Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 42 - 60)

1.2.3 .Vai trò của XHTD

2.2. Thực trạng hoạt động xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng

2.2.2. Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Công tác XHTD tại Vietcombank được áp dụng đối với 3 loại khách hàng chính là:

- Khách hàng là doanh nghiệp; - Khách hàng là định chế tài chính; - Khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng Doanh nghiệp của Vietcombank bao gồm các Bộ chỉ tiêu sau:

- Bộ chỉ tiêu cho doanh nghiệp thông thường (Qui mô nhỏ, vừa, lớn) - Bộ chỉ tiêu cho doanh nghiệp tiềm năng (Qui mô nhỏ, vừa, lớn). - Bộ chỉ tiêu cho doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ.

- Bộ chỉ tiêu cho doanh nghiệp mới thành lập (“có khả năng hạ bậc” ).

2.2.2.1 Đối tượng, nguyên tắc và mô hình chấm điểm XHTD: a. Đối tượng là doanh nghiệp thông thường:

- Đối tượng khách hàng: Khách hàng đã có báo cáo tài chính đủ 2 năm kể từ khi có doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh và hiện đang có quan hệ tín dụng với Vietcombank.

- Nguyên tắc chấm điểm XHTD: Hết thời hạn chấm điểm XHTD hàng quý theo quy định, các khách hàng không được chấm điểm hoặc không chấm điểm đầy đủ các chỉ tiêu sẽ bị giảm trừ một số hạng tương ứng theo nguyên tắc:

o Không nhập báo cáo tài chính năm gần nhất của khách hàng tại các quý đánh giá sẽ bị giảm trừ 2 hạng từ kết quả xếp hạng tín dụng tại lần chấm điểm đó.

o Không nhập báo cáo tài chính của 2 năm gần nhất tại các quý đánh giá thì kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng tại lần chấm điểm đó sẽ bị hạng thấp nhất.

o Không lựa chọn/ nhập chỉ tiêu vào phần thông tin phi tài chính thì chỉ tiêu đó bị điểm tối thiểu.

-

>=6 <6

b. Khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập:

- Đối tượng khách hàng: khách hàng chưa có báo cáo tài chính đủ 2 năm kể từ khi có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, không có báo cáo tài chính.

- Nguyên tắc chấm điểm xếp hạng tín dụng: không lựa chọn/ nhập chỉ tiêu nào thì chỉ tiêu đó bị điểm tối thiểu.

- Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng:

Khách hàng

Ngành kinh tế

Quy mô

Bộ chỉ tiêu cho DN có điểm quy mô từ 6 đến 32 điểm

Bộ chỉ tiêu cho DN có quy mô siêu nhỏ (điểm quy mô nhỏ hơn)

Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính ∑(giá trị chỉ tiêu) x (trọng số) =

Tổng điểm tài chính

Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính ∑(giá trị chỉ tiêu) x (trọng số) =

Tổng điểm phi tài chính

Tổng hợp điểm và xếp hạng Doanh nghiệp (Điểm tài chính) x (trọng số tài chính) + (Điểm phi tài chính) x (trọng số phi tài chính)

-

c. Đối với khách hàng là Doanh nghiệp tiềm năng:

- Đối tượng khách hàng: là doanh nghiệp chưa từng có quan hệ với Vietcombank hoặc là doanh nghiệp đã từng có quan hệ tín dụng với Vietcombank nhưng có thời gian gián đoạn quan hệ tín dụng trên 1 năm tính đến thời điểm đánh giá.

- Nguyên tắc chấm điểm xếp hạng tín dụng: không lựa chọn/ nhập chỉ tiêu nào thì chỉ tiêu đó bị điểm tối thiểu.

- Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng: áp dụng theo mô hình của khách hàng doanh nghiệp thông thường.

2.2.2.2 Chi tiết hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là doanh nghiệp thông thường, tiềm năng và doanh nghiệp siêu nhỏ.

a. Xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng:

- Các doanh nghiệp có quy mô từ 6 đến 32 điểm (là doanh nghiệp thông thường) được chia theo 52 nhóm ngành kinh tế. Mỗi một nhóm ngành kinh tế có một bộ chỉ tiêu chấm điểm riêng. Doanh nghiệp thuộc nhóm ngành kinh tế nào sẽ sử dụng bộ chỉ tiêu của ngành kinh tế đó để chấm điểm .

Khách hàng

Tính điểm tình hình kinh doanh

Xác định hệ số rủi ro (gồm có 2 hệ số)

Tổng hợp điểm và xếp hạng DN

Mức điểm suy giảm = Tổng điểm tình hình kinh doanh x Hệ số rủi ro 1 x Hệ số rủi ro 2

- Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn 6 điểm (là doanh nghiệp siêu nhỏ) được chia theo 5 ngành/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau (ngành nông, lâm, ngư nghiệp; ngành sản xuất chế biến; ngành xây dựng; ngành thương mại và ngành dịch vụ vận tải).

