5. Kết cấu của luận văn
1.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Đề tài cấp Bộ của Bộ Tài chính năm 2004 “Các giải pháp tài chính thúc đẩy các tổ chức khoa học và công nghệ nghiên cứu triển khai chuyển sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp”, do PGS. TS. Phạm Ngọc Ánh làm chủ nhiệm đã tập trung nghiên cứu đề xuất giải pháp chuyển các tổ chức KH&CN sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu của đề tài dừng ở mức độ đề xuất tích cực thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP; đề tài cũng có đƣa ra một số biện pháp tạo môi trƣờng thuận lợi thúc đẩy các tổ chức KH&CN chuyển sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Đề tài này không nghiên cứu về cơ chế tài chính đối với các đơn vị dự toán công lập.
Đề tài cấp Bộ của Bộ Tài chính năm 2010 “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo đại học và cao đẳng công lập”, do TS. Lê Xuân Trƣờng, Học viện Tài chính làm chủ nhiệm. Đề tài đã tập trung phân tích những vấn đề cơ bản về mô hình tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục đại học và cao đẳng và cơ chế quản lý tài chính đối với mô hình này; đã phân tích nội dung cơ bản của cơ chế tự chủ tài chính áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học. Tuy nhiên,
đề tài còn chƣa làm rõ đƣợc các vấn đề lý luận cần thiết liên quan đến khu vực sự nghiệp công nhƣ khái niệm, đặc điểm của khu vực này. Đề tài cũng chƣa làm rõ đƣợc khái niệm cơ bản thế nào là cơ chế tự chủ và nội hàm của cơ chế tự chủ tài chính, chƣa nghiên cứu cụ thể các vấn đề liên quan đến các nội dung giá phí dịch vụ công, quản lý theo kết quả đầu ra…
Đề tài cấp Bộ của Bộ Tài chính năm 2010 “Tăng cƣờng công tác quản lý tài chính công ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay”, do PGS. TS Trần Xuân Hải, Học viện Tài chính làm chủ nhiệm. Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tài chính công ở Việt Nam; trong đó, tập trung chủ yếu vào các vấn đề nghiên cứu nhƣ phân cấp NSNN, quản lý thu, chi NSNN, tình hình thâm hụt NSNN và quản lý nợ công. Các giải pháp đề xuất cũng tập trung vào những vấn đề vĩ mô của NSNN, không đi sâu nghiên cứu cơ chế tài chính áp dụng đối với các đơn vị dự toán.
Đề tài “Cải cách thủ tục hành chính tài chính, các kết quả và định hƣớng giai đoạn 2011 - 2015” và đề tài “Những vấn đề lý luận và thực tiễn hoàn thiện thể chế tài chính giai đoạn 2011 - 2020” là hai đề tài cấp Bộ của Bộ Tài chính năm 2010 do ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính làm chủ nhiệm. Hai đề tài này đã nghiên cứu các vấn đề liên quan một cách vĩ mô đến cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị dự toán, kết quả nghiên cứu của hai đề tài này đƣợc sử dụng nhƣ tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp bổ sung, hỗ trợ cho việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán.
Ngoài ra, trong danh mục đề tài nghiên cứu năm 2011, 2012 của Bộ Tài chính cũng đã giao hai đề tài cấp bộ là: “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 và định hƣớng 2020”, do TS. Nguyễn Trƣờng Giang làm chủ nhiệm và đề tài: “Đổi mới tài chính đơn vị sự nghiệp công và dịch vụ công”, do PGS.TS Phạm Văn Đăng, Học viện Tài chính làm chủ nhiệm. Tuy nhiên, cả hai đề tài này hiện còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.
Việc nhận thức đầy đủ khái niệm, nội hàm, các công cụ của cơ chế quản lý tài chính nói chung và cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán nói riêng hiện đang là vấn đề bức xúc, cần đƣợc nghiên cứu, tổng kết, cả lý luận và thực tiễn nhằm hệ thống hóa và củng cố lại các vấn đề mang tính học thuật căn bản, giúp tạo dựng cơ sở lý luận không những cho nhận thức đúng đắn về cơ chế quản lý tài chính mà còn tạo nền tảng lý luận cho những nghiên cứu đối mới, hoàn thiện cơ chế.
