Định hƣớng và nhiệm vụ cổ phần hoá DNNN của Việt nam 1 Định hƣớng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ công thương (Trang 76 - 78)

III TRỰC THUỘC BCN

3.2.1. Định hƣớng và nhiệm vụ cổ phần hoá DNNN của Việt nam 1 Định hƣớng

3.2.1.1. Định hƣớng

Nhận thức về sự cần thiết và hiệu quả sắp xếp, đổi mới DNNN đạt được thời gian qua là cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới DNNN trong thời gian tới, trên phương diện CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH các DNNN cần tập trung vào các hướng sau:

Hoàn thành kế hoạch sắp xếp đổi mới DNNN theo hướng hình thành loại hình công ty Nhà nước đa sở hữu, chủ yếu là các CTCP, thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có những ngành chính, nhiều chủ sở hữu, trong đó nhà nước giữ vai trò chi phối; đẩy mạnh và mở rộng diện CPH;

đầu tư tài chính nhà nước, thu hẹp tối đa diện Nhà nước độc quyền kinh doanh, xoá bỏ đặc quyền kinh doanh của DNNN.

Thực hiện đẩy mạnh và mở rộng diện CPH DNNN, với nhiều chủ sở hữu tham gia, tạo ra động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, làm cho vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ngày càng tăng lên và được sử dụng có hiệu quả, tạo tiền đề huy động vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh. Kiên quyết thực hiện phương thức thị trường trong CPH DNNN. Nhà nước giữ cổ phần chi phối ở những ngành, những lĩnh vực bảo đảm điều tiết vĩ mô và cân đối lớn của nền kinh tế, chỉ giữ 100% vốn ở các doanh nghiệp hoạt động đảm bảo an ninh, quốc phòng và sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích thiết yếu mà chưa CPH được.

Chuyển toàn bộ Tổng công ty Nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con. Tổ chức lại Hội đồng quản trị để thực sự là đại diện của chủ sở hữu trực tiếp tại tập đoàn, tổng công ty. Tiếp tục thực hiện thí điểm cơ chế Hội đồng quản trị ký hợp đồng thuê giám đốc giỏi điều hành doanh nghiệp.

Tăng cường năng lực của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước để thực hiện tốt vai trò quản lý và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp. Hoàn thành việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước từ các Bộ, ngành, địa phương về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước; thực hiện việc thu hẹp và tiến tới xoá bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu của các Bộ, UBND các Tỉnh, Thành phố đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động kinh doanh. Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tiếp tục thực hiện việc cơ cấu lại vốn Nhà nước, tiến tới chỉ đầu tư vốn vào những Tập đoàn, Tổng công ty và doanh nghiệp quy mô lớn, vào các lĩnh vực Nhà nước cần đầu tư.

3.2.1.2. Nhiệm vụ

Đến tháng 6 năm 2009, cả nước còn 2.176 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước với tổng số vốn nhà nước gần 260 nghìn tỷ đồng. Trong đó, 1.546 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, 335 doanh nghiệp quốc phòng an ninh

và sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và 295 nông, lâm trường quốc doanh. Phân theo cơ quan chủ sở hữu, có 301 doanh nghiệp thuộc tổng công ty 91; 408 doanh nghiệp thuộc tổng công ty 90; 307 doanh nghiệp thuộc các Bộ, ngành; 1.160 doanh nghiệp thuộc địa phương.

Để chỉ đạo tiếp tục thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới và CPH DNNN, nhiệm vụ đặt ra cho giai đoạn từ 2007 đến 2015 là:

- Giai đoạn 2007 – 2010: thực hiện kế hoạch của Chính phủ, cần CPH khoảng 1.400 doanh nghiệp, trong đó sẽ chỉ đạo chặt chẽ việc CPH Tập đoàn Dệt-May Việt Nam, 06 Tổng công ty 91 và 64 Tổng công ty 90. Với lộ trình trên, đến cuối năm 2010 cả nước sẽ còn khoảng 404 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trong đó có 23 tập đoàn, tổng công ty lớn, 181 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thiết yếu; 200 nông, lâm trường. Có khoảng 150 doanh nghiệp thành viên do các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ. Với cơ cấu này, Nhà nước vẫn chi phối được các ngành, lĩnh vực then chốt và đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế vĩ mô; các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thêm cơ hội đầu tư vào các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, tham gia vào sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

- Giai đoạn 2010 – 2015: Tiếp tục CPH các Tập đoàn,Tổng công ty Nhà nước; chỉ giữ lại 5 đến 7 tập đoàn quan trọng nhất đối với nền kinh tế quốc dân. Hoàn thành việc sắp xếp các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, công ích theo ngành; các nông, lâm trường theo hướng sử dụng có hiệu quả đất đai theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Tập trung nguồn lực cho phát triển các tập đoàn, tổng công ty mà nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ hoạt động trong những ngành, lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu sản xuất và dịch vụ quan trọng và một số lĩnh vực công ích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ công thương (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)