Khái quát chung về doanh nghiệp An ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp an ninh (Trang 55 - 60)

5. Kết cấu của luận văn

3.1. Khái quát chung về doanh nghiệp An ninh

3.1.1. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp an ninh

Doanh nghiệp an ninh là những doanh nghiệp Nhà nƣớc hoạt động công ích, có tƣ cách pháp nhân và thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập, có nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh các thiết bị, sản phẩm phục vụ ngành Công an và tham gia thị trƣờng.

Các doanh nghiệp an ninh hoạt động tập trung trong các lĩnh vực: xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; sửa chữa, đại tu ô tô, xe máy; in ấn tài liệu, sách báo; may mặc quân trang; thiết kế, thi công lắp đặt thiết bị bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy; xuất nhập khẩu thiết bị phƣơng tiện kỹ thuật nghiệp vụ; kinh doanh lĩnh vực điện tử, viễn thông…

Doanh nghiệp an ninh ngoài vai trò đóng góp vào phát triển nền kinh tế quốc dân, tham gia các hoạt động cung - cầu trên thị trƣờng, góp phần làm tăng của cải vật chất cho xã hội,… còn có vai trò quan trọng đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ đặc thù chuyên ngành, nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của lực lƣợng Công an nhân dân là giữ vững an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ cho công cuộc công nghiệp - hóa hiện đại hóa đất nƣớc, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Những lĩnh vực, những sản phẩm do các doanh nghiệp an ninh sản xuất chủ yếu là các lĩnh vực mà thị trƣờng không đáp ứng đƣợc nhƣ: đảm bảo quân trang, nhu yếu phẩm (quần áo quân phục, giầy, mũ, quân hàm, quân hiệu,…) cho toàn lực lƣợng Công an nhân dân, quần áo phạm nhân; nhập khẩu vũ khí, khí tài, công cụ hỗ trợ, thiết bị nghiệp vụ chuyên dung; sản xuất biển phản quang các loại xe cơ giới; lắp ráp, sửa chữa ô tô chuyên dung; lắp ráp, sản xuất các loại công cụ hỗ trợ (nhƣ áo giáp, mũ chống đạn, lá chắn, đèn quay còi ủ cảnh sát, gậy điện, khóa còng,…).

3.1.2. Số lượng, cơ cấu, quy mô doanh nghiệp an ninh

Qua thời gian hơn 30 năm tồn tại và phát triển, qua nhiều lần sáp nhập, giải thể, hợp nhất, hiện nay Bộ Công an có tổng số 9 doanh nghiệp an ninh, trong đó có 1 doanh nghiệp đang thực hiện tái cấu trúc theo chủ trƣơng của Chính phủ và của lãnh đạo Bộ (Tổng Công ty Viễn thông toàn cầu Gtell). Ngoài 06 doanh nghiệp thuộc Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 19/5, Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân, Công ty Thăng Long, Công ty Bạch Đằng và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên in Ba Đình, Tổng công ty Viễn thông toàn cầu, còn có 03 doanh nghiệp khác do các đơn vị, địa phƣơng quản lý về mặt tổ chức, hành chính và nhân sự là Công ty Nam Triệu thuộc Công an Hải Phòng (Tháng 6/2015 đã sáp nhập về Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật); Công ty Tháng 8 thuộc Công an Hà Nội, Công ty 990 thuộc Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra Bộ Công an còn có các doanh nghiệp của các đơn vị nghiệp vụ (An ninh, Tình báo) hoạt động theo hình thức bình phong, các doanh nghiệp này không tính vào cơ cấu các doanh nghiệp Công an.

3.1.3. Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp an ninh

Tính đến 31/12/2011, tổng số cán bộ công nhân viên của 9 doanh nghiệp an ninh là 4.132 ngƣời. Trong đó, biên chế Công an 439 ngƣời, hợp đồng lao động 3.693 ngƣời.

Do đặc thù là các đơn vị sản xuất, kinh doanh nên số lƣợng cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp an ninh tuy đông, nhƣng tỷ lệ biên chế Công an rất ít (439/4139), chiếm tỷ lệ 9,4%, còn lại là nhân viên hợp đồng lao động.

