CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh
3.1.2 Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của huyện Vũng Liêm
Đặc điểm tự nhiên
Huyện Vũng Liêm ở phía Đông Nam của tỉnh Vĩnh Long. Địa hình đồng bằng duyên hải. Có sông Cổ Chiên, Mang Thít và rạch Bƣng Trƣờng, Vũng Liêm chảy qua.
37
Bắc giáp sông Mang Thít, ngăn cách với huyện Mang Thít và huyện Tam Bình.
Nam giáp huyện Càng Long của tỉnh Trà Vinh. Tây giáp huyện Trà Ôn cùng tỉnh.
Đông giáp sông Cổ Chiên, ngăn cách với tỉnh Bến Tre.
Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Vũng Liêm và 19 xã: Tân Quới Trung, Quới An, Quới Thiện, Trung Chánh, Trung Hiệp,Thanh Bình, Trung Thành Tây, Tân An Luông, Hiếu Phụng, Trung Thành Đông, Trung Hiếu, Trung Thành, Trung Ngãi, Trung Nghĩa, Hiếu Thuận, Hiếu Nhơn, Trung An, Hiếu Thành và Hiếu Nghĩa.
Diện tích: 309,73km2 Dân số: 170.263ngƣời
Huyện đang tập trung nâng cấp thị trấn Vũng Liêm thành đô thị loại 4 và tiến tới thành lập thị xã trong tƣơng lai.
Các xã Quới An,Tân An Luông cũng đang đƣợc đầu tƣ nâng cấp lên đô thị loại 5.
Về kinh tế - xã hội
Địa hình Vũng Liêm thuộc đồng bằng duyên hải. Điều kiện thuận lợi phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Huyện đƣợc xem là vùng sản xuất nhiều lúa gạo phẩm chất cao và gạo đặc sản. Huyện có 2 xã cù lao chuyên trồng cây ăn quả với nhiều loại trái cây đặc sản nhƣ:sầu riêng, bòn bon, măng cụt… Ngoài ra, huyện cũng trồng nhiều cây công nghiệp nhƣ dừa, lác, đậu nành…và cũng là huyện có đàn gia súc lớn nhất trong đó đàn bò còn nhiều tiềm năng.
Ngành Y tế huyện Vũng Liêm gồm có các đơn vị phòng Y tế, bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế dự phòng và 20/20 xã - thị trấn đều có trạm y tế.
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân đƣợc quan tâm. Công tác
38
phòng, trị bệnh đạt kết quả tốt. Việc đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ thày thuốc, nhất là ở tuyến cơ sở đƣợc chú trọng. Các hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, có tiến bộ, nội dung và hình thức đƣợc đổi mới. Hệ thống thông tin đại chúng phát triển rộng, ngày càng phong phú, góp phần nâng cao dân trí và nhu cầu hƣởng thụ văn hóa của nhân dân.
Hoạt động chăm sóc ngƣời có công với cách mạng, trợ giúp các đối tƣợng khó khăn duy trì và mở rộng. Thông qua các chƣơng trình, dự án đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao dân trí, cải thiện kết cấu hạ tầng, nhà ở... đã tạo cơ hội và điều kiện cho ngƣời nghèo tham gia sản xuất, tiếp cận với các dịch vụ xã hội, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Ngành giáo dục huyện Vũng Liêm cũng đƣợc chú trọng phát triển về quy mô trƣờng lớp và chất lƣợng giáo dục. Trung tâm dạy nghề huyện đƣợc thành lập từ năm 2002. Trung tâm thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn gồm: may công nghiệp, cơ khí (hàn, tiện), sửa chữa xe gắn máy, điện công nghiệp - dân dụng, thi lấy giấy phép lái xe mô tô hạng A1 và dạy nghề lao động nông thôn.
Ngoài ra, trung tâm còn liên kết các trƣờng, cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh đƣợc chấp thuận cho đào tạo dài hạn nhƣ: trung cấp chăn nuôi thú y, điện công nghiệp bậc 3/7, xe máy công trình bậc 3/7, trồng trọt bảo vệ thực vật, giới thiệu việc làm, và xuất khẩu lao động.
