1.2.3 .Vai trò của XHTD
3.1. Định hướng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thờ
gian tới.
3.1.1. Các định hướng cơ bản. 3.1.1.1. Định hướng về tín dụng. 3.1.1.1. Định hướng về tín dụng.
- Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, đưa ra các gói sản phẩm thích hợp cho hoạt động bán buôn và bán lẻ. Tính toán chi phí cơ hội để đưa ra các gói sản phẩm tín dụng thích hợp, tránh ảnh hưởng đến các hợp đồng cũ, tạo sự an toàn và ổn định trong kinh doanh.
- Sử dụng nguồn vốn vay nợ viện trợ có hiệu quả do các chính sách chống đô la hoá nền kinh tế dẫn đến thắt chặt việc cho vay và huy động bằng ngoại tệ, nên nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ trong thời gian qua giảm mạnh. - Tăng trưởng tín dụng phải luôn đảm bảo chất lượng tín dụng, kiên quyết
không hạ chuẩn cho vay. Ưu tiên phát triển tín dụng ngắn hạn để đảm bảo thanh khoản do tính chất nguồn vốn của Vietcombank mang tính ngắn hạn. Rà soát danh mục tín dụng, có kế hoạch, giải pháp cụ thể nhằm loại bỏ dần các khách hàng xấu
- Tiếp tục giải ngân các gói cho vay ưu đãi VND và USD đối với các khách hàng có xếp hạng tín dụng loại ưu.
- Chủ động thu hút các khách hàng có uy tín, năng lực tài chính tốt, dự án có hiệu quả nhưng hiện đang có quan hệ với các ngân hàng khác.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích các chi nhánh có tăng trưởng tín dụng tốt nhưng đảm bảo chất lượng nợ tốt, nợ xấu được khống chế hiệu quả.
- Rà soát chất lượng khách hàng, tăng cường công tác thu hồi nợ xấu. Tăng cường, thường xuyên rà soát, đánh giá lại chất lượng khách hàng/ khoản vay để có biện pháp thích hợp kịp thời nhằm kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức tốt
nhất. Tăng cường thu nợ nội bảng và ngoại bảng. Đẩy mạnh bộ phận thu nợ tại trung ương. Nghiên cứu cơ chế khen thưởng cho các chi nhánh thu nợ tốt.
3.1.1.2. Định hướng về nguồn vốn.
- Toàn hệ thống Vietcombank tiếp tục xác định huy động vốn là mục tiêu quan trọng và xuyên suốt trong định hướng kinh doanh.
- Theo dõi nguồn vốn, khả năng sử dụng vốn và sự biến động của thị trường để đưa ra các chính sách phù hợp.
- Do chính phủ và Ngân hàng nhà nước chủ trương triển khai các chính sách và giải pháp nhằm hạn chế tình trạng Đô la hoá trong nền kinh tế, đồng thời mức độ cạnh tranh huy động vốn bằng ngoại tệ giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt, nên hiện nay tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ tiếp tục giảm nhanh trong cơ cấu nguồn vốn của Vietcombank, điều này tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong trung và dài hạn. Do đó định hướng trong thời gian tới là tiếp tục đàm phán với nước ngoài để vay vốn, ổn định nguồn vốn dài hạn với lãi suất hợp lý.
- Áp dụng cơ chế lãi suất nội bộ phù hợp với định hướng điều hành của ban lãnh đạo, linh hoạt sử dụng vốn hiệu quả.
- Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi lớn, các Chi nhánh cần tích cực hơn trong việc thu hút nguồn vốn từ dân cư.
3.1.1.3. Định hướng về dịch vụ.
- Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ. Tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm tín dụng thể nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tính cạnh tranh cao với chính sách phù hợp.
- Đa dạng hoá các sản phẩm Internet Banking là sản phẩm thế mạnh của Vietcombank, để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Vietcombank. Triển khai bán chéo các sản phẩm thẻ và các sản phẩm bán lẻ khác.