Cán bộ chiến sỹ, công nhân viên trong các doanh nghiệp an ninh có trình độ chuyên môn đa dạng, nhiều ngƣời có chuyên môn về kinh tế, thƣơng mại, điện tử, viễn thông,... nhƣng ít ngƣời đƣợc đào tạo cơ bản, chính quy về nghiệp vụ Công an. Do vậy trong quá trình thực hiện nhiệm

vụ và tiếp xúc với đối tác nƣớc ngoài còn nhiều hạn chế về mặt nghiệp vụ. Bên cạnh đó, khâu yếu nhất của cán bộ các doanh nghiệp, kể cả cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp là năng lực quản lý, điều hành chƣa cao, cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp chƣa có tầm nhìn chiến lƣợc về phát triển doanh nghiệp Công an. Đội ngũ cán bộ doanh nghiệp Công an hoạt động chƣa chuyên nghiệp, rất thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, chƣa tạo đƣợc môi trƣờng doanh nghiệp thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

3.1.4. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp an ninh

Các doanh nghiệp an ninh đƣợc hình thành và phát triển từ sớm nhƣng không ổn định, trải qua nhiêu lần giải thể, sáp nhập, hợp nhất, sắp xếp và đổi mới. Việc liên tục giải thể, sắp xếp lại làm cho doanh nghiệp luôn trong tình trạng chờ đợi, gây tâm lý lo lắng cho ngƣời lao động, không ổn định để tập trung sản xuất kinh doanh. Bản thân một số doanh nghiệp cũng dựa vào tình hình này để dựa dẫm, ỷ lại hoặc có doanh nghiệp tranh thủ lợi dụng tình hình này để “làm giàu” cho cá nhân hoặc cho một bộ phận nhỏ cán bộ.

Các doanh nghiệp an ninh hoạt động vừa theo mệnh lệnh hành chính của lực lƣợng vũ trang, vừa theo cơ chế thị trƣờng nên doanh nghiệp thƣờng xuyên bị động, không đƣợc tự chủ hoàn toàn trong tất cả mọi lĩnh vực. Trong cơ chế hiện nay, doanh nghiệp bị “sức ép” từ nhiều phía đƣa lại nhƣ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong huy động vốn, trong sử dụng lao động, trong việc sử dụng kết quả làm ra, trong đầu tƣ đổi mới công nghệ,... Có rất nhiều cơ quan chức năng quản lý doanh nghiệp, nhƣng lại thiếu cơ chế và sự phối hợp chặt chẽ nên các doanh nghiệp hoạt động còn rất lúng túng trong quá trình thực hiện theo cơ chế mới. Mặt khác, dù đã ra đời nhiều năm nhƣng đến nay hoạt động của các doanh nghiệp an ninh chƣa ổn định theo ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chƣa có sản phẩm mũi nhọn, chƣa tạo đƣợc thƣơng hiệu vững chắc trên thị trƣờng, các doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình thử nghiệm tìm tòi. Do vậy, trong

quá trình hoạt động các doanh nghiệp an ninh còn thể hiện sự lúng túng trong chiến lƣợc kinh doanh và chƣa có giải pháp để doanh nghiệp phát triển đột phá.

Các doanh nghiệp an ninh chủ yếu có mô hình sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, đƣợc hình thành từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp hoặc đƣợc tiếp quản từ cơ sở sản xuất do chế độ cũ để lại, vốn đầu tƣ thấp, công nghệ lạc hậu nên sản phẩm công nghệ an ninh của ta lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác và chiến đấu. Bên cạnh đó các lực lƣợng nghiệp vụ cũng coi trọng việc mua sắm thiết bị tổng thành của nƣớc ngoài phục vụ công tác Công an quan trọng hơn là tiếp nhận, sử dụng các sản phẩm, phƣơng tiện, kỹ thuật do ta nghiên cứu sản xuất. Chính vì thế các doanh nghiệp an ninh càng khó phát triển, không có điều kiện cọ sát thực tiễn để trƣởng thành.