Vũng Liêm có địa hình bằng phẳng, bị chia cắt bởi nhiều sông, rạch. Ngoài phƣơng tiện giao thông bằng đƣờng thủy, huyện Vũng Liêm còn có hệ thống đƣờng bộ với quốc lộ 53 chạy dài từ thành phố Vĩnh Long đến Trà Vinh, xuyên qua Vũng Liêm từ Cầu Mới đến cầu Mây Tức, và các đƣờng liên huyện, liên xã (tỉnh lộ 39, tỉnh lộ 31)… Vũng Liêm cũng là nơi đầu tiên nổ ra Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở Vĩnh Long, đồng thời đây cũng là quê hƣơng của cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt.
39
Vũng Liêm đƣợc thiên nhiên ƣu đãi đất đai trù phú, cảnh quan sông nƣớc, có 2 xã cù lao là Thanh Bình và Quới Thiện rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, huyện cũng có một số di tích văn hoá, lịch sử đáng để tham quan nhƣ: chùa Hạnh Phúc Tăng, đền Chu Văn Tiếp, đình Bình Phụng, tƣợng đài Đốc binh Lê Cẩn - Nguyễn Giao tại ngã ba An Nhơn, bia Nam Kỳ khởi nghĩa tại xã Thanh Bình.
Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về phát triển sản xuất nông nghiệp.
Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hƣớng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ, phấn đấu tỷ trọng trồng trọt chiếm 68,2%, chăn nuôi 24%, dịch vụ 7,8%, bình quân giá trị sản xuất trên 01 đơn vị diện tích đất nông nghiệp đạt 140 triệu đồng/ha.
Điều chỉnh lịch thời vụ một phần diện tích sản xuất lúa các xã Trung Nghĩa, Trung Thành Đông, Trung Ngãi, Trung Thành để hạn chế ảnh hƣởng hạn mặn.
Tiếp tục mở rộng diện tích cánh đồng mẫu ở các xã Tân An Luông, Hiếu Phụng, Hiếu Nhơn, Trung Hiếu, Trung Ngãi, Trung An và xã có điều kiện. Phát triển diện tích luân canh lúa màu, vận động nhân dân sản xuất rau an toàn thành vùng chuyên canh trồng màu với tổng diện tích gieo trồng 2.800ha, trong đó diện tích luân canh lúa – màu 1.200ha. Giữ ổn định diện tích trồng lác, diện tích vƣờn, xây dựng mô hình cải tạo vƣờn kém hiệu quả theo hƣớng chuyên canh, tập trung hƣớng dẫn ngƣời dân chăm sóc diện tích cacao đã trồng, phát triển 50ha cacao xen canh vƣờn dừa và cây ăn trái. Phát triển chăn nuôi theo hƣớng tập trung, nuôi trang trại, đảm bảo vệ sinh thú y và bảo vệ môi trƣờng, tăng cƣờng tuyên truyền nâng cao ý thức ngƣời dân về phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, phát triển đàn bò 24.200 con, đàn heo 85.000 con, đàn gia cầm 1.100.000 con, diện tích nuôi nhử thủy
40
sản 2.100 ha, trong đó, nuôi VAC 1.900 ha, nuôi ruộng lúa 70ha, ổn định diện tích nuôi cá tra xuất khẩu.
Về sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ.
Tiếp tục phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng chuyển đổi cơ cấu ngành, tăng dần tỷ trọng ngành chế biến hàng hóa xuất khẩu, chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng có giá trị gia tăng cao, kết hợp phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu tại chỗ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo việc làm thêm cho lao động. Vận động các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đầu tƣ mở rộng ngành nghề, đăng ký thƣơng hiệu, nhãn hiệu hàng hóa.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách phát luật về thuế để ngƣời nộp thuế thông hiểu và tự giác chấp hành. Thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu ngân sách đƣợc giao, các chính sách ƣu đãi đầu tƣ khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, quan tâm khai thác các nguồn thu mới và có chính sách nuôi dƣỡng nguồn thu, tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý thu hội nợ đọng và chống thất thu. Chi ngân sách đúng kế hoạch, dự toán đƣợc giao, thực hành tiết kiệm trong chi tiêu nhất là chi quản lý hành chính, tiếp tục thực hiện khoán biên chế, khoán chi hành chính, thực hiện nghiêm chế độ công khai tài chính.