngành nông lâm thủy giảm từ 67,71% (1995) xuống 46,69% (2000), tăng nhẹ 49,75% (2005) và giảm xuống 46,83% năm 2010.
2.3.1.2. Về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Kết cấu hạ tầng tỉnh Lâm Đồng thời gian qua đã được Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân chú ý đầu tư. Hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh được hoàn thiện hơn; bước đầu cải thiện được môi trường đầu tư, phát triển sản xuất, điều kiện sống của khu vực nông thôn được nâng lên rõ rệt. Song do nguồn lực có hạn nên hệ thống hạ tầng mặc dù được đầu tư nhưng chưa đồng bộ và đều khắp.
* Hệ thống giao thông đường bộ
- Đường cao tốc:
Đoạn Liên Khương - chân đèo Prenn dài khoảng 19,2 km đã đầu tư đưa vào khai thác năm 2008 với quy mô mặt cắt ngang: B = 27,0 m. Trong đó:4 làn xe rộng 15,0 m, dải đỗ xe khẩn cấp: 2 x3=6,0 m, dải phân cách giữa: 3,0 m; lề đường hai bên : 2 x 0,75=1,5 m, dải an toàn 2 bên: 2 x 0,75=1,5 m.
- Đường quốc lộ:
Gồm 4 tuyến quốc lộ 20, quốc lộ 27, quốc lộ 28 và quốc lộ 55 với tổng chiều dài trên địa bàn khoảng 436,5 km; trong đó được rải bê tông nhựa và
láng nhựa toàn bộ, hệ thống đường quốc lộ đạt tiêu chuẩn cấp IV đến cấp III miền núi. Trên các tuyến quốc lộ có 58 cầu và 533 cống.
+ Quốc lộ 20 có chiều dài 268 km, là tuyến quan trọng nhất nối thành phố Đà Lạt với quốc lộ 1 (tại ngã ba Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai) về thành phố Hồ Chí Minh và nối với quốc lộ 27 ở D’ran để về các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ. Toàn tuyến được rải nhựa, chiều dài QL20 nằm trong phạm vi tỉnh Lâm Đồng 192,4 km.
+ Quốc lộ 27 trên địa bàn Lâm Đồng từ cầu Krông Nô (giáp Đắc Lắc) đến Eo Gió giáp ranh với Ninh Thuận dài 123,5 km. Trong đó đoạn từ giáp ranh tỉnh Đắc lắc đến QL20 (ngã ba Liên Khương) dài 91 km. Đoạn từ ngã ba Phi Nôm đến Eo Gió ranh giới Lâm Đồng với Ninh Thuận dài 32,5km là trục giao thông quan trọng nối quốc lộ 20 với quốc lộ 1 đi về các tỉnh miền Trung và ngược lại.
+ Quốc lộ 28 là tuyến mới nâng cấp thời gian gần đây, có chiều dài trên đất Lâm Đồng là 96, 6 km nằm trong địa phận huyện Di Linh. Hiện nay đường đã được thảm bê tông nhựa toàn tuyến đạt chất lượng cấp IV miền núi. Trên tuyến có 4 cầu bê tông cốt thép. Hiện nay đang chuẩn bị xây dựng đường tránh hồ thủy điện Đồng Nai 3, với chiều dài 15,37 km và có 2 cầu bê tông cốt thép.
+ Quốc lộ 55 với đoạn trong địa phận Lâm Đồng dài 24 km từ cầu Đại Bình, xã Lộc Nam đến ranh giới Lâm Đồng và Bình Thuận. Đường đạt chất lượng cấp III miền núi, nền đường tối thiểu đạt 9-12m, mặt đường thảm bêtông nhựa chất lượng tốt.
- Đường tỉnh lộ:
+ Đường tỉnh 721 từ Km78 của QL.20 (TT.Mađaguoi huyện Đạ Huoai) đến huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên và cầu Vĩnh Ninh ranh giới tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước có chiều dài 62 km. ĐT721 là tuyến quan trọng phục vụ phát
triển kinh tế các huyện phía Nam, giao lưu kinh tế với 2 tỉnh Bình Phước, Bình Thuận và 1 bộ phận vùng Tây Bắc tỉnh Đồng Nai.
+ Đường tỉnh 722 từ ngã ba Tùng Lâm đến Đạ Long - Đạ Tông - Đầm Ròn huyện Đam Rông có chiều dài 76 km nối thành phố Đà Lạt với vùng Tây Bắc của tỉnh, nơi kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.
+ Đường tỉnh 723 (Đà Lạt - Khánh Vĩnh) đi qua thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương. Có điểm đầu tại Km 239+500 của QL20 đến ranh giới Lâm Đồng và Khánh Hoà dài 54,0 km.
+ Đường tỉnh 725 (Đà Lạt - Lâm Hà - Di Linh - Bảo Lâm - Đạ Tẻh) có chiều dài 174,5 km, xuất phát từ cổng sân bay Cam Ly đến Tà Nung, Nam Ban, N’Thôn Hạ rồi qua Tân Hà, qua địa bàn huyện Di Linh, huyện Bảo Lâm, điểm cuối là thị trấn Đạ Tẻh (tại Km17+250 đường tỉnh 721) đã và đang xây dựng được 92,7 km, còn lại đang được đầu tư xây dựng.
- Đường đô thị:
Đường đô thị của Lâm Đồng tập trung ở thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các thị trấn huyện lỵ. Trong đó một số đoạn quốc lộ qua nội thị, nội thành cũng trở thành các trục phố chính. Tổng chiều dài đường đô thị hơn 500 km. Đường nội thị Đà Lạt, Bảo Lộc và một số huyện đã được nâng cấp, thảm bêtông nhựa, xây dựng vỉa hè, hệ thống thoát nước và từng bước trồng cây xanh.