Trên phƣơng diện đề tài khoa học, có đề tài khoa học về: “Quản lý
tài chính trong nhượng bán vũ khí, vật tư, trang bị”, năm 2008 của Cục Tài
chính - Bộ Quốc phòng, (vật tƣ, trang bị nêu trên là các loại đã giảm chất lƣợng, xuống cấp, lạc hậu không phù hợp và đáp ứng cho các nhiệm vụ quốc phòng, hiện các đơn vị trong quân đội đang nắm giữ và quản lý, đƣợc cấp trên cho phép thanh xử lý, nhƣợng bán tận thu tạo nguồn ngân sách cho quốc phòng). Đề tài đã trình bày cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng tình hình nhƣợng bán vũ khí, vật tƣ, trang bị trong quân đội, đi sâu nghiên cứu tại Cục Quân khí - Tổng cục Kỹ thuật từ năm 2003 đến năm 2007. Đề tài đã tập trung đánh giá thực trạng từ khâu lập kế hoạch, tổ chức quy trình nhƣợng bán, quản lý tài chính, kiểm tra tình hình kết quả nhƣợng bán, những thuận lợi, khó khăn khi triển khai và đề xuất quy trình quản lý, theo dõi và xử lý việc nhƣợng bán, thanh lý vũ khí, vật tƣ, trang thiết bị tại các đơn vị, đề xuất quy trình quản lý. Tuy nhiên, nhƣ tên đề tài đã xác định rõ quản lý tài chính trong nhƣợng bán vũ khí, vật tƣ, trang thiết bị, một trong những nội dung nhằm huy động nguồn thu, tận thu nguồn thu, trong nhiệm vụ quản lý tài chính hoạt động có thu của đơn vị dự toán quân đội.
Trên phƣơng diện luận văn, luận án: Luận văn thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính hoạt động có thu tại các đơn vị dự toán
thuộc Trung tâm Khoa học Kỹ thuật - Công nghệ Quân sự”, của tác giả
Nhâm Thái Trung; Học viện Hậu cần, năm 2008. Luận văn đã làm sáng tỏ một số lý luận trong công tác quản lý tài chính hoạt động có thu thuộc
Trung tâm Khoa học Kỹ thuật - Công nghệ Quân sự, trên cơ sở phân tích tìm ra những ƣu điểm, nhƣợc điểm của công tác quản lý hoạt động có thu tại các viện nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học Kỹ thuật - Công nghệ Quân sự và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với hoạt động có thu của các viện nghiên cứu thuộc trung tâm trong giai đoạn hiện nay. Tuy vậy một số đánh giá và đề xuất giải pháp chƣa có căn cứ khoa học thỏa đáng, chỉ từ những tồn tại trong thực tiễn quản lý tài chính hoạt động có thu mà đƣa ra các kiến nghị là chƣa có tính thuyết phục, chƣa nghiên cứu sâu về bản chất sự việc trong quản lý tài chính dẫn đến những bất cập.
Luận án tiến sỹ kinh tế: “Đầu tư phát triển các khu kinh tế - Quốc
phòng ở Việt Nam hiện nay”, của tác giả Đỗ Mạnh Hùng, Trƣờng Đại học
Kinh tế Quốc dân, năm 2008. Luận án hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về đầu tƣ phát triển khu kinh tế quốc phòng, xây dựng hệ thống tiêu thức đánh giá hiệu quả đầu tƣ phát triển khu kinh tế quốc phòng. Xác định hiệu quả theo các mục tiêu chính của đầu tƣ vào khu kinh tế quốc phòng, đó là hiệu quả xóa đói giảm nghèo và hiệu quả an ninh quốc phòng. Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ vào khu kinh tế quốc phòng. Các giải pháp này đƣợc áp dụng cho hoạt động đầu tƣ vào khu kinh tế quốc phòng và đƣợc cụ thể hóa bằng các biện pháp cụ thể cho từng giai đoạn đầu tƣ: tiền đầu tƣ, đầu tƣ và vận hành các kết quả đầu tƣ.
Luận án tiến sỹ quân sự: “Kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc
phòng với kinh tế tạo tiềm lực hậu cần trên địa bàn Quân khu 3”, của tác
giả Phạm Tiến Luật, Học viện Hậu cần, năm 2004. Luận án đã phân tích cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế tạo tiềm lực hậu cần trên địa bàn Quân khu 3. Đề xuất một số giải pháp kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế tạo tiềm lực hậu cần trên địa bàn Quân khu 3, nhằm chuẩn bị tốt hơn tiềm
lực hậu cần cho quân khu.
Dƣới góc độ các bài báo khoa học có một số bài nhƣ: “Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tài chính, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quân
sự, quốc phòng năm ”, của Đại tƣớng Phùng Quang Thanh - Uỷ viên Bộ
Chính trị - Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng, Tạp chí Tài chính quân đội, số 1(69) 1/2008. Một trong các nội dung quan trọng đƣợc đề cập đó là: Việc quản lý sử dụng nguồn thu, quản lý hiện vật, đất đai, công sản vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, một số đơn vị quản lý các hoạt động làm kinh tế, hoạt động liên doanh liên kết còn lỏng lẻo, gây thất thoát ngân sách, tài sản của nhà nƣớc, quân đội. “Nâng cao chất lượng điều hành ngân sách, đáp ứng yêu
cầu hoàn thành các nhiệm vụ của quân đội ”, của Thƣợng tƣớng Nguyễn
Văn Đƣợc - Uỷ viên Trung ƣơng Đảng - Thứ trƣởng Bộ Quốc phòng, Tạp chí Tài chính quân đội, số 5 (73) 10/2008 . Nội dung thứ nhất công tác quản lý, điều hành ngân sách năm 2008 đƣợc đề cập đó là: Cơ quan tài chính phát huy vai trò kiểm tra đôn đốc, tiếp tục chỉ đạo và thực hiện quản lý sử dụng nguồn thu tại các đơn vị. Các chỉ tiêu thu nộp phải đƣợc thực hiện kịp thời; việc xin cấp lại để sử dụng nhất thiết phải có nội dung, dự án cụ thể, đƣợc Thủ trƣởng Bộ Quốc phòng phê duyệt mới thực hiện. “Khai thác đa dạng các nguồn lực tài chính, xây dựng và đảm bảo dự toán ngân sách năm
2009 hiệu quả, tích cực”, của Thiếu tƣớng Phạm Quang Phiếu - Cục trƣởng
Cục Tài chính /Bộ Quốc phòng, Tạp chí Tài chính quân đội số 4 (72) 8/2008. Trong đó có giải pháp khai thác, đa dạng hoá, tập trung cao, huy động tối đa các nguồn lực tài chính để đảm bảo cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng đƣợc giao. Khả năng đảm bảo ngân sách của nhà nƣớc là rất quan trọng, tuy nhiên chƣa đáp ứng hết yêu cầu cấp thiết của quốc phòng. Vì vậy cần đa dạng hoá nguồn thu, tích cực xây dựng dự toán thu trên cơ sở tính toán chặt chẽ khoa học, toàn diện, bao quát hết các chính sách, chế độ thu đã ban hành, xác định các yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến thu ngân sách. “Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng đơn vị quản lý tài
chính tốt hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quân sự”, của Trung tƣớng Phạm Quang Phiếu - Cục trƣởng Cục Tài chính /Bộ Quốc phòng, Tạp chí Tài chính quân đội, số 2 (95) 3/2010. Trƣớc yêu cầu nâng cao chất lƣợng quản lý và điều hành theo Luật Ngân sách Nhà nƣớc, hƣớng tới Hội nghị “Đơn vị quản lý tài chính tốt” với nội dung chính sau: đề cao vai trò, trách nhiệm của ngƣời chỉ huy đối với công tác đảm bảo và quản lý tài chính, thực hiện tốt Quy chế lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác tài chính và tăng cƣờng thực hiện dân chủ công khai. Nâng cao chất lƣợng lập, chấp hành và quyết toán ngân sách, tăng cƣờng quản lý vật tƣ tài sản. Tích cực tạo nguồn và quản lý chặt chẽ mọi nguồn thu, chú trọng số thu về khai thác sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế; đẩy mạnh tăng gia, lao động sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ. “Những lưu ý
trong hạch toán hoạt động có thu của các đơn vị dự toán quân đội, của Đại
tá Thạc sĩ Nguyễn Văn Tuấn; Tạp chí Tài chính quân đội số 6 (74) 11/2008.