- Các bộ chỉ tiêu khác nhau sẽ khác nhau về danh mục các chỉ tiêu cũng như khác nhau về bộ giá trị chuẩn – thang điểm – trọng số của mỗi chỉ tiêu. - Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản

xuất của chính khách hàng theo nguyên tắc: hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu hàng năm của khách hàng.

b. Xác định quy mô: Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa trên các chỉ tiêu sau:

- Vốn chủ sở hữu (sử dụng TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu). - Số lượng lao động.

- Doanh thu thuần. - Tổng tài sản.

Mỗi chỉ tiêu về quy mô có 8 giá trị chuẩn và thang điểm từ 1 – 8 điểm. Doanh nghiệp có điểm quy mô càng lớn thì quy mô của doanh nghiệp càng lớn. Các thông tin từ doanh nghiệp sẽ so sánh với bộ giá trị chuẩn của ngành để tính điểm. Điểm quy mô được tính bằng tổng điểm 4 chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu, Số lượng lao động, Doanh thu thuần, Tổng tài sản.

- Quy mô lớn từ 22 đến 32 điểm.

- Quy mô trung bình: từ 12 đến 21 điểm. - Quy mô nhỏ: từ 6 đến 11 điểm.

- Quy mô siêu nhỏ: < 6 điểm.

Trường hợp doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ sẽ sử dụng bộ chỉ tiêu doanh nghiệp siêu nhỏ để chấm điểm xếp hạng tín dụng.

c. Chỉ tiêu tài chính:

Có 4 nhóm chỉ tiêu tài chính: - Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:

o Khả năng thanh toán hiện hành.

o Khả năng thanh toán nhanh.

o Khả năng thanh toán tức thời (không áp dụng chỉ tiêu này với doanh nghiệp siêu nhỏ).

- Nhóm chỉ tiêu hoạt động:

o Vòng quay vốn lưu động.

o Vòng quay hàng tồn kho.

o Vòng quay các khoản phải thu.

o Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (không áp dụng chỉ tiêu này với doanh nghiệp siêu nhỏ).

- Nhóm chỉ tiêu cân nợ:

o Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản.

o Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu (không áp dụng chỉ tiêu này với doanh nghiệp siêu nhỏ).

- Nhóm chỉ tiêu thu nhập:

o Lợi nhuận gộp/ doanh thu thuần (không áp dụng chỉ tiêu này với doanh nghiệp siêu nhỏ).

o Lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần.

o Lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu.

o Lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản bình quân.

o Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ lãi vay phải trả (không áp dụng chỉ tiêu này với doanh nghiệp siêu nhỏ).

Mỗi nhóm này có tỷ trọng riêng phụ thuộc vào nhóm ngành kinh tế (do tầm quan trọng của từng nhóm chỉ tiêu đối với từng nhóm ngành kinh tế là khác nhau nên tỷ trọng của từng nhóm đối với nền kinh tế là khác nhau) và tổng tỷ trọng của các nhóm trong phần tài chính là 100%. Mỗi nhóm này lại bao gồm các chỉ tiêu khác nhau, mỗi chỉ tiêu có giá trị chuẩn – thang điểm – tỷ trọng riêng. Tổng tỷ trọng của các chỉ tiêu bằng tỷ trọng của nhóm chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu sẽ có 10 giá trị chuẩn (các giá trị này phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp) và điểm số cho mỗi giá trị chuẩn từ thấp đến cao là: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100 điểm. Bên cạnh đó,

mỗi chỉ tiêu sẽ có tỷ trọng cụ thể phụ thuộc vào mức độ quan trọng của chỉ tiêu, phụ thuộc vào ngành kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Tổng điểm tài chính = ∑ (điểm từng chỉ tiêu chính) x (trọng số của chỉ tiêu đó).

d. Chỉ tiêu phi tài chính:

Các chỉ tiêu phi tài chính được chia thành các nhóm chỉ tiêu:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng (3 hoặc 4 chỉ tiêu còn tuỳ ngành kinh tế).

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý và môi trường nội bộ (gồm 13 chỉ tiêu con).

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh quan hệ với ngân hàng (gồm 16 chỉ tiêu con). - Nhóm chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng tới ngành (gồm 6 chỉ tiêu con).

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến tới hoạt động của doanh nghiệp (số lượng chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế).

Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ thì số lượng chỉ tiêu phi tài chính sẽ ít hơn số lượng chỉ tiêu của doanh nghiệp thông thường, tiềm năng.