- Đường huyện, đường xã:
Hệ thống đường bộ giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có tổng chiều dài khoảng 3.044 km, mật độ bình quân 0,31 km/km2, trong đó có 638,4 km được đầu tư xây dựng, số còn lại chưa được đầu tư.
+ Đường huyện: có tổng chiều dài 713,7 km với 440,4 km mặt đường được thảm, láng nhựa đạt 61,7% và 273,3 km đường cấp phối hoặc đất chiếm 38,3%.
+ Đường xã, phường, thị trấn: tổng chiều dài 1.211,3 km với 152,6 km mặt đường được thảm, láng nhựa đạt 12,6% và 1.058,7 km đường cấp phối hoặc đường đất chiếm 87,4%.
+ Đường thôn, xóm: có tổng chiều dài 1.118,9 km với 45,4 km mặt đường được thảm, láng nhựa đạt 4,1% và 1.073,5 km đường cấp phối hoặc đường đất chiếm 95,9%.
- Đường chuyên dùng:
Mạng đường chuyên dùng chủ yếu là đường lâm nghiệp và đường phục vụ canh tác của các nông trường chè, cà phê, dâu tằm trước đây tập trung ở các vùng Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh. Tới nay, mạng đường này một số đã chuyển thành đường dân sinh.
Đường trong khu công nghiệp hiện đã được quy hoạch xây dựng chủ yếu trong hai khu công nghiệp là Lộc Sơn (Bảo Lộc), Phú Hội (Đức Trọng). Các đường này đang được quy hoạch xây dựng cùng với quá trình xây dựng các khu công nghiệp.
Đường phục vụ du lịch đã được đầu tư nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch đáng chú ý là đường vào các khu du lịch Đankia-Suối Vàng, khu du lịch Tuyền Lâm, Đạm’ri, đường nội bộ trong các khu du lịch. Hiện nay đang đầu tư để xây dựng loại đường này nhằm thúc đẩy phát triển du lịch.
* Mạng bưu chính viễn thông
Mạng lưới bưu chính viễn thông được tập trung đầu tư phát triển, hệ thống điện thoại đã đến tất cả các xã, phường. Hạ tầng kỹ thuật thông tin liên lạc tiếp tục được đầu tư nâng cấp; nhiều loại dịch vụ mới được triển khai. Số thuê bao điện thoại tăng nhanh, đến năm 2010 đạt mật độ 15 máy/100 dân. Đã
phát triển được 111 điểm bưu điện văn hóa xã (chiếm 75% số xã); đảm bảo 100% xã, phường trong toàn tỉnh có thư báo đến trong ngày; doanh thu bưu điện tăng bình quân 29,7%/năm, năm 2010 đạt 1.200 tỷ đồng.
Mạng Internet đã được đầu tư mở rộng, tổng số dung lượng lắp đặt Internet băng rộng ADSL đến tháng 12/2010 là 34.200 cổng, tạo điều kiện mở rộng quy mô sử dụng. Mật độ thuê bao Internet năm 2010 là 6 thuê bao/100 dân.
* Cung cấp điện năng
Mạng lưới truyền tải điện được chú ý cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. Một số tuyến quan trọng nhất là đường dây 220 kV Đa Nhim - Bảo Lộc dài 110 km, đường dây 66 kV Đa Nhim - Đà Lạt dài 33 km, đường dây 31,5 kV Đa Nhim - Càn Rang - Đà Lạt - Nam Ban và Đà Lạt - Suối Vàng dài tổng cộng khoảng 70 km, đường dây 35 kV Bảo Lộc - Di Linh dài 30 km và từ Bảo Lộc đi Đạ Huoai dài 44 km. Từ các trạm, điện được dẫn về các địa phương theo mạng lưới phân phối với tổng chiều dài đường dây các loại 0,2- 15 kV đạt khoảng hơn 700 km. Với hệ thống này cùng với Chương trình hỗ trợ mắc điện nhánh rẽ và dự án Điện Tây Nguyên được triển khai đã đưa tỷ lệ số hộ sử dụng điện toàn tỉnh lên 90% vào năm 2010.
Công nghiệp điện tăng trưởng nhanh, công trình thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi (công suất 475 MW), Đại Ninh (300 MW) đã được hoàn thành và hòa cùng điện lưới quốc gia, công trình thủy điện Đồng Nai 3 và Đồng Nai 4 (510 MW) đang tiếp tục triển khai.
* Hệ thống thủy lợi
Riêng trong lĩnh vực phát triển nông thôn, đến năm 2010 tỉnh đã đầu tư khoảng 600 công trình thủy lợi theo các quy mô, kiên cố hóa 378 km kênh mương (bằng 85% tổng chiều dài kênh mương các cấp) đưa diện tích tưới lên 115.500 ha, bằng 38% diện tích canh tác toàn tỉnh.
Chương trình trọng tâm của tỉnh cũng đã lựa chọn đầu tư xây dựng 108 công trình thủy lợi, đưa diện tích tưới tăng thêm 30.511 ha; Chương trình trọng điểm được khởi công vào năm 2009 với các dự án thủy lọi quy mô lớn như: Đạ Sị (Cát Tiên), Đạ Lây (Đạ Tẻh), Kazam (Đơn Dương), Đak K’lông Thượng (Bảo Lâm), nâng cấp hồ chứa nước Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh) và đã hoàn thành trong năm 2011.
* Hệ thống cấp nước
Công tác cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được chú trọng, theo kết quả điều tra đánh giá bộ chỉ số nước sạch công bố năm 2010, tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 75%.