5) Tính đến thời điểm cuối tháng 7/2005, với việc cấp giấy phép cho 2 công ty bảo hiểm của Hoa Kỳ trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm
2.1.4. Vài nét về quá trình hội nhập thị trƣờng dịchvụ tài chính của Việt Nam
của Việt Nam
Đứng trước những biến động lớn trong những năm gần đây, đặc biệt là sự hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu thông qua gia nhập WTO, sự bùng nổ của thị trường dịch vụ tài chính là một trong những phản ứng tích cực nhằm đáp ứng những biến đổi đó và quan trọng hơn là sự cải tổ về chất trên thị trường này.
Cho đến nay có thể khẳng định rằng, quốc tế hoá thị trường dịch vụ tài chính được xem là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trường này tại mỗi quốc gia. Chính phủ các nước đều xác định mục tiêu quốc tế hoá nhằm:
- Tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ tài chính cho thị trường nội địa;
- Nâng cao số lượng chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính cho thị trường nội địa, thông qua đó nâng cao động lực cạnh tranh trên thị trường để thúc đẩy thị trường phát triển;
- Tạo cơ hội cho các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính nội địa mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh ra nước ngoài và;
- Thực hiện tiến trình quốc tế hoá chung của toàn bộ nền kinh tế.
Vấn đề cơ bản trong tiến trình hội nhập quốc tế thị trường dịch vụ tài chính của các nước trên thế giới là mở cửa từng bước cho sự tham gia của nước ngoài. Điều này có nghĩa là Nhà nước kiểm soát sự tham gia của các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài theo sự phát triển của thị trường nội
địa, khả năng cạnh tranh các chủ thể trong nước, giữ vững sự ổn định và an ninh của thị trường nội địa. Giải pháp mà các nước sử dụng để giải quyết vấn đề này là kiểm soát giấy phép hoạt động kinh doanh cấp cho các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài theo khả năng cạnh tranh của thị trường nội địa; nới lỏng dần các quy định tham gia thị trường dịch vụ tài chính nội địa đối với các tổ chức nước ngoài.
Năm 1997, các nước thành viên WTO đã ký kết một thoả thuận về dịch vụ tài chính như là một phần trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO. Thoả thuận này dựa trên cơ sở tự do hoá các hạn chế về mở cửa thị trường bao gồm trao đổi dịch vụ và thương mại qua biên giới (đầu tư trực tiếp nước ngoài). Hai động lực của thoả thuận về dịch vụ tài chính là nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc tối huệ quốc. Nguyên tắc đầu tiên nhằm loại bỏ phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ tài chính trong nước và nước ngoài. Nguyên tắc thứ hai là áp dụng các điều kiện giống nhau đối với tất cả các nước tham gia vào quá trình đa phương này. Trên 70 quốc gia đã cam kết liên kết hợp pháp để mở cửa các thị trường dịch vụ tài chính hướng tới cạnh tranh.
Thoả thuận này bao gồm một loạt các hoạt động rộng lớn (bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán và các dịch vụ khác như là cung cấp các thông tin tài chính). Sự cấp tiến trong mở cửa thị trường dựa trên cơ sở loại bỏ việc miễn thuế (hầu hết miễn thuế áp dụng với nguyên tắc đối xử quốc gia) của các nước tham gia. Hiện nay, thoả thuận này không bao gồm các vấn đề liên quan đến giám sát và quy tắc thận trọng.
Trong trường hợp không có một cuộc đàm phám đa phương về dịch vụ tài chính thời gian tới thì quá trình hội nhập thị trường khu vực vẫn sẽ tiếp tục. Trong EU, các nước đã đặt ra một chương trình gồm các biện pháp nhằm
đưa ra các lợi ích đầy đủ của dịch vụ tài chính trên thị trường chung (Chương trình hành động dịch vụ tài chính). Hội nhập khu vực sẽ mở rộng trong những năm tới với sự tham gia của một số nước Trung và Đông Âu. Trong khu vực ASEAN, hiện nay chưa có bất kỳ sự tiến triển xa hơn.
Những người cung cấp dịch vụ tài chính mới, đặc biệt là các tham gia nước ngoài, có khả năng tốt hơn các đối tác trong nước trong việc ngăn chặn các mối quan hệ thông đồng truyền thống và những thoả thuận trong lĩnh vực tài chính và giữa các khách hàng. Điều này cũng góp phần tăng tính cạnh tranh và hiệu quả trong toàn bộ nền kinh tế. Cạnh tranh về dịch vụ tài chính sẽ đem lại lợi ích trực tiếp cho khách hàng thông qua việc tự do hơn khi lựa chọn các công cụ tài chính, dẫn đến giảm giá cả của các sản phẩm tài chính.
Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành viên của WTO là kết quả minh chứng cho sự nỗ lực cải cách không ngừng ở Việt Nam trong nhiều năm qua, trong đó có những cải cách mạnh mẽ thị trường dịch vụ tài chính. Có rất nhiều cam kết trong lĩnh vực tài chính đã được ký kết, như việc cho phép các ngân hàng nước ngoài lập ngân hàng 100% vốn (từ ngày 01/04/2007) hay việc ban hành NĐ45, NĐ46 và thông tư 155, 156 ngày 20/12/2007 hướng dẫn thi hành luật kinh doanh bảo hiểm theo xu hướng minh bạch, công khai chế độ quản lý nhà nước và thủ tục hành chính… phù hợp với chuẩn mực quốc tế và cam kết WTO.
