5. Cấu trúc luận văn
4.1.1 Các giải pháp kỹ thuật
4.1.1. 1 Các giải pháp về khoa học và công nghệ
- Kiến nghị Bộ Tài nguyên Môi trương - Tổng cục Quản lý đất đai sớm triển khai dự án, đề tài nghiên cứu ra tiêu chí đảm bảo cho quy hoạch sử dụng đất đáp ứng yêu cầu sử dụng đất bền vững, hiệu quả xã hội, môi trường, tiêu chí xây dựng dự án quy hoạch đảm bảo tính khả thi.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào phát triển sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ..., nhằm sản xuất ra hàng hoá có số lượng nhiều và chất lượng tốt, giá thành rẻ đối với hàng hoá chủ lực, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong thành phố và yêu cầu thị trường ngoài nước.
- Tập trung xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ, chú trọng phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao ở các ngành mũi nhọn của thành phố. Thực hiện xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ theo Luật Khoa học và Công nghệ.
- Tăng cường đổi mới cơ chế và hoàn thiện chính sách trong lĩnh vực khoa học công nghệ và môi trường phù hợp với địa phương, tạo môi trường cho hoạt động khoa học và công nghệ, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội.
- Tăng cường đầu tư trong việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý đất đai và sử dụng đất như kỹ thuật công nghệ số trong thống kê, xây dựng bản đồ địa chính; những tiến
dụng đất.
- Giải pháp về quản lý, sử dụng đất trồng lúa bảo vệ và cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng lúa, phát triển quỹ đất trồng lúa, chính sách hỗ trợ người sản xuất lúa.
- Xây dựng hành lang pháp lý quy định cụ thể việc lập quy hoạch sử dụng đất cần gắn liền đặc điểm tự nhiên và xã hội vùng làm quy hoạch.
4.1.1. 2 Các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường
- Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp điều kiện đất đai yêu cầu bắt buộc trong sử dụng đất nông nghiệp. Hạn chế việc cày, xới bề mặt đất (nhất là trong thời gian mùa mưa), khai thác trắng.
- Sử dụng đất trong các hoạt động khai khoáng phải có phương án an toàn về môi trường, khi kết thúc hoạt động khai thác phải có kế hoạch phục hồi hiện trạng bề mặt sử dụng đất ban đầu.
- Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế: Giao thông, thuỷ lợi, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ…
- Giao đất theo tiến độ, năng lực khai thác sử dụng thực tế đối với tất cả các trường hợp có nhu cầu sử dụng đất mới. Đất đã giao khi hết hạn sử dụng phải thu hồi kịp thời.
- Có cơ chế, chính sách đầu tư về vốn, nhân lực, vật tư,... cho các đối tượng sử dụng đất. Không nên sử dụng quá nhiều phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông, lâm nghiệp, tích cực bồi bổ làm giàu đất, chống ô nhiễm môi trường đất.
- Sử dụng đất tiết kiệm và làm tăng giá trị sử dụng của đất.
- Xây dựng và thực hiện đồng bộ các phương án quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất: Quy hoạch phát triển đô thị, trung tâm quận, huyện, khu dân cư nông thôn; khu công nghiệp, khu kinh tế tổng hợp, đô thị sinh thái văn hoá, khu du lịch, kinh doanh dịch vụ... khai thác triệt để cả không
gian và chiều sâu trong quá trình sử dụng đất như: Xây nhà cao tầng, kết hợp giao thông với hệ thống cấp thoát nước, truyền dẫn năng lượng, truyền thông…
- Tích cực khai thác đất chưa sử dụng: Đẩu tư, khai thác có hiệu quả diện tích đất bãi bồi ven sông, ven biển cho phát triển kinh tế - xã hội để giảm bớt sức ép đối với diện tích đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Có kế hoạch khai hoang, phục hoá để tăng quỹ đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và tạo thêm mặt bằng xây dựng. Phát huy tối đa khả năng đất trống đồi núi trọc vào trồng rừng, sang các mục đích phi nông nghiệp, lâm nghiệp, làm tăng độ che phủ của đất.
4.1.1. 3 Các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững:
- Bằng biện pháp giao đất cụ thể đến các đối tượng trực tiếp sử dụng đất, phát triển cơ sở hạ tầng (nhất là giao thông) đến các địa bàn còn đất trống, tạo vốn, nhân lực, vật tư để đẩy mạnh trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc làm tăng độ che phủ của rừng.
- Tăng cường công tác kiểm tra bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng và các vốn rừng hiện có.
- Các dự án xây dựng công trình công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đô thị,... phải có phương án bảo vệ môi trường trước khi phê duyệt đưa vào sử dụng.
- Chính sách thuế vào những hưởng thụ do môi trường đem lại (thuế tài nguyên) để tăng vốn tái tạo, cải thiện môi trường.
- Chính sách xử phạt những hành vi làm tổn hại đến môi trường.
4.1.1. 4 Các giải pháp đặc trưng chuyên ngành
- Xác định ranh giới trên bản đồ và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt.
vị chủ đầu tư, kế hoạch đầu tư dự án.
- Quá trình thẩm định Quy hoạch sử dụng đất cần thẩm định tính khả thi phương án Quy hoạch sử dụng đất thông qua việc làm rõ các nguồn kinh phí xây dựng các công trình dự án thời kỳ quy hoạch.
- Cần xây dựng và thể chế hóa các quy định về thẩm định hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường trong Quy hoạch sử dụng đất là thế nào?
- Cần xác định nội dung thẩm định tính khả thi Phương án Quy hoạch sử dụng đất như thế nào, cần nội dung gì?