Hiện nay các doanh nghiệp an ninh đang tăng cƣờng xây dựng, nghiên cứu, sản xuất các phƣơng tiện kỹ thuật nghiệp vụ, tăng cƣờng hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài.... để triển khai hoạt động khu công nghiệp an ninh của Bộ Công an. Quá trình hoạt động có sự liên doanh liên kết với các đối tác nƣớc ngoài: Israel, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Đây về nội bộ ta, tìm hiểu và nắm bắt đƣợc các kỹ thuật, phƣơng tiện của ta. là yếu tố thuận lợi để ta huy động vốn, tranh thủ đƣợc tiềm lực khoa học, công nghệ, nhƣng cũng có yếu tố bất lợi là phía đối tác nƣớc ngoài có điều kiện tìm hiểu về nội bộ ta, tìm hiểu và nắm bắt đƣợc các kỹ thuật, phƣơng tiện của ta.

Tất cả các doanh nghiệp an ninh hiện nay đều có mối quan hệ kinh doanh làm ăn, buôn bán với các đối tác nƣớc ngoài. Trong điều kiện hiện nay, việc mua sắm phƣơng tiện, kỹ thuật của nƣớc ngoài có điểm yếu là vừa bị động, vừa lộ bí mật phƣơng tiện kỹ thuật nghiệp vụ, đối phƣơng biết rõ ta có loại phƣơng tiện gì, số lƣợng bao nhiêu, trình độ công nghệ

thế nào và rất dễ vô hiệu hóa. Mặt khác, các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ bao giờ cũng có “cửa hậu”, nghĩa là các nhà sản xuất bao giờ cũng có phƣơng án giải mã, vô hiệu hóa các thiết bị do chính mình sản xuất ra, trong khi đứng đằng sau các nhà sản xuất vũ khí, phƣơng tiện kỹ thuật là ai thì chúng ta chƣa thể biết đƣợc.

3.1.5. Đóng góp của doanh nghiệp an ninh

Kinh nghiệm của Việt Nam và của các nƣớc trên thế giới đã chứng minh có sản phẩm hàng hóa, có sản xuất kinh doanh thì ngành công nghiệp sản xuất hàng nghiệp vụ chiến đấu mới phát triển đƣợc. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều sản phẩm của công nghiệp quốc phòng và công nghiệp an ninh đã trở thành hàng hóa có sức cạnh tranh cao so với các sản phẩm hàng hóa thuộc các ngành và lĩnh vực công nghiệp dân dụng. Thực tế cũng chứng minh tất cả những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất đều đƣợc nghiên cứu đƣa vào ứng dụng đầu tiên trong lĩnh vực an ninh, tình báo và quốc phòng. Sức mạnh của lực lƣợng vũ trang đƣợc thể hiện qua các loại vũ khí, phƣơng tiện, thiết bị đƣợc trang bị. Để tăng cƣờng sức mạnh cho lực lƣợng Công an nhân dân và xây dựng lực lƣợng Công an trở thành một lực lƣợng chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại, hội nhập với lực lƣợng Cảnh sát, An ninh trong khu vực và trên thế giới thì ngành Công an phải nhanh chóng đầu tƣ, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để nghiên cứu, phát minh, cải tiến và sản xuất ra các phƣơng tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, từng bƣớc hiện đại hóa phƣơng tiện hoạt động và điều kiện làm việc cho lực lƣợng Công an nhân dân.

Quá trình đổi mới và phát triển, các doanh nghiệp Công an ngoài vai trò đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế quốc dân, còn có vai trò chính là đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ đặc thù chuyên ngành, nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của lực lƣợng Công an nhân dân. Hoạt động của các doanh nghiệp cơ bản có hiệu quả, bảo toàn đƣợc vốn Nhà nƣớc giao và tự bổ sung vốn cho doanh nghiệp, doanh thu và lợi nhuận các năm đều tăng so

với năm trƣớc. Tính từ năm 2001 đến năm 2010 các doanh nghiệp đã đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc 482 tỷ 473 triệu đồng. Nhìn chung các doang nhiệp đảm bảo đƣợc việc làm cho ngƣời lao động, đời sống, thu nhập ngày càng đƣợc nâng cao. Hàng năm quỹ lƣơng cho cán bộ, công nhân viên trong các doanh nghiệp bình quân khoảng 170 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp an ninh (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)