Dịchvụ chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 79 - 83)

5) Tính đến thời điểm cuối tháng 7/2005, với việc cấp giấy phép cho 2 công ty bảo hiểm của Hoa Kỳ trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm

2.1.3. Dịchvụ chứng khoán

Thị trường dịch vụ chứng khoán gắn liền với TTCK. Do TTCK Việt Nam mới phát triển nên thị trường dịch vụ chứng khoán cũng rất non trẻ. Tuy nhiên, mặc dù Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 28/7/2000, song thị trường dịch vụ chứng khoán ở Việt Nam đã hình thành và phát triển từ trước đó.

Do TTCK chính thức mới ra đời năm 2000, nên thị trường dịch vụ chứng khoán còn khá mới mẻ và kém phát triển. Về cơ bản các dịch vụ chứng khoán do các công ty chứng khoán cung cấp. Bên cạnh đó các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng tham gia vào vịêc cung cấp dịch vụ chứng khoán như đại lý thanh toán, lưu ký… Sau 5 năm TTCK chính thức đi vào hoạt động, thị trường dịch vụ chứng khoán đã có bước phát triển nhất định, thể hiện trên một số khía cạnh:

- Tổ chức cung cấp dịch vụ: Tính đến hết tháng 4/2008, ngoài 98 công ty chứng khoán được cấp giấy phép hoạt động, còn có các tổ chức khác cùng tham gia cung cấp dịch vụ như công ty quản lý quỹ cung cấp dịch vụ đầu tư chứng khoán qua quỹ đầu tư chứng khoán, NHTM cung cấp dịch vụ thanh toán…

- Các dịch vụ cung ứng cho khách hàng: Về cơ bản các công ty chứng khoán đã cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán, dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, dịch vụ bảo lãnh và đại lý phát hành chứng khoán, dịch vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và dịch vụ tự doanh. Tuy nhiên, dịch vụ chứng khoán chủ yếu trong giai đoạn hiện nay là dịch vụ môi giới chứng

khoán, tư vấn phát hành chứng khoán đối với các DNNN thực hiện cổ phần hoá. Các dịch vụ khác như bảo lãnh, đại lý phát hành, quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ đầu tư… chưa được triển khai mạnh mẽ. Hoạt động tư vấn đầu tư của các công ty chứng khoán mới chỉ mang tính chất hướng dẫn người đầu tư thực hiện đúng các thủ tục mua bán chứng khoán, chưa thực sự tư vấn cho họ biết cách lựa chọn lĩnh vực đầu tư cũng như thời điểm mua bán chứng khoán sao cho có hiệu quả nhất…

- Về khách hàng: Tính đến cuối năm 2007, đã có khoảng 330.000 tài khoản đầu tư của khách hàng mở tại các công ty chứng khoán.

- Về hàng hoá trên TTCK: Đối với thị trường dịch vụ chứng khoán , hàng hoá trên TTCK rất quan trọng, tác đông rất lớn đến khả năng cung ứng dịch vụ chứng khoán cho khách hàng. Chẳng hạn khi hàng hoá chứng khoán cung ứng cho TTCK sơ cấp tăng lên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng dịch vụ bảo lãnh phát hàng tăng lên; hoặc hàng hoá trên TTCK thứ cấp chính thức tăng lên cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cung ứng dịch vụ môi giới chứng khoán, dịch vụ quản lý danh mục đầu tư…

Ở đây xin được phân tích kỹ hơn về TTCK sơ cấp bởi thị trường này là nơi mà các doanh nghiệp nói chung, các DNNQD nói riêng được hưởng lợi từ các dịch vụ tài chính. Dịch vụ trên TTCK sơ cấp bao gồm: Dịch vụ bảo lãnh phát hành và dịch vụ đại lý phân phối chứng khoán.

Bảo lãnh phát hành là quá trình một công ty chứng khoán giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước và sau khi chào bán chứng khoán như định giá chứng khoán, chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán, phân phối chứng khoán và bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu. Thực chất đây là một loại hình dịch vụ nhằm hỗ trợ cho công ty phát hành hoặc chủ sở hữu chứng khoán trong việc phân phối chứng khoán đến nhà đầu tư thông qua

việc hoàn thành các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, thoả thuận mua toàn bộ hay một phần chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết.

Trên thực tế, việc phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp ra công chúng thường được tiến hành thông qua hoạt động bảo lãnh của các định chế tài chính như: ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán… Cách thức phát hành như vậy sẽ làm tăng chi phí phát hành, song nó đảm bảo cho việc bán cổ phiếu của doanh nghiệp được thực hiện một cách chuyên nghiệp, đúng luật và doanh nghiệp sẽ nhận được sự tài trợ khi doanh nghiệp chưa được công chúng quan tâm.

