Chương 2 Phương pháp nghiên cứu
3.3 Những kết quả đạt được
3.3.1 Tạo lập khung pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất về quản trị công ty
Hiện nay, khung pháp lý về QTCT nhìn chung phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế, tạo nền móng cho TTCK Việt Nam có khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực. Khung pháp lý tổng thể đã được tăng cường, các công ty đại chúng phải tuân thủ theo các quy định về QTCT đã sửa đổi. Tính bắt buộc của các quy định về QTCT là điểm khác biệt so với các tiếp cận của một số thị trường chứng khoán khác. Từ trước năm 2012, Các công ty đại chúng bắt buộc phải tuân thủ theo Điều lệ mẫu. Hiện nay, các công ty đại chúng sẽ chỉ phải "tham khảo" Điều lệ mẫu trong việc xây dựng điều lệ của công ty (theo quy định tại Thông tư số 121/2012/TT-BTC). Từ đó, đã có phép tính linh hoạt trong hệ thống. Tuy nhiên,
Điều lệ mẫu bao gồm một số điều khoản trọng tâm, và không rõ các công ty sẽ vận hành tính linh hoạt mới này của họ như thế nào.
Các quy định về QTCT đề cập đến các khía cạnh quan trọng của quản trị như: quyền lợi cổ đông, các hội nghị cổ đông, thành phần và trách nhiệm của HĐQT, Ban Kiểm soát và quy định việc công bố thông tin về doanh nghiệp, Các quy định này cũng làm rõ thêm trách nhiệm của HĐQT và Ban Giám đốc trong trường hợp xảy ra xung đột lợi ích và xây dựng hai chế độ khác nhau cho công ty đại chúng; công ty đại chúng quy mô lớn và công ty niêm yết.
Ngân hàng nhà nước cũng đã đưa ra các yêu cầu bổ sung đối với các ngân hàng, cao hơn các công ty niêm yết. Đó là các yêu cầu liên quan đến kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro, và các yêu cầu về tính phù hợp và thích hợp đối với các thành viên HĐQT.
Về vấn đề giám sát và tăng cường cưỡng chế thực thi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đều có thẩm quyền phân định tương đối rõ ràng. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đóng vai trò chủ đạo đối với công ty đại chúng phi ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền đối với các ngân hàng và một số định chế tài chính phi ngân hàng. Bộ Tài chính có tách nhiệm đối với các công ty bảo hiểm cũng như sự giám sát về kiểm toán và kế toán. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những chồng chéo về thẩm quyền và chưa có một biên bản ghi nhớ nào giữa ba bên nhằm tạo ra khung khổ chia sẽ thông tin, phối hợp điều tra, hay các lĩnh vực hợp tác chính thức khác
UBCKNN có trách nhiệm giám sát thị trường chứng khoán và có thẩm quyền đối với các công ty đại chúng, công ty môi giới, công ty quản lý quỹ; cơ quan lưu ký và hai sở giao dịch chứng khoán. Hiện nay, Ủy ban Chứng khoán cũng tăng cường giám sát, thực thi quy chế, công bố những trường hợp vi phạm bị phát hiện. Do vậy, nhiều thông tin tiêu cực hơn từ phía doanh nghiệp được công khai. Các cơ quan quản lý cũng chất vấn doanh nghiệp nhiều hơn về công bố thông tin giao dịch với các bên liên quan và báo cáo tài chính. UBCKNN đã thực hiện nhiều hoạt động
cưỡng chế thực thi hàng năm trong vòng 5 năm qua, trong đó có một số vụ liên quan trực tiếp đến QTCT. Đa số trong đóđã áp dụng các mức phạt hành chính, với hơn 150 án phạt được ban hành tính trung bình hàng năm, phầnlớn và đối với các công ty đại chúng. Năm 2011, tổng số tiền phạt thu được là hơn 500.000 USD. Phần lớn các án phạt liên quan đến vi phạm về các nguyên tắc chào bán ra công chúng, báo cáo và công bố thông tin và các giao dịch nội gián. Trong khi số lượng án phạt tương đối cao, án phạt đối với cá nhân thấp và nhìn chung không vượt quá 2500 đến 3500 USD.
3.3.2 Tăng cường sự minh bạch của TTCK Việt Nam
Tăng cường tính công khai, minh bạch của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thị trường, đặc biệt là các công ty đại chúng, thông qua nghĩa vụ báo cáo công bố thông tin, tuân thủ quản trị công ty. Nâng cao khả năng quản lý, giám sát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, bảo đảm hoạt động thị trường công khai, minh bạch.
Tạo cơ sở pháp lý trong việc xây dựng hệ thống các tổ chức trung hoạt giao động trên TTCK và các nhà đầu tư chuyên nghiệp, bao gồm các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, quỹ đầu tư chứng khoán, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức này.
Khung pháp lý về QTCT đã hoàn thiện với với các quy định về bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, đặc biệt được áp dụng chung cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư và hoạt động trên TTCK Việt Nam, không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài (trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng Điều ước quốc tế đó). Do vậy, TTCK Việt Nam đã thu hút được đông đảo các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài.