Chính sách phát triển ngành công nghiệp du lịch Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 70 - 72)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG

3.4.2. Chính sách phát triển ngành công nghiệp du lịch Trung Quốc

Bên cạnh lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nhờ có chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp du lịch của chính phủ Trung Quốc nên du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc đã ngày càng phát triển và đạt đƣợc những thành từ to lớn. Cho đến nay hầu hết các tài nguyên du lịch Trung Quốc đều đã đƣợc đƣa vào khai thác. Đồng thời, các loại hình dịch vụ du lịch ngày càng hoàn hảo đã làm cho thế giới biết đến các sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc của ngành công nghiệp du lịch Trung Quốc, tạo sức hấp dẫn với du khách quốc tế. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác tài nguyên du lịch đƣợc Trung Quốc đặc biệt chú trọng. Trung Quốc có chủ trƣơng tích cực lợi dụng nguồn vốn tƣ nhân và vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong ngành công nghiệp du lịch.

Một hƣớng đi đúng đắn của Trung Quốc là chính sách phát triển du lịch bền vững. Trung Quốc không chỉ chú trọng việc khai thác các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử phục vụ cho phát triển công nghiệp du lịch mà còn chú trọng đến công tác tôn tạo, tu sửa, giữ gìn các điểm du lịch, các di tích lịch sử, đền chùa, bảo tồn các lễ hội truyền thống, duy trì phát triển ngành nghề truyền thống, món ăn dân tộc. Đồng thời, có các chính sách đẩy mạnh giáo dục nhận thức cho ngƣời dân địa phƣơng tích cực gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống. Đây là những chính sách khiến tƣơng lai du lịch quốc tế đến của Trung Quốc có thể duy trì đƣợc tốc độ phát triển của mình.

Trung Quốc chú trọng hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch đƣợc tiến hành một cách chuyên nghiệp, có hệ thống và phát huy hiệu quả cao. Ngoài việc tuyên truyền chủ đề du lịch hằng năm, tích cực tổ chức các hội chợ triển lãm du lịch, lễ hội truyền thống hay hội chợ du lịch, Trung

Quốc còn phân chia thị trƣờng du khách quốc tế thành các đối tƣợng khác nhau, trên cơ sở đó có các biện pháp ngoại giao, tiếp thị khác nhau cho từng loại đối tƣợng.

Trung Quốc không những luôn chú ý đầu tƣ thích đáng để phát triển hệ thống trông tin, khách sạn, giao thông…sao cho có thể bắt kịp với sự phát triển của thế giới, thỏa mãn nhu cầu của du khách, mà ngành công nghiệp du lịch còn luôn chú ý đến ý kiến phản ánh của du khách đặc biệt là du khách quốc tế để có những chính sách điều chỉnh kịp thời.

Trung Quốc cũng có những chính sách rất linh hoạt trong việc khắc phục tình trạng thiếu nhân lực tạm thời trong ngành du lịch song song với chiến lƣợc phát triển nhân lực du lịch lâu dài. Một ví dụ điển hình là: tình trạng thiếu nhân lực có chuyên môn để phát triển du lịch Tây Tạng (tuyến du lịch thu hút nhiều sự chú ý của du khách quốc tế). Cục du lịch quốc gia Trung Quốc đã chỉ thị yêu cầu Cục du lịch của 23 tỉnh thành trên toàn quốc tuyển chọn từ hơn 80 công ty du lịch và các học viện, trƣờng đào tại du lịch gần 200 nhân viên hƣớng dẫn ƣu tú đến Tây Tạng làm việc nhằm giải quyết tạm thời. Mặt khác, không chỉ giải quyết tạm thời Trung Quốc còn tăng cƣờng dạy ngoại ngữ cho học sinh từ cấp tiểu học đến trung học ở Tây Tạng để từng bƣớc tạo cơ sở lâu dài bồi dƣỡng, phát triển nhân tài trong lĩnh vực du lịch ở Tây Tạng. Đồng thời ủy thác cho 2 trƣờng đại học liên tục trong vòng 5 năm mở các lớp chuyên về quản lý du lịch Tây Tạng.

Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến chất lƣợng đội ngũ quản lý và hƣớng dẫn viên du lịch. Trung Quốc đã xây dƣợng bốn trung tâm đào tại bồi dƣỡng nhân lực du lịch lớn cấp quốc gia do Cục du lịch quốc gia tổ chức, chỉ đạo: Trung tâm đào tạo bồi dƣỡng lãnh đạo, quản lý du lịch các tỉnh thành; Trung tâm đào tạo bồi dƣỡng giám đốc khách sạn; Trung tâm đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ lữ hành và Trung tâm đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch

nhằm giải quyết tạm thời tình trạng thiếu cán bộ chất lƣợng cao trong ngành công nghiệp du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)