Về tổng thể, quá trình mở cửa thị trường dịch vụ tài chính sẽ thúc đẩy cải cách tài chính sâu rộng hơn đem lại lợi ích không chỉ đối với khách hàng mà toàn bộ nền kinh tế khi nguồn lực bất động sản được phân bổ hợp lý hơn và hiệu quả vốn đầu tư cố định cao hơn. Những lợi ích này dần dần sẽ góp phần cải thiện các cơ sở kinh tế của lĩnh vực tài chính. Khi nền kinh tế thịnh vượng và phát triển thì các công ty và các tổ chức được quản lý tốt hơn và rủi
ro được kiểm soát chặt chẽ hơn và các vấn đề tài chính và kinh tế mang tính hệ thống có xu hướng giảm.
Đối với dịch vụ bảo hiểm, ngay từ năm 1993, Nghị định 100/CP của Chính phủ đã tạo một bước ngoặt trong sự phát triển thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam, quá trình mở cửa hội nhập thị trường dịch vụ bảo hiểm được đẩy mạnh, sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài từng bước được phát triển mới của thị trường bảo hiểm Việt Nam là việc Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết và có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2001. Đây là bước khởi đầu quan trọng của Việt Nam trong quá trình chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này, lộ trình được thoả thuận đối với lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm như sau:
- Sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bãi bỏ các hạn chế gia nhập thị trường đối với các liên doanh bảo hiểm có vốn Hoa Kỳ;
- Sau 5 năm sẽ xoá bỏ hạn chế gia nhập thị thị trường đối với các doanh nghiệp 100% vốn Hoa Kỳ. Điều này đồng thời có nghĩa là theo nguyên tắc đối xử bình đẳng trên thị trường bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài khác nằm ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ cũng được phép gia nhập thị trường bảo hiểm Việt Nam;
- Sau 5 năm kể từ khi bản Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ xoá bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc hiện nay là 20% cho Công ty tái bảo hiểm Việt Nam (VinaRe).
- Sau 6 năm, thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ gần như “mở cửa hoàn toàn” với việc xoá bỏ hạn chế đối với phạm vi kinh doanh của các loại sản phẩm bảo hiểm bắt buộc. Đồng thời, các biện pháp hạn chế khác đều sẽ cơ bản được bãi bỏ.
- Sau 10 năm (1994 -2004), trên thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam đã xuất hiện thêm 24 tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có tới 14 tổ chức cung ứng dịch vụ bảo hiểm liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến hết năm 2007 đã có tới 41 tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Sự phát triển của các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm vừa tạo ra điều kiện và cơ hội đối với việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ bảo hiểm của khách hàng trong nước, song cũng xuất hiện những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam nói chung, khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ bảo hiểm của khách hàng trong nước nói riêng:
Cơ hội:
- Góp phần phá vỡ thế độc quyền và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm. Số lượng các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm tăng lên làm cho khả năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm tăng lên.
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm cạnh tranh về giá cả, phân phối… dẫn đến việc đưa ra các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm tốt nhất cho khách hàng
- Công tác tiếp cận, chăm sóc khách hàng cũng được nâng lên một bước để bảo đảm khả năng cạnh tranh của các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm.
Thách thức:
Chỉ một thời gian ngắn sau khi chính thức có chỗ đứng của mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, các công ty bảo hiểm nước ngoài đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình ở trên thị trường. Song đã gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm trong nước và tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm nước ngoài, trong đó phổ
biến nhất là tình trạng hạ quá thấp mức chi phí bảo hiểm để giành khách hàng, trả lương cao để làm chảy máu chất xám…
Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam mới hình thành và phát triển, song chúng ta đã mở cửa cho phép sự tham gia của nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia vào thị trường chứng khoán, thị trường dịch vụ chứng khoán Việt Nam theo các con đường:
- Góp vốn, mua cổ phần, góp vốn liên doanh thành lập công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý Quỹ với đối tác Việt Nam;
- Mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo tỷ lệ do thủ tướng quy định(8)
;
- Ngoài ra các ngân hàng nước ngoài còn có thể tham gia cung cấp dịch vụ lưu ký…
Đây là một trong những điều kiện quan trọng tạo ra những tác động tích cực thúc đẩy nâng cao khả năng cung cấp cũng như tiếp cận và sử dụng dịch vụ chứng khoán trên thị trường Việt Nam:
- Một mặt các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào việc cung ứng dịch vụ chứng khoán, góp phần nâng cao khả năng cung ứng các loại dịch vụ chứng khoán trên thị trường dịch vụ chứng khoán Việt Nam. Thực tế hiện nay mới có 3 ngân hàng nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ lưu ký trên thị trường dịch vụ chứng khoán Việt Nam, chưa có công ty chứng khoán liên doanh nào được phép thành lập.
- Thứ hai, sự tham gia chính của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là với tư cách các nhà đầu tư chứng khoán. bao gồm cả nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân. Hiện có trên
(8)
10 quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài đã huy động vốn và đầu tư vào Việt Nam, song chủ yếu vẫn là của các nhà đầu tư cá nhân. Với trên hai trăm tài khoản đã được đăng ký giao dịch hiện nay, nguồn vốn đầu tư dồi dào, có kinh nghiệm đầu tư về chứng khoán sẽ làm một yếu tố có tác động khá lớn đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ chứng khoán trên thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể sử dụng dịch vụ chứng khoán để bảo đảm thành công trong huy động vốn với hy vọng từ các nhà đầu tư nước ngoài.
2.2. NĂNG LỰC CỦA CÁC DNNQD TRONG VIỆC TIẾP CẬN, SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH