Phương pháp chấm điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện khung pháp lý về quản trị công ty đại chúng ở việt nam (Trang 35)

Chương 2 Phương pháp nghiên cứu

2.2 Phương pháp chấm điểm

Tác giả sử dụng bảng câu hỏi và 04 tháng điểm đánh giá - Chấp hành thông lệ tốt: 3 điểm

- Tuân thủ một phần: 1 điểm

- Hoàn toàn không tuân thủ: 0 điểm

Trên cơ sở các thông tin được doanh nghiệp, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh công bố ra bên ngoài, tác giả thực hiện chấm điểm dựa trên bảng tổng hợp về quản trị công ty (Phụ lục 1. Bảng tổng hợp câu hỏi khảo sát về quản trị công ty đại chúng), nên một công ty có thực tiễn quản trị công ty tốt có thể bị đánh giá là “hoàn toàn không tuân thủ” nếu công ty không thể hiện được điều đó trong các thông tin công ty công khai ra bên ngoài.

Một số câu hỏi yêu cầu phương án trả lời là có hay không, câu trả lời có sẽ nhận được 2 điểm và câu trả lời không sẽ nhận được 0 điểm. Riêng với câu hỏi, Chủ tịch Hội đồng quản trị có kiêm Tổng Giám đốc không thì câu trả lời có sẽ nhận được 0 điểm, câu trả lời không sẽ nhận được 2 điểm.

Chấm điểm và tổng số điểm gia quyền

Sau khi đã xác định được các yếu tố trên, để tính được mức tổng điểm gia quyền của từng công ty, các bước sau sẽ được thực hiện:

- Bước1: Mỗi câu hỏi trong từng lĩnh vực sẽ được đánh giá và điểm của từng lĩnh vực là tổng điểm của tất cả các câu hỏi trong lĩnh vực đó.

- Bước 2: Điểm của từng lĩnh vực của bước 1 sẽ được chia cho tổng số điểm tối đa của các câu trong lĩnh vực đó để tìm tỷ lệ điểm của lĩnh vực đó.

- Bước 3: Kết quả ở bước 2 được nhân với trọng số của lĩnh vực đó để tính tỷ lệ % của công ty tương ứng với lĩnh vực.

- Bước 4: Tính tổng mọi tỷ lệ điểm số gia quyền trong cả 5 lĩnh vực để ra điểm quản trị công ty của công ty được điều tra, khảo sát.

Dựa trên điểm quản trị công ty, tác giả chi nhóm các công ty thành 3 nhóm: nhóm 25% công ty có điểm quản trị công ty cao nhất, nhóm 50% công ty có điểm quan trị trung bình và nhóm 25% công ty có điểm quản trị thấp nhất. Tác giả sử dụng điểm quản trị công ty bình quân của từng nhóm để tiến hành phân tích, đánh giá, tìm ra mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu với chất lượng quản trị công ty, hiệu quả sản xuất kinh doanh, điểm mạnh/ điểm yếu trong quản trị công ty của các công ty

đại chúng. Tuy nhiên, để xác định điểm manh/ điểm yếu trong từng lĩnh vực, tác giả sử dụng thang điểm% công ty chấp hành thông lệ tốt, % công ty tuân thủ hoàn toàn pháp luật Việt Nam, % công ty tuân thủ một phần và % công ty hoàn toàn không tuân thủ tương ứng với từng câu hỏi của từng lĩnh vực.

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ THỰC THI KHUNG PHÁP LÝ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐỐI VỚI CÔNG TY ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM

3.1 Khái quát về khung pháp lý quản trị công ty đại chúng tại TTCK Việt Nam

Khung pháp lý tại Việt Nam có một số nét đặc trưng riêng bắt nguồn từ lịch sử và quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Trước năm 1987 với nền kinh tế mệnh lệnh, chỉ có các Doanh nghiệp nhà nước mới được quyền tồn tại theo mô hình công ty. Sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 lần đầu tiên đã đưa khái niệm QTCT đầu tiên vào Việt Nam, tuy nhiên, Luật này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong 10 năm sau đó, khung pháp lý của Việt Nam trong lĩnh vực QTCT đã được cải thiện một cách rõ nét – nhưng việc áp dụng và tuân thủ các biện pháp QTCT của công ty tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu.