Đối với dịch vụ đại lý phân phối chứng khoán, khi các định chế tài chính nhận làm đại lý phát hành cổ phiếu cho các tổ chức phát hành, họ sẽ bán cổ phiếu phát hành theo giá định sẵn và hưởng hoa hồng phát hành theo doanh số bán. Các định chế tài chính này hứa sẽ cố gắng hết sức mình để làm sao bán được nhiều cổ phiếu cho tổ chức phát hành. Thông thường, các định chế tài chính thực hiện dịch vụ đại lý phát hành cổ phiếu trong trường hợp tổ chức phát hành chưa có uy tín cao, hoặc họ chưa biết rõ, hoặc chưa nắm chắc quá trình kinh doanh cũng như triển vọng của tổ chức phát hành, do đó họ không dám mạo hiểm, mà chỉ thực hiện chức năng trung gian mà thôi. Điều này dẫn đến mọi thiệt hại do bán không được hoặc bán thấp hơn giá danh nghĩa thì tổ chức phát hành sẽ hoàn toàn gánh chịu.

Ở Việt Nam hiện nay, hai dịch vụ trên chưa thực sự được triển khai mạnh và cũng chưa phục vụ hữu ích cho các doanh nghiệp vì các công ty bảo lãnh phát hành và làm đại lý phân phối chứng khoán chưa tuân thủ các điều kiện phát hành ngặt nghèo và quy chế báo cáo thông tin nghiêm khắc. Mục đích mà các công ty bảo lãnh phát hành và đại lý phân phối chứng khoán

hướng tới một phần là vì lợi ích của các doanh nghiệp, nhưng phần lớn là vì khoản thu từ phí bảo lãnh phát hành và làm đại lý phân phối. Do đó, các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNQD còn e ngại, do dự khi tiếp cận, sử dụng dịch vụ trên TTCK.

Tính đến 30/6/2005, tổng giá trị chứng khoán niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đạt gần 31.000 tỷ đồng. Trong đó bao gồm trên 1.700 tỷ đồng cổ phiếu của 28 công ty cổ phần và chứng quỹ đầu tư VFI, trên 29.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

Trong bối cảnh quy mô TTCK chính thức còn rất nhỏ bé, thể hiện ở chỉ số tổng giá trị thị trường so GDP mới đạt 0,83% vào cuối năm 2004 mặc dù đã tăng tới 60,78% trong năm 2004.

Tuy nhiên, kết thúc năm 2007, số lượng các doanh nghiệp được chấp thuận đăng ký niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (Hostc) và trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (Hastc) là 250 công ty, đạt mức tăng trưởng gần 30% so với năm 2006. Quy mô vốn hoá đạt 492.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 40% GDP, tăng gần gấp 2lần so với năm 2006.

Với mức giao dịch bình quân thị trường đạt gần 1.500 tỷ đồng cho phiên giao dịch tính cho cả hai sàn Hostc và Hastc, gần đạt 100.000.000USD, TTCK Việt Nam nằm trong mối quan tâm của các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tính đến hết năm 2007, đã có 516 tổ chức và 8.167 cá nhân đăng ký tài khoản giao dịch, tăng 300% so với năm 2006. Nguồn vốn các nhà đầu tư đem đến cho TTCK Việt Nam đạt 5,7 tỷ USD, tăng 330% so với năm 2006 là khoảng 1,3 tỷ USD và hướng tới đạt 7,3 tỷ USD cho năm 2008 (Phụ

TTCK Việt Nam đã làm thay đổi cấu trúc vốn của nền kinh tế, cũng như trên bảng cân đối kế toán của hầu hết các công ty đại chúng. Nguồn vốn trung và dài hạn nếu như trước đây chủ yếu được cung cấp chỉ bởi hệ thống ngân hàng thì năm qua đã có những thay đổi đáng kể. Các văn bản pháp lý hướng dẫn thi hành luật chứng khoán cũng đóng góp lớn đến việc tạo ra một thị trường hoạt động công khai, minh bạch hơn, hướng tới đưa quy mô vốn hoá thị trường đạt 50 – 60% GDP vào năm 2008.

Năm 2008, TTCK có sự chao đảo lớn, khi kết thúc đợt giao dịch thứ nhất phiên giao dịch sáng ngày 25/03, chỉ số VN-Index giảm 23,82điểm (tương đương với tỷ lệ giảm 4,57% ) còn 497,25điểm (thấp nhất từ năm 2001 tới nay). Do biến động này nên quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam và kết cấu thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến tháng 5/2008có sự thay đổi tương ứng (bảng 2.6 và bảng 2.7)

Bảng 2.6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)