Phát triển và hoàn thiện các yếu tố thị trƣờng, các loại thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ công thương (Trang 81 - 83)

III TRỰC THUỘC BCN

3.3.1.2. Phát triển và hoàn thiện các yếu tố thị trƣờng, các loại thị trƣờng

trƣờng

- Để các DNNN trước và sau khi CPH có những cơ chế và điều kiện hoạt động theo kinh tế thị trường cần phải có những giải pháp mang tầm vĩ mô nhằm phát triển và hoàn thiện các yếu tố thị trường. Đó là:

+ Nhà nước cũng như Bộ Công thương cần hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô. Công tác quy hoạch, kế hoạch phải gắn liền với cơ chế thị trường. Mọi phương án về sản xuất kinh doanh phải đặt trong mối quan hệ so sánh về chất lượng, giá cả trong nước với nước ngoài, trước hết là trong khu vực.

+ Đổi mới về quản lý giá cả, cụ thể là Bộ nên khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hạ giá thành, nâng cao chất lượng để kích thích nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tất cả những vấn đề trên sẽ tác động tích cực tới quá trình CPH các DNNN thuộc BCT.

+ Bên cạnh đó, cần đưa ra các biện pháp xử lý hiện tượng độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh tự do, tránh sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

- Cần đẩy nhanh quá trình phát triển thị trường dịch vụ tài chính, thị trường chứng khoán, thị trường lao động, thị trường bất động sản. Đây chính là môi trường trực tiếp giúp doanh nghiệp chuyển đổi cơ chế kinh doanh,

nâng cao sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp và cũng chính là các điều kiện tiền đề để đẩy mạnh CPH DNNN.

+ Phát triển thị trường chứng khoán tạo môi trường kinh tế để thực hiện CPH DNNN. Đứng trước thách thức và cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế, sự vận hành của cơ chế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải theo kịp tiến trình hội nhập. Do đó, cần phải quy định bắt buộc tất cả các DNNN CPH phải niêm yết trên thị trường chứng khoán bởi vì các DNNN ở nước ta nguồn vốn từ đầu đã thuộc sở hữu toàn dân nên rất cần công khai hoá các thông tin kinh tế cần thiết về các doanh nghiệp thực hiện CPH, không những chỉ đối với những người làm việc trong các doanh nghiệp đó mà còn đối với toàn xã hội. Hơn nữa, thị trường chứng khoán lại là kênh thu hút vốn quan trọng từ xã hội để đầu tư và phát triển. Các doanh nghiệp nói chung và các DNNN thuộc Bộ Công thương nói riêng hiện đang rất thiếu vốn, đặc biệt đứng trước nhu cầu đầu tư để hiện đại hoá công nghệ sản xuất, cần phải và không nên bỏ qua kênh tạo vốn này.

Hiện tại, có một số DNNN ở các ngành công nghiệp (điện lực, chế biến sữa…) quá trình CPH đã gắn với thị trường chứng khoán thông qua đấu thầu và niêm yết cổ phiếu. Nhờ đó, sự huy động vốn rộng rãi hơn, đặc biệt cổ phiếu bán được với giá cao hơn. Bộ Công thương cần nghiên cứu xây dựng các đề án triển khai theo kiểu gắn kết giữa CPH với thị trường chứng khoán để nâng cao hiệu quả của CPH.

+ Phát triển thị trường bất động sản, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền với đất, bảo đảm quyền sử dụng đất chuyển thành hàng hóa một cách thuận lợi, làm cho đất đai thực sự trở thành nguồn vốn trong sản xuất, kinh doanh. Xác định rõ quyền sử dụng đất là một hàng hóa đặc biệt, được định giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước. Thực hiện công khai, minh bạch và tăng cường tính pháp lý, kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đất đai. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về kinh doanh bất động sản. Sự phát triển thị trường bất động sản là cơ sở để xác định đúng giá trị của doanh nghiệp trong quá trình CPH DNNN, tránh tổn thất cho

nhà nước, loại bỏ được những tiêu cực nảy sinh trong việc sử dụng đất của không ít DNNN sau CPH, đồng thời tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước mua cổ phần của các doanh nghiệp trong và sau CPH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ công thương (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)