Ảnh hưởng của những cam kết Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006, Việt Nam đẩy mạnh nỗ lực nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của mình để sẵn sàng cho việc gia nhập WTO. Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam luôn cố gắng hoàn thiện khung pháp lý để tuân thủ các cam kết của mình khi gia nhập WTO. Trong bối cảnh đó, trong giai đoàn từ 01/1/2004 tới 01/12/2009, Quốc hội Việt Nam đã thông qua khoảng 90 Bộ Luật mới. Những Bộ Luật này và lĩnh vực điều chỉnh của những Bộ Luật này rất đa dạng;

Sự phân tán: Với sự chuyển đổi kinh tế vào năm 1987 và lịch sử xây dựng Luật như đã đề cập ở trên, các bộ luật và các quy định của Việt Nam thường khá phân tán, Chẳng hạn, trước 01/7/2006, các doanh nghiệp có Vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bằng Luật Đầu tư nước ngoài, các công ty trong nước được điều chỉnh bằng Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép chuyển đổi thành công ty cổ phần và phát hành cổ phiếu. Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã thống nhất các khuôn khổ pháp lý

riêng rẽ trước kia, và được thông qua với mục đích là để tạo ra một sân chơi cho công chúng đầu tư trong và ngoài nước.

Áp dụng những Bộ Luật và những quy định riêng cho từng ngành: Tại Việt Nam, các công ty phải tuân thủ cả Luật Doanh nghiệp lẫn các bộ luật và các quy định khá điều chỉnh ngành nghề và các hoạt động cụ thể của công ty.

Luật Doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp cho phép ĐHĐCĐ của CTCP lựa chọn các thành viên của HĐQT và Ban Kiểm soát, và hoặc là ĐHĐCĐ hoặc là HĐQT lựa chọn Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, các quy chế trong hoạt động ngân hàng yêu cầu việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Tổng Giám đốc, Chủ tịch HĐQT, các thành viên HĐQT, các thành viên Ban Kiểm soát được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê chuẩn.

Các Bộ Luật áp dụng và khuôn khổ pháp lý: Tính đến thời điểm năm 2009, tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, cho dù thuộc loại hình tổ chức nào, đều phải tuân thủ một tập hợp đầy đủ các Bộ Luật, các quy định, các nghị định của Chính phủ. Ngoài khung pháp lý chung, còn có sắc lệnh, nghị định, thông tư, quyết định của Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành và cơ quan thực thi pháp luật khác với những quy định chi tiết hơn về các vấn đề cụ thể trong QTCT tại các công ty cổ phần và các loại hình công ty khác.

Có thể nói rằng, cho dù vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được cải thiện, khung pháp lý về QTCT đã có nhiều thay đổi và đã được cải thiện một cách đáng kể trong những năm gần đây ở Việt Nam. Việc thông qua Luật đầu tư nước ngoài năm 1987, những sửa đổi bổ sung của luật này năm 2000 và sự hợp nhất của luật này với Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 1999 và những sửa đổi bổ sung của luật này năm 2005, Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 và Luật các tổ chức tín dụng năm 1997; cùng những chỉnh sửa bổ sung của hai bộ luật này tương ứng vào các năm 2003 và năm 2004; và thay thế mới của cả hai bộ luật này vào năm 2010, Luật kinh doanh bảo hiểm vào năm 2000, Luật cạnh tranh vào năm 2004 và Luật chứng khoán vào năm 2006 là một vài ví dụ về những thay đổi tích cực trong khung pháp lý.

Về khung pháp lý QTCT tại TTCK Việt Nam, có thể coi là một thành công bước đầu trong QTCT ở Việt Nam khi Luật Doanh nghiệp 2005 là một bước tiến lớn đầu tiên tạo ra thay đổi căn bản trong quá trình hoàn thiện khung quản trị, cũng như quy định khá đầy đủ và cụ thể các nội dung hay yếu tố cấu thành của khung QTCT. Đến nay, các quy định tại Luật Chứng khoán, Thông tư số 121/2012/TT- BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng và Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán đã hướng dẫn chi tiết hơn về QTCT đối với các công ty đại chúng trên TTCK Việt Nam đã được hoàn thiện hơn và đi vào thực tế hơn.

