3.1.ĐỊNH HƢỚNG NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN, SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DNNQD Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 113 - 114)

5) Tính đến thời điểm cuối tháng 7/2005, với việc cấp giấy phép cho 2 công ty bảo hiểm của Hoa Kỳ trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm

3.1.ĐỊNH HƢỚNG NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN, SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DNNQD Ở VIỆT NAM

TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong thời gian tới, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng đóng vai trò quan trọng và sẽ trở thành động lực phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính là yếu tố quan trọng chi phối sự phát triển của các DNNQD. Trong bối cảnh thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam có những bước phát triển khá mạnh mẽ và đang trong tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và quốc tế, việc đề ra giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính của các DNNQD theo định hướng sau:

- Đẩy mạnh phát triển các loại dịch vụ tài chính cả về số lượng, chất lượng và chủng loại: phát triển số lượng và khả năng cung ứng dịch vụ của các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính làm cơ sở cho việc nâng cao khả năng tiếp và sử dụng dịch vụ tài chính của DNNQD.

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và phát triển các thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ… để tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển các loại dịch vụ tài chính.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường dịch vụ tài chính phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế - xã hội, trong đó cần quán triệt nguyên tắc cơ chế thị trường có sự quản lý

của Nhà nước. Tách bạch rõ ràng chức năng quản lý vĩ mô Nhà nước với chức năng kinh doanh dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà thông qua hệ thống pháp luật và các công cụ thị trường tạo ra môi trường bình đẳng, thuận lợi cho mọi chủ thể, doanh nghiệp không phân biệt về thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính.

- Nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, lấy cạnh tranh làm động lực thúc đẩy thị trường phát triển, hạn chế tối đa tình trạng độc quyền trên thị trường.

- Từng bước mở cửa thị trường dịch vụ tài chính trong nước, hội nhập vào thị trường dịch vụ tài chính khu vực và quốc tế phù hợp với lộ trình cam kết tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế của Chính phủ Việt Nam, đồng thời đảm bảo sự phát triển ổn định lành mạnh của thị trường nội địa.

- Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp (nhân lực, công nghệ, quản trị tài chính,..) trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính.

3.2.HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN, SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DNNQD Ở VIỆT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)