Tỷ trọng của từng nhóm chỉ tiêu cho loại hình doanh nghiệp quy định như sau: TT Các nhóm chỉ tiêu DNNN DN có vốn đầu tư nước ngoài thuộc khối OECD DN có vốn đầu tư nước ngoài khác, ngoài khối OECD CTCP đại chúng DN khác 1 Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng 6% 7% 5% 6% 5% 2 Trình độ quản lý và môi trường nội bộ

15% 10% 13% 11% 15% 3 Quan hệ với ngân

hàng 50% 50% 50% 50% 50% 4 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành 8% 8% 8% 8% 8% 5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiêp

Tổng điểm phi tài chính = (điểm từng chỉ tiêu phi tài chính) x (trọng số của chỉ tiêu đó) x (trọng số nhóm chỉ tiêu lớn).

e. Tổng hợp:

Tỷ trọng của từng phần trong tổng số điểm dùng để xếp hạng như sau: - Doanh nghiệp thông thường và tiềm năng:

Chỉ tiêu Thông tin tài chính không được kiểm toán

Thông tin tài chính được kiểm toán Phần chỉ tiêu tài chính 30% 35% Phần chỉ tiêu phi tài chính 65% 65%

Trường hợp BCTC của khách hàng không được kiểm toán thì tổng điểm xếp hạng của khách hàng mất 5% x Điểm tài chính.

Điểm của Doanh nghiệp thông thường, tiềm năng:

= (Điểm của phần tài chính x tỷ trọng của phần tài chính x 30% hoặc 35%) + (Điểm của phần phi tài chính x Tỷ trọng của phần phi tài chính x 65%).

- Doanh nghiệp siêu nhỏ:

Chỉ tiêu Thông tin tài chính không được kiểm toán

Thông tin tài chính được kiểm toán

Phần chỉ tiêu tài chính 25% 30% Phần chỉ tiêu phi tài chính 70% 70%

Trường hợp BCTC của khách hàng không được kiểm toán thì tổng điểm xếp hạng của khách hàng mất 5% x Điểm tài chính.

Điểm của Doanh nghiệp thông thường, tiềm năng:

= (Điểm của phần tài chính x Tỷ trọng của phần tài chính x 25% hoặc 30%) + (Điểm của phần phi tài chính x Tỷ trọng của phần phi tài chính x 70% x Hệ số rủi ro).

Tiêu chí Hệ số Lịch sử trả nợ của khách hàng (bao gồm cả gốc và lãi) trong 12 tháng qua (Nếu quá hạn <= 10 ngày thì vẫn được coi là trả nợ đúng hạn) 1 Luôn trả nợ đúng hạn

0,98 Đã từng cơ cấu lại thời gian trả nợ trong vòng 12 tháng qua nhưng dư nợ hiện tại không có nợ cơ cấu 0,93 Đã từng bị chuyển nợ quá hạn trong vòng 12 tháng

qua nhưng dư nợ hiện tại không có nợ quá hạn 0,9 Đã từng cơ cấu lại thời gian trả nợ trong vòng 12

tháng qua và dư nợ hiện tại có nợ cơ cấu

0,8 Đã từng bị chuyển nợ quá hạn trong vòng 12 tháng qua và trong tổng dư nợ hiện tại đang có nợ quá hạn

Điểm số quyết định hạng của doanh nghiệp thông thường, tiềm năng, và siêu nhỏ như sau:

Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại rủi ro Phân nhóm nợ Từ 94 đến 100 AAA Rủi ro rất thấp Nhóm 1 Từ 88 đến dưới 94 AA+ Rủi ro rất thấp Nhóm 1 Từ 83 đến dưới 88 AA Rủi ro tương đối thấp Nhóm 1 Từ 78 đến dưới 83 A+ Rủi ro tương đối thấp Nhóm 1 Từ 73 đến dưới 78 A Rủi ro tương đối thấp Nhóm 1 Từ 70 đến dưới 73 BBB Rủi ro thấp Nhóm 2 Từ 67 đến dưới 70 BB+ Rủi ro thấp Nhóm 2 Từ 64 đến dưới 67 BB Rủi ro thấp Nhóm 2 Từ 62 đến dưới 64 B+ Rủi ro thấp Nhóm 2 Từ 60 đến dưới 62 B Rủi ro trung bình Nhóm 3 Từ 58 đến dưới 60 CCC Rủi ro trung bình Nhóm 3 Từ 54 đến dưới 58 CC+ Rủi ro trung bình Nhóm 3 Từ 51 đến dưới 54 CC Rủi ro trung bình Nhóm 3 Từ 48 đến dưới 51 C+ Rủi ro trung bình Nhóm 3 Từ 45 đến dưới 48 C Rủi ro cao Nhóm 4 Dưới 45 D Rủi ro rất cao Nhóm 5

2.2.2.3 Chi tiết Hệ thống XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp mới thành lập a. Chấm điểm tình hình kinh doanh của khách hàng:

Gồm 4 nhóm chỉ tiêu lớn:

- Đánh giá rủi ro liên quan đến vận hành doanh nghiệp (gồm 9 chỉ tiêu). - Đánh giá khả năng suy giảm của phương án kinh doanh (gồm 8 chỉ tiêu). - Đánh giá rủi ro từ thị trường (gồm 12 chỉ tiêu).