- Đẩy mạnh các chương trình Marketing nhằm thúc đẩy hoạt động bán lẻ như phát hành và thanh toán đối với thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng…
- Tiếp tục các chương trình hợp tác với các đơn vị bán lẻ lớn ở Việt Nam như Big C, Metro, Saigon Co.op, Fivimart…
3.1.2. Các chỉ tiêu cơ bản.
Với phương châm hành động trong các năm tiếp theo là “Đổi mới – Chuẩn mực – An toàn – Hiệu quả” Vietcombank đưa ra các định hướng hoạt động chính là tiếp tục hoàn thiện và chuẩn hoá mô hình tổ chức tại Hội sở chính và các chi nhánh, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty con, đẩy mạnh huy động vốn, đảm bảo chất lượng tín dụng, tăng cường quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, tái cơ cấu danh mục đầu tư, đa dạng hoá và đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nâng cao vai trò của bộ máy kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, hợp tác chặt chẽ và toàn diện với đối tác chiến lược Mizhuho để nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động, tăng cường vai trò của công nghệ thông tin trong quản trị, điều hành và rà soát, hoàn thiện các quy chế. Vietcombank đã đề ra một số chỉ tiêu bình quân chính cho các năm hoạt động tiếp theo như sau:
Các chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ tăng Tổng tài sản 432.731 tỷ đồng tăng 18% Dư nợ cho vay khách hàng 245.019 tỷ đồng tăng 17% Huy động vốn từ nền kinh tế 285.1992 tỷ đồng tăng 18% Tổng lợi nhuận trước thuế 6.550 tỷ đồng tăng 15% Lao động ≤13.990 người tăng ≤12% Chi phí lương trên LNTT chưa bao gồm
lương
33%
Số chi nhánh và phòng giao dịch tăng thêm
81
Tỷ lệ nợ xấu dưới 2,8% tổng dư nợ Tỷ lệ chi trả cổ tức (% mệnh giá) ≥12%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và phương hướng kinh doanh năm 2012 của Vietcombank).
3.1.3. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng.
Mục tiêu đặt ra đối với hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank trước hết là nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả hơn khi kết quả xếp hạng phản ảnh được mức độ rủi ro của danh mục tín dụng, trên cơ sở đó giúp quyết định cấp tín dụng được chính xác. Bên cạnh hệ thống xếp hạng tín dụng phải đảm bảo khả năng quản trị thống nhất toàn hệ thống, đây là căn cứ để Vietcombank có thể dự báo được tổn thất tín dụng theo từng nhóm khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược và chính sách tín dụng thích hợp .
Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cũng đặt ra yêu cầu vừa phải phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng không xa rời với điều kiện kinh doanh riêng biệt của Vietcombank, vừa đảm bảo tính linh hoạt có thể điều chỉnh phù hợp với những biến động của điều kiện kinh doanh trong tương lai, kết quả xếp hạng khách hàng phải tính đến những dự báo về nguy cơ vỡ nợ dẫn đến mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng, các chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng trong mô hình phải đảm bảo không quá phức tạp và sát với thực tế để cán bộ nghiệp vụ dễ dàng tác nghiệp và tin tưởng sử dụng.
Ngoài ra, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cũng đặt ra mục tiêu phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN đáp ứng yêu cầu của ngân hàng nhà nước.
Mở rộng đối tượng phân tích xếp hạng tín dụng: với số lượng doanh nghiệp trong nền kinh tế, lĩnh vực ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh, thì số lượng doanh nghiệp được xếp hạng vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy trong định hướng phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng cần tiếp tục mở rộng đối tượng doanh nghiệp phân tích xếp hạng tín dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu này cho công tác tín dụng.
Song song với việc hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn, Vietcombank cần tiếp tục xây dựng các tiêu chuẩn, chỉ tiêu, hệ số đánh giá phù hợp với các cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh vay vốn.