“Một số ý kiến trao đổi về quản lý hoạt động có thu”, của Nguyễn Huy
Tranh; Tạp chí Tài chính quân đội số 2 (95) 3/2010. [95] Các bài báo khái quát đƣợc thực trạng quản lý nhà nƣớc về tài chính hoạt động có thu tại đơn vị dự toán quân đội, những tồn tại trong tổ chức thực hiện những năm gần đây; đề xuất một số giải pháp về chỉ đạo tổ chức thực hiện cũng nhƣ định hƣớng về chính sách, cơ chế quản lý: tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung ban hành mới các văn bản pháp quy để hoàn thiện chế độ quản lý nhà nƣớc về tài chính hoạt động có thu, trong đó cần đƣa ra tiêu chí để phân loại hoạt động có thu, thống nhất về quy trình quản lý và tổ chức thực hiện trong toàn quân.
Về loại hình hoạt động có thu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, khám chữa bệnh, loại hình hoạt động có tính chất đặc thù; sử dụng lao động nhiều, cơ sở vật chất và trang thiết bị quân đội đang quản lý, khó phân định rõ chi phí thực hiện nhiệm vụ chính trị với chi phí làm dịch vụ, doanh thu từ hoạt động sản xuất làm kinh tế lớn, cần đƣợc nghiên cứu
và có mô hình mới áp dụng cho phù hợp.
Những đề tài, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, bài báo khoa học này cho thấy đƣợc bức tranh chung đề cập đến tập trung nguồn thu, quản lý nguồn thu, các đơn vị quân đội tham gia làm kinh tế (đơn vị dự toán), công tác hạch toán kế toán hoạt động có thu; nhiều nội dung đƣợc đề cập trong các đề tài là nguồn tài liệu phong phú cho tác giả tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu những nội dung lý luận quản lý nhà nƣớc về tài chính hoạt động có thu tại đơn vị dự toán quân đội, làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về tài chính hoạt động có thu, hoạch định chính sách chế độ, thiết lập trật tự quản lý nhà nƣớc về tài chính hoạt động có thu của đơn vị dự toán quân đội, đề xuất các giải pháp phù hợp vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống.
Trong Lực lƣợng Công an Nhân dân có các công trình sau:
- Đinh Ngọc Sơn (2006), Nâng cao hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công an, luận văn thạc sỹ, Hà nội.
- Bùi Xuân Sơn (2007), Hoàn thiện chính sách tài chính phục vụ đấu
tranh phòng, chống ma túy của ngành Công an nhân dân Việt Nam, luận
văn thạc sỹ kinh tế, trƣờng đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội.
- Bùi Xuân Sơn (2009), Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tài
chính Công an nhân dân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới,
Tạp chí Công an nhân dân số tháng 3.
- Bùi Xuân Sơn (2010), Một số vấn đề đổi mới công tác quản lý tài
chính, tài sản trong Công an nhân dân, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản
Công an nhân dân.
- Bùi Xuân Sơn (2011), Hoàn thiện chính sách tài chính đối với
ngành Công an Việt Nam, luận án tiến sỹ, Hà nội.
- Cục Tài chính - Bộ Công an, Tổng hợp báo cáo tài chính doanh nghiệp Công an các năm 2010, 2011, 2012, 2013.
- Nguyễn Thị Thanh Nga (2012), Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ các doanh nghiệp Hậu cần –Kỹ thuật Công an nhân dân trong tình hình hiện nay, luận văn thạc sỹ, Hà nội.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.1.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Mục đích của phƣơng pháp này là nhằm thu thập những số liệu cụ thể