Chính sách phát triển ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 66 - 67)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG

3.2.2. Chính sách phát triển ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc cho phép các nhà sản xuất phim độc lập sản xuất và phân phối phim mà không cần có sự tham gia của các xƣởng phim thuộc sở hữu công. Vào năm 2003, phần lớn các phim đều đƣợc sản xuất bởi các xƣởng phim có nguồn vốn của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, sau khi có chính sách mở của chính phủ Trung Quốc, số lƣợng phim của các công ty tƣ nhân nhanh chóng tăng lên trong nhiều năm gần đây, góp phần tăng số lƣợng phim và doanh thu ngành công nghiệp điện ảnh.

Nhƣ là một trƣờng hợp thành công trong việc kết hợp văn hóa với bất động sản, trung tâm Wanda Plaza đƣợc thành lập bao gồm nhiều chức năng nhƣ: mua sắm, ăn uống, văn hóa, giải trí,… Tập đoàn Wanda đã mua nhà hát AMC với mức đầu tƣ 2,6 tỷ USD vào năm 2012, xây dựng xƣởng làm phim Qingdao, nơi sản xuất phim và công nghiệp truyền hình lớn nhất với mức đầu tƣ 50 tỷ Nhân dân tệ.

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015), Trung Quốc đã đề ra mục tiêu lắp đặt 50,000 màn chiếu cho vùng nông thôn, nâng tỷ lệ ngƣời dân đƣợc tiếp xúc với truyền hình lên 99% dân số. Điều này cho thấy sự quan tâm phát triển công nghiệp điện ảnh của chính phủ Trung Quốc. Trong kế hoạch này, chính phủ Trung Quốc đã chỉ rõ rằng sự phát triển của công nghiệp và sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa là yếu tố sống còn của sự ổn định nền kinh tế quốc dân; đặc biệt, cần phải xây dựng thêm các rạp chiếu phim tại các thành phố nhỏ và vừa phía Tây để tăng cƣờng sự ảnh hƣởng và sức cạnh tranh của quốc gia.

Trung Quốc hiện đã có Ban quản lý quỹ phát triển công nghiệp điện ảnh quốc gia. Ban quản lý này trong năm 2012 cũng đã đƣa ra những chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp điện ảnh bao gồm: hỗ trợ kinh phí sản xuất các phim có ứng dụng công nghệ cao; chính sách hoàn tiền cho các nhà hát, rạp chiếu phim mới phát triển; hỗ trợ kinh phí thiết lập các hệ thống ứng dụng kĩ thuật số.

Trung Quốc luôn có những chính sách mới về kí kết thỏa thuận với các quốc gia có nền điện ảnh phát triển nhƣ Mĩ trong việc cho phép một số phim ngoại có nội dung, công nghệ đặc biệt đƣợc nhập khẩu vào Trung Quốc. Chính sách này cũng đã tạo ra đƣợc những thành công nhất định trong việc tăng doanh thu tại các rạp chiếu phim Trung Quốc.

Bên cạnh đó, để kích thích phát triển điện ảnh trong nƣớc, Trung Quốc cũng đã ban hành một số chính sách hỗ trợ các phim sản xuất trong nƣớc. Ví dụ nhƣ chính sách về việc tăng các quỹ khuyến khích các rạp chiếu phim công chiếu phim Trung Quốc. Trung Quốc cũng có chính sách kết hợp với Đài Loan, Hồng Kông trong việc sản xuất phim nhằm phát triển hợp tác sản xuất phim tiếng Trung.

3.3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÕ CHƠI ĐIỆN TỬ TRUNG QUỐC NGHIỆP TRÕ CHƠI ĐIỆN TỬ TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)