- Đáng giá rủi ro từ yếu tố tài chính và phương án kinh doanh (gồm 6 chỉ tiêu). Các chỉ tiêu đánh giá tình hình kinh doanh của khách hàng mới thành lập có từ 1 đến 5 giá trị chuẩn tương ứng với các giá trị từ 20, 40, 60, 80, 100 điểm.

Điểm tình hình kinh doanh = ∑ (Điểm chỉ tiêu x Tỷ trọng chỉ tiêu). b. Xác định hệ số rủi ro:

Chỉ tiêu Hệ số Nội dung 1 Lý lịch tư pháp của lãnh

đạo cấp cao của DN (Chủ tịch HĐQT/ HĐTV, Trưởng ban kiểm soát, Giám đốc/ Tổng giám đốc)

100% Lý lịch tư pháp tốt chưa từng có tiền án tiền sự

60% Đã từng có tiền án tiền sự

40% Đang là đối tượng nghi vấn của pháp luật

20% Đang bị truy tố 2 Các sự kiện bất thường

có ảnh hưởng đến tính khả thi của phương án (ví dụ: tai nạn lao động, tai nạn công trình, cháy nổ, bão lụt…)

100% Tính khả thi của phương án chưa bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất thường nào 60% Tính khả thi của phương án bị ảnh

hưởng bởi sự kiện bất thường

20% Phương án kinh doanh không khả thi do ảnh hưởng bởi sự kiện bất thường

c. Tổng hợp:

Tổng điểm của khách hàng = Tổng điểm tình hình kinh doanh x Hệ số rủi ro 1 x Hệ số rủi ro 2.

Điểm số quyết định hạng của doanh nghiệp thông thường, tiềm năng, và siêu nhỏ như sau:

Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại rủi ro Phân nhóm nợ Từ 94 đến 100 AAA Rủi ro rất thấp Nhóm 1 Từ 88 đến dưới 94 AA+ Rủi ro rất thấp Nhóm 1 Từ 83 đến dưới 88 AA Rủi ro tương đối thấp Nhóm 1 Từ 78 đến dưới 83 A+ Rủi ro tương đối thấp Nhóm 1 Từ 73 đến dưới 78 A Rủi ro tương đối thấp Nhóm 1 Từ 70 đến dưới 73 BBB Rủi ro thấp Nhóm 2 Từ 67 đến dưới 70 BB+ Rủi ro thấp Nhóm 2 Từ 64 đến dưới 67 BB Rủi ro thấp Nhóm 2 Từ 62 đến dưới 64 B+ Rủi ro thấp Nhóm 2 Từ 60 đến dưới 62 B Rủi ro trung bình Nhóm 3 Từ 58 đến dưới 60 CCC Rủi ro trung bình Nhóm 3 Từ 54 đến dưới 58 CC+ Rủi ro trung bình Nhóm 3 Từ 51 đến dưới 54 CC Rủi ro trung bình Nhóm 3 Từ 48 đến dưới 51 C+ Rủi ro trung bình Nhóm 3 Từ 45 đến dưới 48 C Rủi ro cao Nhóm 4 Dưới 45 D Rủi ro rất cao Nhóm 5

2.2.2.4 Các chỉ tiêu tài chính cụ thể:

Thông tin tài chính sẽ được đánh giá thông qua một bộ chỉ tiêu gồm 14 chỉ tiêu tài chính (như được liệt kê dưới đây). Các chỉ tiêu này được phần mềm tự động xác định thông qua các báo cáo tài chính.

Bảng 2.4. Chỉ tiêu tài chính.

Chỉ tiêu Công thức tính I Chỉ tiêu thanh khoản

1 Khả năng thanh toán hiện hành

= Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

2 Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo 01 trong 02 phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Trường hợp khách hàng không có Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì phần mềm sẽ tự động xác định Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp thông qua hai báo cáo nêu trên.

2.2.2.5 Các chỉ tiêu phi tài chính cụ thể

Thông tin phi tài chính được sắp xếp thành 5 nhóm chỉ tiêu sau: - Đánh giá khả năng trả nợ của Doanh nghiệp

- Trình độ quản lý và môi trường nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 42 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)