5) Tính đến thời điểm cuối tháng 7/2005, với việc cấp giấy phép cho 2 công ty bảo hiểm của Hoa Kỳ trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm
3.2.2. Các giải pháp riêng về phía doanh nghiệp
3.2.2.1.Dịch vụ ngân hàng
Đào tạo nhân lực am hiểu dịch vụ ngân hàng
Doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo cán bộ nhân viên của doanh nghiệp, đặc biệt là cán bộ, nhân viên hoạt động liên quan đến lĩnh vực quản trị tài chính doanh nghiệp. Bên cạnh việc tự bỏ kinh phí để tiến hành đào tạo, doanh nghiệp có thể phối hợp với các NHTM phổ biến kiến thức về các dịch vụ ngân hàng mới cho cán bộ nhân viên của mình.
Đầu tƣ áp dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ tin học
Để có thể tiếp cận, sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư áp dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hệ thống máy tính nối mạng Internet. Thông qua hệ thống máy tính nối mạng, các doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, giảm chi phí giao dịch. Hiện nay, chi phí đầu tư cho hệ thống máy tính và chi phí sử dụng mạng internet đã giảm, nên hoàn toàn có thể phù hợp với các DNNQD, tiềm lực tài chính còn hạn chế.
Nâng cao chất lượng hoạt động của quản trị tài chính doanh nghiệp. Hiện nay, chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp còn hạn chế là rào cản lớn nhất đối với DNNQD trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tín dụng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng quản trị tài chính, hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính phục vụ cho việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ ngân hàng.
3.2.2.2.Dịch vụ bảo hiểm
Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo
Mục tiêu cơ bản của giải pháp này nhằm nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, nhất là các chủ DNNQD thấy được tầm quan trọng của dịch vụ bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh các chương trình quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức quảng cáo khác, cần đẩy mạnh thực hiện các chương trình phổ biến kiến thức về dịch vụ bảo hiểm cho các nhà quản lý doanh nghiệp. Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm và các cơ quan quản lý của Nhà nước, Hiệp hội bảo hiểm. Mục tiêu cuối cùng cần tiến đến là phải đưa việc tiếp cận
và sử dụng dịch vụ bảo hiểm thành một nếp sống văn hoá – văn hoá bảo hiểm trong đời sống xã hội.
Đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng công tác thanh tra, xử lý vi phạm.
Bên cạnh giải pháp mang tính tự nguyện, cần phải nâng cao hiệu quả và hiệu quả của giải pháp mang tính bắt buộc. Đó là đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, xử lí vi phạm đối với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bảo hiểm, nhất là đối với các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc. Chẳng hạn như trường hợp của Đà Nẵng, việc tham gia bảo hiểm, khai báo về rủi ro bảo hiểm và nhận bồi thường bảo hiểm vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, song đồng thời cũng là vì lợi ích chung của cộng đồng.
3.2.2.3.Dịch vụ chứng khoán
Đẩy mạnh thực hiện các chƣơng trình phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán
Mục tiêu cơ bản của giái pháp này nhằm nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, nhất là các chủ doanh nghiệp tư nhân thấy được vai trò của dịch vụ chứng khoán. Các chương trình phổ biến kiến thức được thực hiện một cách rộng rãi, linh hoạt, bao gồm trên các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình phổ biến kiến thức, đào tạo trong các trường đại học và các khoá đào tạo ngắn hạn khác.
Cơ cấu lại thị trƣờng tài chính, trong đó cần đặc biệt chú trọng đến sự cân đối giữa thị trƣờng tín dụng và thị trƣờng chứng khoán
Thông qua việc cơ cấu lại thị trường tài chính, trong đó đặc biệt là việc chấn chỉnh lại thị trường tín dụng, nhất là tín dụng ưu đãi của Chính phủ thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển. Bao gồm việc chấn chỉnh hoạt động cho vay
của các ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng, buộc cách doanh nghiệp nói chung trong đó có DNNQD phải tính toán và lựa chọn dịch vụ chứng khoán sao cho có hiệu quả nhất.
Đẩy mạnh thực hiện chƣơng trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc
Một thực tế hiện nay có thể được xem là “quy định bất thành văn”, đó là khi các doanh nghiệp Nhà nước đến vay vốn ngân hàng có nhiều thuận lợi rất nhiều. Do vậy, khi thực hiện cổ phần hoá, phần lớn các doanh nghiệp chuyển thành DNNQD và buộc các ngân hàng sẽ phải xem xét kỹ lưỡng hơn hồ sơ xin vay vốn của các doanh nghiệp này. Bản thân các doanh nghiệp cũng phải tính toán, xem xét kỹ hơn giữa các hình thức huy động vốn trong đó việc sử dụng dịch vụ chứng khoán nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
KẾT LUẬN
Các DNNQD đóng vai trò ngày càng quan trọng và trở thành động lực phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập, hiện vẫn còn một số hạn chế, rào cản đối với các doanh nghiệp này trong việc tiếp cận và sử dụng các loại hình dịch vụ tài chính: dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chứng khoán. Điều này đã tác động tiêu cực không nhỏ đến sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh .
Để giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNQD phát triển tốt hơn, vấn đề tiếp cận, sử dụng các dịch tài chính trên thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam hiện nay đang được đặt lên hàng đầu. Khi các DNNQD vượt qua được những rào cản, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính có hiệu quả, đương nhiên các doanh nghiệp sẽ củng cố được uy tín, vị thế của mình trên thị trường, có đủ tự tin trong cạnh tranh, đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO.
Như đã trình bày từ phần mở đầu, trong bối cảnh Việt Nam mới gia nhập WTO, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không ít. Để đưa ra được hệ thống các quan điểm và giải pháp giúp các DNNQD Việt Nam tiếp cận tốt nhất với các dịch vụ tài chính, luận văn xuất phát từ việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các DNNQD. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các DNNQD.
Nếu chỉ quan tâm đến lý luận thôi chưa đủ, luận văn còn đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các DNNQD ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, luận văn còn đề cập đến một số nét cơ bản về quá trình hội nhập thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam. Trên cơ
sở đó, đánh giá được năng lực của các DNNQD trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính. Các rào cản đối với khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các DNNQD ở Việt Nam hiện nay cũng được luận văn quan tâm nhận diện, phân tích.
Việc bám sát các thông tư, nghị định… của Chính Phủ, các quan điểm phát triển các loại hình dịch vụ tài chính: dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ chứng khoán để đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các DNNQD là vấn đề hết sức cần thiết, vì có như vậy các giải pháp đưa ra mới có tính hệ thống, bám sát thực tế và có tính khả thi.
Các giải pháp được đưa ra, khi áp dụng phải mang tính thời gian, đồng bộ và có chương trình, kế hoạch cụ thể để dần dần nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính của DNNQD. Để đi tới thành công, rất cần đến sự phối hợp của các tổ chức cung cấp dịch vụ, sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó là vai trò của Nhà nước trong việc tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính của DNNQD ở Việt Nam.