Bảng 3.1 : Khung pháp lý về QTCT đối với công ty đại chúng Luật/ Quy định Thời điểm có

hiệu lực Phạm vi áp dụng

Luật Doanh nghiệp Sửa đổi năm

2005

Tất cả các công ty và hoạt động của các công ty

Luật Doanh nghiệp Sửa đổi 2014 Tất cả các công ty và hoạt động của các công ty

Luật Chứng khoán Năm 2006 Các công ty cổ phần và nhà đầu tư

Điều lệ mẫu (Quyết định số

15/2007/QĐ-BTC) Năm 2007

Công ty niêm yết

Bắt buộc áp dụng đối với các công ty niêm yết nhưng nên áp dụng đối với cả các công ty không niêm yết

Quy chế QTCT (Quyết định

số 12/2007/QĐ-BTC) Năm 2007

Công ty niêm yết

Bắt buộc áp dụng đối với các công ty niêm yết nhưng nên áp dụng đối với cả các công ty không niêm yết

Thông tư số 09/2010/TT-

BTC Năm 2010

Bắt buộc áp dụng đối với công ty đại chúng và công ty niêm yết về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán

Luật các tổ chức tín dụng Năm 2010

Áp dụng đối với các tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả các quy định về QTCT đối với các tổ chức tín dụng Thông tư số 121/2012/TT- BTC Năm 2012 Thay thế Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC và Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC. Quy định bắt buộc về quản trị công ty đối với các các công ty đại chúng (bao gồm cả niêm yết và chưa niêm yết).

Thông tư số 52/2012/TT-

BTC Năm 2012

Thay thế Thông tư số

09/2010/TT-BTC. Bắt buộc áp dụng đối với công ty đại chúng và công ty niêm yết về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán

3.2 Luật Doanh nghiệp và Thông tư 121/BTC về quản trị công ty đại chúng 3.2.1 Luật Doanh nghiệp 2005

Trong Luật doanh nghiệp 2005 quy định cụ thể và tương đối chi tiết QTCT đối với CTCP. Khung QTCT đối với CTCP đã bảo vệ quyền và lợi ích của cổ đông, đặc biệt là các cổ đông thiểu số, xác định rõ hơn các nghĩa vụ của ngươi quản lý, nhất là đối với thành viên HĐQT và GĐ/TGĐ, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực

và cẩn trọng, quy định rõ điều kiện, và tiêu chuẩn của các chức danh quản lý trong công ty, tăng thêm quy định về công khai và minh bạch hoá, nhất là đối với những người quản lý, nâng cao, tăng cường và quy định cụ thể hơn vai trò, vị trí và trách nhiệm của Ban kiểm soát… Giới thiệu về bộ máy quản lý CTCP theo qui định của Luật DN 2005.

Điều 95 Luật doanh nghiệp 2005 quy định mô hình quản trị CTCP như sau: “Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.” Như vậy, theo Luật doanh nghiệp 2005, cơ cấu tổ chức quản lý CTCP được thiết kế theo một trong hai mô hình sau:

Mô hình 1: Mô hình (phải) có Ban kiểm soát

Mô hình 2: Mô hình không có (không bắt buộc) Ban kiểm soát

Đối với mô hình 1, việc tổ chức quản lý công ty có sự phân công, phân nhiệm và chế ngự lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý, điều hành và kiểm soát. Về mặt lý thuyết, đây là mô hình truyền thống và điển hình của các CTCP[1]. Luật doanh nghiệp 2005 quy định đối với những CTCP có trên 11 cổ đông là cá nhân phải có Ban kiểm soát. Tuy nhiên, cũng theo Luật doanh nghiệp 2005 thì cả trong trường

cũng bắt buộc phải có BKS. Trong Luật doanh nghiệp 2005 (Điều 95), việc xác định tính bắt buộc phải có BKS trong CTCP phụ thuộc vào một trong hai yếu tố sau:

Yếu tố số lượng, theo đó CTCP có trên 11 cổ đông là cá nhân phải có BKS. Yếu tố sở hữu cổ phần công ty, theo đó CTCP có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có BKS. Như vậy, yếu tố sở hữu cổ phần công ty trong việc bắt buộc phải có BKS chỉ đặt ra đối với cổ đông là tổ chức.

