1.2.3 .Vai trò của XHTD
2.3. Đánh giá hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan.
- Về chế độ kế toán thống kê: Các doanh nghiệp luôn có 2 – 3 hệ thống báo cáo (báo cáo thuế, báo cáo nội bộ, báo cáo cho ngân hàng…) nên việc xác định thông tin trên các báo cáo tài chính là rất khó chính xác. Nguồn thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp là các báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp phần nhiều vẫn chưa được kiểm toán nên mức độ tin cậy không cao. Bên cạnh đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng linh động về tài chính của doanh nghiệp thông qua các luông tiền ra và luồng tiền vào. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ vẫn chưa bắt buộc mà chỉ mang tính chất khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng. Tính
chính xác của báo cáo này chưa cao. Chính vì vậy, công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp chưa sử dụng được kết quả của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Số liệu thống kê về ngành: Cho đến nay, chưa có một cơ quan nào có thông tin được thông báo rộng rãi về các chỉ tiêu trung bình ngành, nhóm ngành. Số liệu trung bình ngành hiện tại chủ yếu tại các công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc cấp bộ đối với một số ngành nhất định như giấy, xi măng, điện… Điều này khiến cho việc xác định các bộ chỉ tiêu có phần khó khăn, dựa vào kinh nghiệm của người phân tích và tập hợp số liệu của các doanh nghiệp trong từng ngành mà ngân hàng đã và đang quản lý.
- Môi trường cho dịch vụ xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn hoặc nhà phát hành trong nước ít phát triển: Các tổ chức xếp hạng tín dụng có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển các nghiệp vụ xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại bất kỳ quốc gia nào. Hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có một tổ chức đánh giá xếp hạng tín dụng thật sự có kinh nghiệm và đáng tin cậy.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.
Kinh nghiệm, trình độ, năng lực của người xây dựng, thực hiện phân tích, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
- Từ bộ phận xây dựng hệ thống hệ thống các chỉ tiêu: Hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank được xây dựng dựa trên ý tưởng và ý kiến của các bộ phận tham gia: Bộ phận chuyên trách, chuyên gia tư vấn, Ban công nghệ thông tin, cán bộ các chi nhánh... Đây là những chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm và khả năng cập nhật, vận dụng các yếu tố kỹ thuật của phân tích tín dụng vào việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do số lượng các ngành và nhóm ngành nhiều nên nếu chia nhỏ các chỉ tiêu đặc trưng cho từng ngành và xây dựng bộ chấm điểm đối với những ngành đó là một khối lượng công việc khổng lồ. Vì vậy, hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn chỉ bao gồm những chỉ tiêu chung nhất đối với các ngành và nhóm ngành.
- Bộ phận trực tiếp triển khai: Yêu cầu của xếp hạng doanh nghiệp là những thông tin thu thập được cần đầy đủ, chính xác và phải được xử lý một cách
độc lập, khách quan, nhằm đưa ra những thông tin hữu ích cho việc xếp hạng. Để đảm bảo được yêu cầu đó thì đòi hỏi người phân tích xếp hạng doanh nghiệp phải là người vừa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, vừa phải có kinh nghiệm, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau, nhạy bén với những thông tin mới đồng thời không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan quyết định. Tuy nhiên, lực lượng cán bộ của Vietcombank hiện nay đa số tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, một số cán bộ coi việc xếp hạng tín dụng chỉ là hình thức, dẫn đến đánh giá sai mức độ rủi ro trong việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó Vietcombank chưa xây dựng được bộ phận chuyên trách thực hiện việc xếp hạng tín dụng để kết quả mang tính khách quan hơn.
Kết luận Chương 2
Mô tả và phân tích hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cùng những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Nêu ra hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục những hạn chế đó, nhằm xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn, phát huy được vai trò hạn chế rủi ro tín dụng, thực hiện chính sách khách hàng và lựa chọn doanh nghiệp vay vốn.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM.