Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện khung pháp lý về quản trị công ty đại chúng ở việt nam (Trang 33 - 35)

Chương 2 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Phương pháp thu thập thông tin

Đứng trên quan điểm của “người được thông tin đầy đủ ở mức hợp lý” (tức tổ chức/ cá nhân quan tâm đến công ty có thể tìm kiếm và thu thập thông tin được dễ dàng, bất kể mục đích tiếp cận thông tin là gì), tác giả tiến hành đánh giá tình hình quản trị công ty của các doanh nghiệp được điều tra dựa trên các nguồn thông tin công bố tại thời điểm 31/12/2013, bao gồm các báo cáo định kỳ/ bất thường theo quy định tại Thông tư 52/2012/TT-BTC, Điều lệ công ty và các tài liệu khác được công bố trên website của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh, các phương tiện công bố thông tin đại chúng khác.

2.1.2 Phương pháp phân tích

Tác giả thực hiện nghiên cứu độc lập để đánh toàn diện về khung pháp lý quản trị công ty đại chúng. Dựa trên bảng hỏi được IFC sử dụng trong điều tra khảo sát năm 2012, tác giả tự xây dựng bảng tổng hợp về quản trị công ty, bao gồm: thang điểm, tiêu chí chấm cho từng thang điểm ở mỗi câu hỏi, nguồn thu nhập thông tin để đánh giá, quy trình đánh giá và trọng số cho từng lĩnh vực trong năm lĩnh vực quản trị công ty của OECD:

- Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty có hiệu quả: Khuôn khổ quản trị công ty phải thúc đẩy các thị trường minh bạch và hiệu quả, phù hợp với pháp luật và xác định rõ sự phân công trách nhiệm của các nhà giám sát, quản lý và thực thi pháp luật.

- Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu chủ yếu: Khuôn khổ quản trị công ty cần bảo vệ và thúc đẩy việc thực hiện các quyền của cổ đông.

- Đối xử bình đẳng với cổ đông: Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo đối xử công bằng với tất cả các cổ đông, các cổ đông thiểu số và cổ đông là người

nước ngoài. Tất cả các cổ đông phải có cơ hội được bồi thường trong trường hợp quyền của họ bị vi phạm.

- Vai trò của cổ đông trong quản trị công ty: Khuôn khổ quản trị công ty cần công nhận các quyền của cổ đông theo quy định pháp luật hoặc thông qua các thỏa thuận chung và khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa công ty và cổ đông trong việc tạo ra của cải, việc làm và sự bền vững của các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt.

- Công khai và minh bạch: Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo việc thông tin kịp thời và chính xác tất cả các vấn đề quan trọng liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, quyền sở hữu và quản trị công ty.

- Trách nhiệm của hội đồng quản trị: Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo định hướng chiến lược cho công ty, giám sát hiệu quả của hội đồng quản trị đối với ban giám đốc và trách nhiệm của hội đồng quản trị đối với công ty và cổ đông.

Việc chấm điểm được thực hiện dựa hoàn toàn trên các thông tin doanh nghiệp công bố công khai ra bên ngoài thông qua phương tiện công bố thông tin như: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (ssc.gov.vn), Sở Giao dịch Chứng khoán HCM (hsx.vn), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (hnx.vn), các website củacông ty, các nguồn thông tin bao gồm: báo cáo thường niên của công ty, các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị công ty, báo cáo kết quả của ĐHCĐ thường niên, biên bản họp ĐHCĐ thường niên, điều lệ công ty, các tài liệu, báo cáo nộp cho cơ quan quản lý.

Cơ sở xây dựng thẻ điểm:

- Các nguyên tắc về quản trị công ty của OECD. Đây là thước đo được công nhận toàn cầu về quản trị công ty.

- Luật Doanh nghiệp năm 2005, Thông tư 121/2012/TT-BTC - Những nội dung chính được sử dụng làm cơ sở đánh giá:

Quyền cổ đông

Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty

Minh bạch và công bố thông tin

Trách nhiệm của Hội đồng quản trị

Bảng 2.1. Xác định trọng số cho các lĩnh vực quản trị công ty

Đơn vị tính: %

Nội dung

Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty năm

2012 của IFC

Thẻ điểm do tác giả tự xây

dựng

- Quyền cổ đông 15 15

- Đối xử bình đẳng với cổ đông 20 15

- Vai trò của các bên có quyền lợi liên

quan trong quản trị công ty 5 5

- Minh bạch và công bố thông tin 30 40

- Trách nhiệm của Hội đồng quản trị 30 25

Tổng cộng 100 100

Tác giả điều chỉnh lĩnh vực minh bạch và công bố công tin có trọng số cao nhất: chất lượng minh bạch và công bố thông tin ở Việt Nam hiện đang rất thấp. Đây là lĩnh vực đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả quản trị công ty và được các nhà làm luật Việt Nam đặc biệt quan tâm, có nhiều quy định điều chỉnh lĩnh vực này nhất trong 5 lĩnh vực quản trị công ty.

Cách thức tiến hành: Dựa trên tài liệu các công ty này công bố ra công chúng, tác giả tiến hành chấm điểm cho từng câu hỏi của từng lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện khung pháp lý về quản trị công ty đại chúng ở việt nam (Trang 33 - 35)