Chế định BKS được xây dựng (khác với BKS trong công ty nhà nước) độc lập với cơ quan quản lý, nhưng nó hoàn toàn không có thẩm quyền can thiệp vào các quyết định của cơ quan quản lý. Tuy vậy, Luật doanh nghiệp 2005 phân bổ thẩm quyền khá rõ rệt giữa ĐHĐCĐ, là cơ quan quyền lực cao nhất, HĐQT – là cơ quan quản lý và GĐ/ TGĐ – là cơ quan điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Sau đây chúng ta nghiên cứu cụ thể các cơ quan này trong CTCP.

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)

Là cơ quan tập thể, ĐHĐCĐ không làm việc thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp. Luật doanh nghiệp 2005, ĐHĐCĐ chỉ bao gồm ĐHĐCĐ thường nhiên và ĐHĐCĐ bất thường (Điều 97.1), không thấy Luật nói đến ĐHĐCĐ thành lập công ty. Luật DN chỉ điều chỉnh về tổ chức, quản lý CTCP từ sau khi có Giấy CNĐKKD, còn quá trình trước khi thành lập công ty, các cổ đông sáng lập có trách nhiệm làm những việc cần thiết để đăng ký kinh doanh, do đó trong Luật DN không quy định về vấn đề Đại hội đồng cổ đông thành lập công ty.

Chức năng và thành phần: ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định (cơ quan quyền lực) cao nhất của CTCP bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết (CĐPT và CPƯĐBQ). Các cổ đông ưu đãi khác không thuộc ĐHĐCĐ vì họ không có quyền biểu quyết như CPƯĐCT, CPƯĐHL…

Thẩm quyền của ĐHĐCĐ: Trong CTCP, ĐHĐCĐ được xem là cơ quan đại diện quyền lực của những người góp vốn, là nơi phản ánh tập trung nhất quyền lực của các cổ đông. Với ý nghĩa đó, ĐHĐCĐ có quyền quyết định hầu hết những vấn đề trọng đại của công ty. Chi tiết được quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng

khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các quy định chi tiết khi tổ chức ĐHĐCĐ được quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thông qua quyết định ĐHĐCĐ: Đại Hội Đồng Cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Quy định về tỷ lệ thông qua Quyết định ĐHĐCĐ được quy định trong Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hội đồng quản trị (HĐQT)

Chức năng của HĐQT: HĐQT là cơ quan quản lý công ty. Để thực hiện chức năng này HĐQT có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ (khoản 1 Điều 108).

Thành phần và cơ chế hoạt động: HĐQT bao gồm những con người (cá nhân) cụ thểđược ĐHĐCĐ bầu ra để thực hiện nhiệm vụ quản lý công ty.

Về số lượng: HĐQT có không ít hơn 3 thành viên và không quá 11 thành viên nếu Ðiều lệ công ty không có quy định khác. Ở Việt Nam, vấn đề này được quy định định cụ thểđối với công ty đại chúng tại Thông tư số 121/2012/TT-BTC.

Về nhiệm kỳ: Luật DN 2005 có quy định phân biệt rõ giữa nhiệm kỳ của HĐQT và nhiệm kỳ của thành viên HĐQT (Luật DN 1999 không quy định nhiệm kỳ của HĐQT màđể cho Điều lệ Công ty quy định). Theo đó, nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm, nhiệm kỳ của thành viên HĐQT không quá 5 năm, thành viên HĐQT có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện khung pháp lý về quản trị công ty đại chúng ở việt nam (Trang 35)