1.4.1. Nhân lực Ngân hàng thương mại
Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một ''tài nguyên đặc biệt'', một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững.
Như vậy, nhân lực của một tổ chức chính là lực lượng lao động mà tổ chức có thể thu hút và sử dụng để đáp ứng được đòi hỏi của tổ chức (về mục tiêu của tổ chức; loại sản xuất...). Lao động xã hội có rất nhiều, hàng năm bổ sung hơn 1,5 triệu người vào thị trường lao động trong đó có nhân lực cho ngành ngân hàng.
Nhân lực trong ngành ngân hàng là đội ngũ những người làm công tác tín dụng, giao dịch viên, quản lý rủi ro, quản trị tín dụng, kế hoạch tổng hợp, tài chính kế toán, tổ chức hành chính. Những người thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng đến với khách hàng .
1.4.2. Đặc điểm chất lượng nhân lực Ngân hàng thương mại
Chất lượng nhân lực trong ngân hàng là một sự tổng hợp, kết tinh của rất
nhiều yếu tố và giá trị cùng tham gia tạo nên. Trong đó, gồm ba yếu tố bản: thể lực, trí lực và tâm lực.
Trí lực là năng lực trí tuệ, khả năng nhận thức và tư duy mang tính sáng tạo
thích ứng với xã hội của cán bộ quan hệ khách hàng, giao dịch viên . Nói đến trí lực là nói đến yếu tố tinh thần, trình độ văn hoá và học vấn, biểu hiện ở khả năng vận dụng những điều kiện vật chất, tinh thần vào hoạt động thực tiễn nhằm đạt hiệu quả cao, đồng thời là khả năng định hướng giá trị hoạt động của bản thân để đạt được mục tiêu. Trí lực là yếu tố chiếm vị trí trung tâm chỉ đạo hành vi của con người trong mọi hoạt động, kể cả trong việc lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm phát huy tác dụng của các yếu tố khác trong cấu trúc chất lượng nguồn nhân lực. Trí lực là yếu tố quyết định phần lớn khả năng sáng tạo của con người.
Tâm lực là những giá trị chuẩn mực đạo đức, phẩm chất của cán bộ quan hệ
khách hàng, giao dịch viên, được biểu hiện trong thực tiễn công tác Tín dụng, thanh toán. Những giá trị đó gắn liền với năng lực tư duy và hành động cụ thể của con người, tạo nên chất lượng của nhân lực. Tâm lực tạo ra động cơ bên trong của chủ thể, thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của con người. Nói cách khác, tâm lực góp phần vào việc phát huy vai trò của các yếu tố thể lực và trí lực của con người.
Thể lực là cơ sở quan trọng cho hoạt động thực tiễn của cán bộ làm công việc
quan hệ khách hàng, giao dịch viên ... có thể đáp ứng được những đòi hỏi về hao phí sức lao động trong quá trình hoạt và đảm bảo cho con người có khả năng làm việc.
Như vây, Chất lượng nhân lực Ngân hàng được hiểu là tổng thể những yếu tố về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức và sức khỏe của người cán bộ để thực hiện các nhiệm vụ của Ngân hàng
1.4.3 Các yếu tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng thương mại Kiến thức, trình độ của nguồn nhân lực Kiến thức, trình độ của nguồn nhân lực
Trình độ văn hóa của nhân lực được thể hiện qua văn bằng chứng minh trình độ đã đào tạo. Những văn bằng này cũng dùng để phân biệt các cấp bậc đào tạo, hiện là cơ sở quan trọng để đánh giá trình độ và năng lực chuyên môn của cán bộ nhân viên. Đồng thời, văn bằng cũng là căn cứ có ý nghĩa quyết định đến việc tuyển dụng, bố trí công việc và trả lương cho người lao động trong tổ chức ngân hàng thương mại. Các cấp độ thể hiện trình độ văn hóa của nhân lực:
Sau đại học (tiến sĩ, thạc sĩ); Đại học;
Cao đẳng;
Cao cấp nghiệp vụ và trung học chuyên nghiệp (trung cấp).
Ngày nay ngoại ngữ trở thành một công cụ thiết yếu, không thể thiếu đối với cán bộ chuyên viên làm việc trong ngân hàng, tin học cũng được ứng dụng rộng rãi trong ngân hàng, tạo điều kiện để mỗi chuyên viên có thể sử dụng các tiện ích của công nghệ thông tin. Vì vậy, trình độ văn hóa của nhân lực cũng thể hiện qua các kĩ năng bổ trợ như trình độ tin học và trình độ ngoại ngữ.
Kỹ năng, kinh nghiệm của nguồn nhân lực ngân hàng thương mại
- Có tri thức chuyên sâu ở lĩnh vực chuyên trách và có kiến thức rộng về các lĩnh vực khác của kinh tế học trên mặt bằng tri thức hiện tại. Đây là yêu cầu đầu
tiên đối với tất cả nhân lực, đặc biệt là "đội ngũ chủ chốt" của ngành ngân hàng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và hoạch định chính sách của Ngân hàng. Ảnh hưởng tác động của các chính sách về tiền tệ và ngân hàng vào đời sống kinh tế rất nhanh và có hiệu ứng lan truyền, gây kích thích hoặc cản trở tốc độ phát triển của nền kinh tế. Các chính sách về lĩnh vực tiền tệ không chỉ cần phù hợp với điều kiện cục bộ, ngắn hạn mà phải có tính ổn định dài hạn trong tầm vĩ mô. Điều đó đòi hỏi người nghiên cứu, người hoạch định chính sách phải thực sự làm chủ những tri thức và luôn hướng tới tri thức mới toàn cầu.
- Có khả năng làm việc với công nghệ hiện đại, có khả năng hoạt động sáng tạo và phát triển trình độ chuyên môn, kỹ năng trong lao động, thao tác thành thạo nghiệp vụ theo chuyên ngành được đào tạo. Trong hệ thống ngân hàng và thị trường
tài chính, công nghệ thông tin viễn thông được áp dụng đặc biệt rộng ở mọi cấp với mức độ khác nhau. Sự liên thông của hệ thống không còn tính theo ngày tháng mà theo từng giây, phút và độ nhạy cảm của hệ thống có mức độ cao hơn rất nhiều so với thời kỳ ngân hàng ghi sổ. Điều đó đặt ra yêu cầu rất cao đối với người tác nghiệp, phải có khả năng tự quyết định độc lập cùng với sự hợp tác và hiểu biết đồng nghiệp trong môi trường áp lực cao, có trình độ đủ về nghiệp vụ, ngoại ngữ và kỹ năng tổ chức làm việc chủ động thì mới làm chủ được công nghệ, phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn.
Tố chất cần có của nguồn nhân lực
Phẩm chất đạo đức: Người cán bộ trong hoạt động Ngân hàng nói chung và
cán bộ trong chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đống Đa nói riêng với tư cách là một công dân, phải sống và làm việc theo tiêu chuẩn đạo đức một công dân, lấy việc gương mẫu sống và làm việc theo pháp luật là tiêu chuẩn đạo đức cơ bản. Yêu cầu đặc thù của nghề nghiệp là phải hoàn thành tốt công việc được giao, phải luôn có ý thức tự học hỏi, tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, phải có lập trường chính trị vững vàng, luôn trung thực, khách quan...
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đòi hỏi mỗi cán bộ phải liêm khiết, khiêm tốn, trung thực, thẳng thắn, không vụ lợi, thực hiện bình đẳng giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền lợi và trách nhiệm như Bác Hồ đã dạy “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Có khả năng thích ứng và tính linh hoạt cao. Yêu cầu này đòi hỏi nguồn nhân
lực phải có trình độ chuyên môn cao, để có khả năng thích ứng tốt với những công việc phức tạp và luôn thay đổi trong thời đại kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, từ việc sáng tạo đến sử dụng và chuyển giao những kiến thức khoa học và công nghệ đều diễn ra với tốc độ cao và qui mô lớn, nên nội dung tri thức nghề
nghiệp của lao động thường bị lạc hậu rất nhanh. Mặt khác, nền kinh tế tri thức hiện đang vận động trong xu thế toàn cầu hóa, ở đó dòng lao động được di chuyển tự do từ nơi ít sang nơi có điều kiện sống và lao động thuận lợi hơn. Điều này cũng có ý nghĩa là qui mô của lao động tổng thể được sử dụng ngày càng mở rộng và khả năng tự điều chỉnh của nguồn nhân lực ngày càng trở thành một yếu tố hàng đầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đối với nguồn nhân lực. Nó xác định khả năng tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, khi muốn trở thành một bộ phận của thị trường lao động, và nếu không có được tính năng này thì mỗi cá thể tự loại mình ra khỏi sự biến động thường xuyên về cung và cầu lao động của xã hội. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với chiến lược phát triển nguồn nhân lực là phải không ngừng phát triển bản lĩnh nghề nghiệp cho người lao động, phát triển khả năng thích ứng và linh hoạt của nguồn nhân lực.
Có khả năng sáng tạo tri thức mới. Các hoạt động trong đa số nghiệp vụ ngân
hàng và thị trường tài chính hiện đại là hoạt động có tính trí tuệ cao, sử dụng nhiều hàm lượng chất xám. Trong nền kinh tế thị trường phát triển hiện nay các ngân hàng không chỉ dựa vào nghiệp vụ tín dụng truyền thống, những công cụ thủ công để cạnh tranh mà họ thường sử dụng và phát triển ra các dịch vụ mới, sản phẩm mới, tìm ra "ngách" thị trường để đầu tư kinh doanh. Một mạng lưới rộng về địa bàn không còn là thế mạnh của hoạt động ngân hàng điện tử mà thay vào đó là khả năng làm việc sáng tạo và chủ động của các nhân viên ngân hàng. Trước đây người ta chọn những công nghệ đã chín muồi, đã được thử nghiệm, còn bây giờ phải tìm công nghệ mới nảy sinh; Việt Nam muốn đi tắt đón đầu thì phải có sự sáng tạo trong việc tìm ra cái mới cho chúng ta. Sự thành công của Singapor, từ một thành phố biển nghèo nàn thành một trung tâm tài chính của khu vực là một ví dụ cho điều đó.
Yêu cầu về khả năng sáng tạo là yêu cầu cao nhất đối với nguồn nhân lực. Với yêu cầu này không phải bất cứ nhân lực nào cũng có và đáp ứng được, mà chỉ dành riêng cho nhóm nhân lực chủ chốt của tổ chức. Đó là những người có nhân cách trí
tuệ phát triển, giàu tính sáng tạo, có tư duy độc đáo, khả năng dự báo và suy diễn tốt, giải quyết công việc nhanh, chính xác mang lại hiệu quả cao.
Tính sáng tạo của nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trình độ hiện có, môi trường làm việc, điều kiện vật chất và tài chính, sự quan tâm đến công việc, ý thức trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, ham muốn tự khẳng định mình và môi trường kinh tế - xã hội…